Người cổ đại đã biết bay và di chuyển đồ vật từ xa?
Có một số tư liệu cho thấy người cổ đại đã biết đến những khả năng này.
Ở nhiều nơi trên thế giới có các tảng cự thạch khổng lồ với kích thước lớn đến nỗi thậm chí không thể nâng nhấc bằng bất kỳ loại cần cẩu nào trong thời đại kỹ thuật phát triển ngày nay.
Xã hội hiện đại vẫn luôn tự hào về những thành quả khoa học và kỹ thuật của nó, nhưng rốt cục nó vẫn buộc phải thừa nhận rằng tổ tiên chúng ta đã nắm giữ vốn kiến thức độc đáo vượt quá tầm hiểu biết của khoa học hiện đại. Điều này làm dấy lên câu hỏi: “Phải chăng con người cổ đại đã biết bay và di chuyển đồ vật từ xa?”
Liệu khả năng dịch chuyển đồ vật từ xa có thể giải thích cho cách thức di chuyển những tảng cự thạch vào thời tiền sử? Đối với một số người điều này này nghe có vẻ ngớ ngẩn; nhưng các cuộc nghiên cứu về văn minh cổ đại đã cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy con người cổ đại rất thông minh và trong một số trường hợp, khoa học hiện đại thậm chí còn phải chạy đuổi theo nền khoa học kỹ thuật cổ đại.
Ảnh minh họa.
Tầm quan trọng của công nghệ phản trọng lực
Như chúng ta đã biết, năng lượng mạnh mẽ nhất khoa học có thể nhận thức được là nguồn năng lượng tồn trữ trong nguyên tử. Dựa trên hiểu biết hiện nay của chúng ta, năng lượng nguyên tử mạnh hơn lực điện từ gấp 100 lần. Và, lực điện từ lại mạnh hơn lực hấp dẫn (trọng lực) hàng nghìn triệu triệu lần (10^15).
Thật đáng buồn khi lực hấp dẫn, một loại lực yếu nhất nhì như vậy, lại nằm trong top những loại lực khó làm chủ nhất, cũng chỉ vì chúng ta biết quá ít về nó.
Nếu tìm ra được một cách thức làm chủ lực hấp dẫn, thế giới chúng ta đang sống sẽ thay đổi đáng kể và phương thức sinh sống sẽ được chuyển biến toàn diện. Khi các vật thể không còn trọng lượng, những ngôi nhà sẽ trôi lơ lửng tới lui trong không khí và con người có thể bay lượn như chim. Điều này cũng sẽ tiết kiệm hàng tỷ đô-la ngân sách cho các cơ quan không gian một khi công nghệ phản trọng lực ra đời.
Nhưng trước hết, chúng ta hãy tạm gác vấn đề của thế giới hiện đại sang một bên và quay lại thời quá khứ.
Phải chăng những khối đá cổ đại khổng lồ đã được dịch chuyển bằng “công nghệ phản trọng lực”?
Ở thị trấn Baalbek thuộc Li-băng, có một tảng cự thạch được bỏ lại trong một mỏ đá tại khu vực Baalbeck. Tảng cự thạch khổng lồ này dài 22,1 m, rộng 4,8 m và cao 4,2 mét. Kích cỡ của nó vượt xa những khối đá lớn thông thường; các cây cần cẩu hiện đại không thể nâng nhấc được nó.
Trên thực tế, cần đến 40.000 người mới có thể di chuyển khối đá này. Vậy làm thế nào con người cổ đại di chuyển được nó?
Các thư tịch của người Assyria và phiến đất sét của người Babylon cổ đại tiết lộ các tư tế người Babylon biết di chuyển đồ vật bằng âm thanh
Có thể chìa khóa giải mã bí ẩn cổ đại này nằm trong cuốn sách “Ma thuật của người Chaldean” (Chaldean Magic) của tác giả Francois Lenormant.
Cuốn sách ghi chép những nghi thức ma thuật, hệ thống tôn giáo và truyền thuyết của người Chaldean tại vương quốc Assyria cổ đại. Trong cuốn sách, tác giả Lenormant tuyên bố rằng các tư tế Babylon đã sử dụng âm thanh để nâng nhấc các khối đá lớn. Nếu dùng sức bình thường thì cả nghìn người cũng không thể nâng được chúng.
Khả năng di chuyển đồ vật bằng âm thanh được ghi chú trên phiến đất sét của người Babylon
Trên thế giới có nhiều bản thảo và tư liệu tôn giáo đề cập đến tác động của sóng âm đối với các bức tường cổ. Lấy ví dụ, bản thảo của người Coptic đề cập đến việc nâng nhấc những khối đá kim tự tháp bằng thanh âm tụng kinh.
Tuy nhiên, vì khoa học hiện đại chưa thể tìm ra được mối liên hệ giữa âm thanh và trạng thái không trọng lực, nên các câu chuyện này đã bị coi như những điều tưởng tượng thuần túy của cổ nhân. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa biết làm cách nào người cổ đại vận chuyển được các khối đá này. Đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận rằng con người cổ đại biết nhiều hơn về các loại lực mạnh mẽ của Vũ trụ so với chúng ta hiện nay.
Pháp sư Simon – triết gia cổ đại lơ lửng trên không trung
Không chỉ đồ vật mới có thể bay lên không trung. Từ thời xưa đã có nhiều câu chuyện về những người có thể làm điều tương tự. Một trong số đó là Pháp sư Simon, một triết gia từ thế kỷ 1 SCN.
Các tu sĩ không thể giải thích khả năng bí ẩn này dựa trên bất kỳ loại lực nào đã được biết đến. Họ chỉ đơn giản nói rằng “Linh hồn của không khí” đã giúp Simon bay lên không trung. Tuy không thể giải thích được nguồn gốc sức mạnh của Simon, nhưng năng lực bay vẫn được các nhà sử học Cơ Đốc giáo ghi nhận trong trường hợp này. Người ta cho rằng ông còn có thể “khiến các bức tượng trở nên vô trọng lực và lướt đi trong không khí”. Một điểm đáng chú ý là Giáo hội Công giáo đã lên danh sách khoảng 200 vị thánh có khả năng làm chủ được trọng lực như vậy.
Liệu năng lực bay và phản trọng lực có thật sự tồn tại?
Năng lực bay không phải điều gì chỉ nằm trong trí tưởng tượng của con người cổ đại. Vì ngay trong thế kỷ 21 này, trên thế giới đã ghi nhận được nhiều trường hợp bay lên không trung, dưới các hình thức khác nhau. Có thể lấy một số thí dụ như sau:
1) Ảo thuật gia David Cooperfield
Màn trình diễn kinh điển quá tinh xảo in dấu danh tiếng David Copperfield đã làm kinh ngạc hàng tỷ người. Tiết mục được diễn ra trong khung cảnh đầy thơ mộng, ông giơ tay ra và bắt đầu bay vào không trung. Trông nét mặt ông không có chút gì lo lắng mà trái lại còn rất thư thái và nhẹ nhàng.
Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được chút sơ hở nào trong tiết mục này. Nhiều người nói đó là ma thuật, nhưng thực sự ông ấy đã bay lên trong sự kinh ngạc của mọi người.
Không chỉ là bay lên, mà David Corpperfield còn nổi tiếng với nhiều màn trình diễn độc nhất vô nhị khác, trong đó phải nói đến việc đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành trong sự chứng kiến và giám sát của rất nhiều người.
2) Ảo thuật gia Dynamo
Nhờ một vị khán giả đường phố chụp ảnh hộ, nhà ảo thuật Dynamo nhanh chóng chen lấn vào giữa đám đông đang xuất hiện dưới chân tượng Chúa dang tay. Ngay lúc này, Dynamo dang tay ra và bay lên không trung trước sự kinh ngạc của đám đông.
Vì Dynamo bay lên giữa đám đông, nên rất khó để anh có thể gắn dây rợ hay sử dụng công cụ hỗ trợ nào.
Một nhà thám hiểm người Anh tên là Dan White cũng đã chứng kiến một nhà sư Tây Tạng bay lên khỏi mặt đất. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.
Bạn nghĩ sao về các luận cứ được trình bày ở trên. Chúng ta hẳn đã có đầy đủ lý do để nghiêm túc nhìn nhận các trường hợp bay thời cổ đại và cố gắng hiểu thêm về vốn kiến thức uyên thâm của tổ tiên chúng ta.
Theo VnTinnhanh
Đoạn Vạn Lý Trường Thành "mất tích" đã lộ diện
Nhờ hạn hán, đoạn Vạn Lý Trường thành vốn chìm trong hồ Panjiakou đã nổi lên cho phép du khách tham quan thay vì phải lặn dưới nước.
Sau 40 năm ngập trong nước, đoạn tường thành thuộc kỳ quan Vạn Lý Trường Thành tại Panjiakou của tỉnh Hà Bắc nước này đã lộ diện.
Hồ chứa lớn này được xây dựng từ năm 1978 để cung cấp nước cho thành phố Thiên Tân và Đường Sơn ở phía nam. Tuy nhiên, trước khi con đập được tạo ra thì hồ nước đã hình thành. Một đoạn lớn của Vạn Lý Trường Thành chạy quanh các đồi gần đó đã cua qua Panjiakou. Mỗi lần nước rút, một phần nhỏ của đoạn tường thành này nhô cao thành hòn đảo nhỏ giữa hồ, biến nó thành điểm du lịch nổi tiếng.
Đoạn tường thành dấu mình dưới nước nổi lên như đảo giữa hồ khi nước rút.
Nhưng do sự phát triển nông nghiệp và hoạt động công nghiệp những năm gần đây khiến mực nước hồ giảm hơn nhiều so với thường lệ. Nhờ vậy, các phần bị mất của bức tường đã lộ ra rõ ràng hơn.
Thông tin từ đài địa phương cho thấy công trình với phần gạch xây tường và phần tháp canh vẫn còn nguyên vẹn. Cấu trúc này được xây dựng suốt triều đại nhà Minh cách đây hơn 500 năm như là một phần của bức tường phòng thủ lớn Trung Quốc. Đoạn tường này chạy giữa pháo đài xây ở Panjiakou và pháo đài ở Tây Phong. Nó đóng vai trò như cầu nối giữa vùng biên giới phía bắc và đông bắc.
Tuy nhiên, khi đập nước Panjiakou được xây cao đến 353 feet (107m) vào năm 1975, nó đã biến cả vùng ngập dưới 644.510 triệu gallon nước. Cả thị trấn Panjiakou bị bao phủ dưới 164 feet (50m) nước. Do vậy, đoạn tường thành cũng ẩn sâu trong làn nước. Chính vì thế nó được gọi là "Vạn Lý Trường Thành dưới nước" hoặc "Vạn Lý Trường Thành mất tích".
Theo Men's Jounal, trong khi hàng chục ngàn người chen chúc dọc theo phần phổ biến nhất của Vạn Lý Trường Thành trong mùa du lịch cao điểm thì đoạn tường thành thuộc Panjiakou chỉ là nơi ghé qua của khoảng 50 du khách/năm. Do vậy, quang cảnh cũng hoang sơ hơn với đường đi ngập cây cỏ. Muốn ngắm Vạn Lý Trường Thành dưới nước, du khách phải biết lặn để được trải nghiệm.
Các quan chức địa phương cho biết dù đoạn tường thành đang nổi lên nhưng họ sẽ không can thiệp gì. Khi hạn hán ở Hà Bắc kết thúc, tường sẽ lại như xưa, chìm trong biển nước một lần nữa.
Tạ Ban
Theo Khám phá
Hé lộ sự thật "kinh thiên động địa" về hoàng đế Ai Cập Nghiên cứu của các chuyên gia hé lộ sự thật gây sốc rằng các ông hoàng Ai Cập thực hiện nghi thức thủ dâm ở sông Nile. Theo quan niệm của người Ai Cập thời cổ đại, nghi thức này giúp mùa màng bội thu. Trong thời gian trị vì, các ông hoàng Ai Cập thực hiện nhiều nghi thức, nghi lễ hoàng...