Người chuyển giới quan hệ như thế nào?
Người chuyển giới chính là những người nam giới được phẫu thuật để trở thành phụ nữ hoặc ngược lại.
Những người chuyển từ giới tính nam sang giới tính nữ thì họ được phẫu thuật vùng kín và tạo ngực, khi hoàn thành các cuộc phẫu thuật thì họ sẽ trở thành một người phụ nữ. Và khi họ đã trở thành phụ nữ thì họ rất muốn cùng người mình yêu thương có đời sống vợ chồng bình thường và hạnh phúc.
Vậy những người này có thể có đời sống vợ chồng bình thường hay không?
Đầu tiên, chúng ta cùng đi tìm hiểu rốt cuộc phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ là gì: Phẫu thuật chuyển giới gồm hai bước, thứ nhất là bỏ đi cơ quan sinh dục của nam, bước thứ 2 là cấy ghép thêm cơ quan sinh dục nữ. Khi ca phẫu thuật bắt đầu, trước tiên là phải nối ống niệu đạo nhân tạo vào với ống niệu đạo trong cơ quan sinh dục của nam, tiếp đó là rạch phần thịt phía ngoài để rồi cắt đi ống tinh và cơ quan sinh dục ở nam.
Sau khi cắt bỏ cơ quan sinh dục thì đặt ống niệu đạo vào lớp da nhân tạo đã được làm sẵn, rồi khâu chúng lại. Mặc dù, cơ quan sinh dục mà được phẫu thuật không khác gì so với cơ quan sinh dục thật sự, nhưng vì đây chỉ là nhân tạo nên không thể mang thai.
Âm đạo của người chuyển giới chính là dùng lớp da ngoài dương vật tạo nên, bên trong lớp da đó có chứa một số dây thần kinh, vì vậy khi họ quan hệ thường rất nhạy cảm và đôi chút bất tiện. So với cơ quan sinh dục của nữ, thì cơ quan sinh dục sau khi phẫu thuật này không có tử cung vì vậy âm đạo cũng không thể tiết ra các chất nhờn khi “quan hệ”, và cũng không thể nào có kinh nguyệt.
Nếu muốn có thai thì họ phải cấy ghép tử cung, tuy nhiên cho đến nay chưa có ca nào thành công. Ngoài trừ việc chất nhờn không tiết ra khi “quan hệ”, những sinh hoạt vợ chồng còn lại thì bình thường.
Nói chung, một người sau khi phẫu thuật chuyển giới sẽ trở thành một người phụ nữ hoàn chỉnh về sinh lý, và điều đó cỏ thể giúp họ và người họ yêu thương có đời sống “quan hệ” bình thường
Theo AloBacsi
Thật giả giới tính đằng sau nhiễm sắc thể X, Y, SRY
Tại sao có những người "bóng" mặc dù hình hài nam giới. Tại sao có những phụ nữ xương to, tính tình giống đàn ông? Tại sao có gay và lesbian?
Phải chăng có sự sai sót ngay từ trong bào thai mà chúng ta chưa biết? Phải chăng khi mang thai người mẹ sử dụng thuốc, hóa chất gây đột biến cho thai nhi?
Video đang HOT
Theo TS Lê Thúy Tươi, trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta đều có 46 nhiễm sắc thể, tức là 23 cặp. Trong 23 cặp có bản sao y hệt, một nửa lấy từ mẹ, nửa kia lấy từ bố. Bởi thế xét nghiệm AND sẽ cho biết chính xác "bố thật" hay "ông hàng xóm". Nếu XX thì bào thai là trẻ gái, còn bào thai bé trai là XY và phải thêm một gene nhỏ khác nữa mới hoàn chỉnh.
Giới tính nam được quyết định như thế nào?
Trong 23 cặp nhiễm sắc thể có tới 22 cặp XY nhưng phải có một cặp XY có cấu trúc đặc biệt hơn, quyết định giới tính gọi là "Y nhỏ" - khi xuất hiện "Y nhỏ" thì bào thai mới thật là bé trai.
"Y nhỏ" chứa đoạn gene có tên là SRY (Small rear Y), chỉ có một nhưng cực kỳ quan trọng bởi nó là gene quyết định đứa trẻ là giống đực.
SRY xuất hiện khi nào?
Sự thụ tinh đã tạo ra một mầm sống mới có tên gọi ban đầu là "hợp tử" (hai phần tử sống hợp thành). Vừa giao hòa xong là chúng bắt đầu phân chia và di chuyển nhịp nhàng bằng những cử động như làn sóng êm dịu của loa vòi trứng, từ từ "đẩy" hợp tử đến với tử cung. Thời gian "đi" của hợp tử là 7 ngày đêm và khi tới tử cung thì sự phân chia đã thành một khối gọi là "phôi dâu" (merula). Lúc này niêm mạc tử cung đang dày lên để chuẩn bị đón phôi đến. Phôi rơi vào nơi nào, niêm mạc nơi ấy sẽ dày lên "ôm" trọn lấy phôi. Đó là quá trình "làm tổ" và lớn lên.
Vào giữa tuần thứ 5 và thứ 6 của phôi thì gene SRY xuất hiện. Nó khởi động một loạt quá trình phức tạp: những tế bào nguyên thủy của tinh hoàn, dương vật xuất hiện. Testosterone từ tinh hoàn tiết ra làm biệt hóa phôi thành bé trai.
Nếu vào thời điểm đó gene SRY không xuất hiện?
Nếu gene SRY không hoạt động vào thời điểm này thì em bé với những nhiễm sắc thể XY lại phát triển bộ phận sinh dục theo hướng "cái" nhưng không có buồng trứng (bởi thiếu nhiễm sắc thể X). Khi dậy thì cô gái có thân hình vạm vỡ như con trai, tăng trưởng chiều cao (nhiễm sắc thể Y có gen tăng trưởng chiều cao).
Trẻ sẽ giống con gái nhưng không phải con gái. Không có bộ phận sinh dục nên khi sinh ra cha mẹ vẫn đặt tên, cho mặc quần áo con gái. Khi lớn lên "cô gái" này không có kinh. Trường hợp này gọi là "lại giới". Đến tuổi dậy thì siêu âm không thấy buồng trứng, tính khí mạnh mẽ, ăn to, nói lớn, hung hăng như con trai. Chẩn đoán xác nghiệm bằng xét nghiệm gene.
Có khi nào những "bé gái" này có tinh hoàn?
Nếu em bé XY có SRY xuất hiện đúng thời điểm, vẫn có tinh hoàn xuất hiện và sản xuất testosterone. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bào thai không đáp ứng với testosterone để biệt hóa thành bé trai 100%. Vậy là bé vẫn bị xếp thành "con gái" nhưng lại có hai tinh hoàn nằm chơi trong bụng.
Sự hình thành bé gái xuất hiện khi nào?
Sự biệt hóa sinh dục của bé gái chậm hơn bé trai, vào khoảng tuần thứ 7 đến tuần thứ 11 mới có sự xuất hiện những tế bào mầm của buồng trứng, tử cung. Progesterone của buồng trứng sẽ giúp biệt hóa cơ quan sinh dục nữ.
Nếu bé gái có cấu trúc XXY?
Y học gọi đó là hội chứng Klinefelter. Khi đã có nhiễm sắc thể Y thì lại có sự hình thành 2 tinh hoàn. Vì "vướng" 2 nhiễm sắc thể XX nên sự hình thành của testosterone kém. Khi trưởng thành vẫn là con trai nhưng cơ bắp mềm mại, giọng nói êm dịu, vóc dáng tròn trĩnh, vú hơi to. Hai tinh hoàn phát triển kém nên đối tượng này nếu lấy vợ cũng sẽ vô sinh.
Dư thừa nhiễm sắc thể gây ra rắc rối về giới tính
Nếu dư thừa nhiễm sắc thể X sẽ phiền toái hơn. Nhiễm sắc thể X thừa dẫn đến nhiều trục trặc bởi cấu trúc phức tạp của nó. Trên nhiễm sắc thể X có tới trên 200 vị trí, vị trí nào bị trục trặc cũng gây bệnh. Nhiễm sắc thể Y ít phức tạp hơn.
Đồng tính ái (homosexual) là do dị thường về di truyền?
Nhiều nhà khoa học trên thế giới đã đi tìm theo hướng này nhưng chưa có kết quả. Giả thuyết cho rằng có mối liên quan giữa đồng tính ái và nhiễm sắc thể X vẫn chưa được xác nhận.
Cách gì phòng ngừa những trục trặc?
Không dùng thuốc, không đưa vào cơ thể các loại hóa chất trước và trong khi mang thai là điều chúng ta có thể phòng được. Sự biệt hóa của bào thai diễn ra ngay khi bạn mang thai, vậy mà nhiều bạn cứ vô tư ăn những thực phẩm được ướp các loại hóa chất không cho phép, có bạn sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Có bạn đang uống thuốc ngừa thai (chứa ít estrogen và progesterone) vừa ngưng là có thai liền. Nếu bào thai là bé trai thì một lượng progesterone trong máu chưa thải hết đã tạo ra trục trặc cho quá trình biệt hóa theo hướng "đực". Một số bác sĩ chẩn đoán là "bướu cổ" và chỉ định cho dùng Thyroxin (hoóc môn tuyến giáp trạng), đang uống Thyroxin lại có thai cũng gây ra những rối loạn trong quá trình biệt hóa sinh dục.
Theo alobacsi
Ăn nhiều phô mai ảnh hưởng chất lượng tinh trùng Một nghiên cứu mới tại Mỹ cho thấy nam giới ăn hơn ba miếng phô mai mỗi ngày có chất lượng tinh trùng kém hơn những người ăn ít loại thực phẩm này, theo ANI. Hoócmon nữ có trong sữa bò có thể ảnh hưởng chất lượng tinh trùng - Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học tại Trường Y thuộc Đại học Havard...