Người chơi loa hệ nghèo: Nếu có 500k mua loa mini chơi Tết, chọn LG XBoom Go PN1 hay Sony XB01?
Người chơi loa hệ nghèo khó, chọn LG XBoom Go PN1 giá sale còn 300k hay Sony XB01 giá 500k?
Ngoài tai nghe không dây ra, những chiếc loa di động trước giờ vẫn là vật bất ly thân của nhiều người. Món này có thể không dùng nhiều nhưng lại cực kì hữu ích vì vừa dùng ở nhà, vừa mang đi chơi được.
Tết này nếu chưa có loa mới mà nhu cầu ít thôi, chỉ khoảng 500.000 đồng, bạn vẫn có thể chọn cho mình một chiếc loa di động nhỏ xinh, ví dụ như LG XBoom Go PN1 hay Sony SRS XB01 chẳng hạn.
Chiếc loa của LG vừa mới ra mắt xong nhưng hiện đang được hãng giảm giá cực mạnh chỉ còn khoảng 300.000đ trên mạng (giá gốc 690.000đ). Còn sản phẩm của Sony thì bán lâu rồi, giá gốc 790.000đ nhưng giờ nhiều nơi cũng giảm còn khoảng 400.000 – 500.000đ.
Thiết kế: Mỗi loa 1 vẻ, nhưng 10 phân chưa vẹn 10
LG XBoom Go PN1 có kích thước khá lớn so với driver 1.5inch bên trong (gần tương đương JBL Go 3), trong khi XB01 của Sony thì nhỏ gọn và nhẹ hơn khá nhiều dù kích thước driver tương đương. Cách thiết kế của Sony trông cũng lạ hơn, lại có nhiều màu để lựa chọn, còn PN1 thì chỉ có 1 màu xanh tím than.
Sony XB01 và LG XBoom Go PN1.
Bù lại, chất liệu và chất lượng gia công của PN1 đều khá hơn loa của Sony làm bằng nhựa cứng và cao su. Cảm giác cầm lên thấy sang và đáng tiền, còn loa của Sony thì chỉ đẹp hơn khi lên ảnh thôi.
LG XBoom Go PN1 có chất liệu vỏ cho cảm giác “sang xịn mịn” hơn hẳn Sony XB01.
Video đang HOT
Vì móc treo của PN1 cứng và kém linh động nên mình đã tháo hẳn ra khỏi loa cho gọn gàng.
Tính năng: Gần như tương đồng, PN1 có lợi thế đặc biệt
Cả hai mẫu loa đều tích hợp 1 driver toàn dài cỡ 1.5 inch và loa trầm thụ động. Khác biệt là loa trầm của PN1 nằm ở mặt trước, còn của Sony là ở mặt sau. Lớp vỏ bên ngoài đều đạt chuẩn chống nước IPX5, tức là vẫn dùng ổn nếu lỡ bị bắn nước lên hoặc dùng dưới trời mưa (không nhúng xuống nước được).
Tính năng cơ bản của cả 2 loa gần như là tương đồng. Giá gốc cũng chỉ chênh nhau 100.000đ, nhưng giá sale lại một trời một vực.
Hai loa đều có công suất 3W, có micro để gọi thoại rảnh tay, thiết kế móc treo tiện lợi và kèm cổng vào aux 3.5mm mà giờ đã bị bỏ quên trên hầu hết các dòng loa bluetooth mới. Hai điểm khác biệt nhỏ là PN1 dùng Bluetooth 5.0 với cổng sạc USB-C hiện đại, còn XB01 thì vẫn là Bluetooth 4.2 và chân cắm microUSB cũ kĩ.
PN1 dùng cổng sạc USB-C tiện lợi, hợp thời hơn XB01.
Ngoài ra, dù là dòng loa giá rẻ nhất nhưng PN1 vẫn được LG trang bị tính năng ghép đôi vs loa dùng loại khác để tạo hệ thống stereo. Trong khi đó, Sony lại chỉ tích hợp tính năng này vào dòng cao cấp hơn là XB10 và XB12 trở lên, còn em út XB01 thì bị bỏ qua.
Chất lượng âm thanh: Sony khá “mượt”, nhưng còn thua LG một bậc
Kiểu chất âm của XB01 có thể nói là “V-shape ngược”, tập trung chính vào dải mid, nhất là khi bật âm lượng nhỏ đến trung bình. Trong khi đó PN1 thì tỏ ra cân bằng hơn ở mọi khoảng âm lượng. Vì thế, XB01 có lợi thế khi nghe nhạc trữ tình, nhạc nhẹ khi giọng hát được tôn lên, nghe êm và ngọt, còn PN1 thì cân được nhiều thể loại hơn, dù nếu mở nhạc điện tử thì vẫn chưa “phê” được như các mẫu của JBL.
XB01 chỉ hợp nghe nhạc nhẹ, trữ tình vì giọng hát thể hiện rất mượt mà, nhưng PN1 thì cân đối hơn, hợp với nhiều thể loại nhạc hơn.
Điểm trừ lớn của Sony XB01 có lẽ ở âm lượng nhỏ hơn hẳn kì vọng, chỉ bằng khoảng 80 – 90% so với PN1 dù cùng công suất. Ở mức âm lượng dưới 70%, âm bass trên XB01 cũng rất mờ nhạt, thậm chí là “lẹt phẹt”, bắt buộc phải mở to hẳn thì nghe mới cân đối.
Pin: Sony ăn điểm, nhưng cách biệt không nhiều
Ở mức âm lượng 50%, loa của Sony có thể nghe được 6 tiếng liên tiếp, còn với LG thì là 5 tiếng. Nếu ở max âm lượng, XB01 cũng dùng được lâu hơn một chút nhưng không đáng kể. Thời gian sạc của cả 2 đều rất lâu, khoảng 3 – 4 tiếng mới đầy.
Vậy nên chọn dòng loa nào?
Bạn sẽ chọn chất âm cân bằng của LG XBoom Go PN1 hay thiết kế siêu gọn nhẹ, tiện lợi của Sony XB01?
So sánh sòng phẳng thì rõ ràng là LG XBoom Go PN1 “ăn điểm” ở hầu hết hạng mục, cộng thêm mức giá đang được LG “sale khô máu” trên mạng thì rõ ràng đây là lựa chọn không hề tồi. Dù vậy, nếu vẫn thích thương hiệu và chất âm của Sony thì bạn có thể cân nhắc XB01, hoặc chi thêm vài trăm nghìn nữa tìm mua XB10 hoặc XB12, giá cao hơn thật nhưng chất lượng chắc chắn vượt xa PN1.
Ngoài ra, còn một số model mới đáng chú ý khác ở phân khúc dưới 1 triệu là JBL Go 3 (990.000đ), LG XBoom Go PL2 (690.000đ – giá sale). Hoặc nếu cần giá rẻ hơn nữa thì có JBL Go 2 (khoảng 500.000đ) hay Xiaomi Squarebox (khoảng 400.000đ) và Xiaomi Outdoor Speaker 2019 (khoảng 600.000đ).
JBL Go 3 - loa di động chống nước giá 1 triệu đồng
Go 3 thay đổi thiết kế hoàn toàn so với thế hệ trước và nâng cấp khả năng kháng nước, trang bị thêm cổng USB C.
Loa JBL Go 3 được làm bo tròn nhiều hơn thay vì vuông vức như thế hệ trước. Loa được bao bọc bởi lớp vải lưới với 8 màu khác nhau.
Về kích thước và trọng lượng, JBL Go 3 nhỉnh hơn Go 2. Loa có thêm móc đeo, giúp người dùng dễ dàng móc vào balo, túi xách, thắt lưng... tăng tính di động của sản phẩm.
Không còn thiết kế vuông vắn như trước nên JBL trang bị đế cao su ở các mặt còn lại để đặt loa cố định trên mặt bàn chiều đứng và nằm. Ngoài ra, loa được nâng cấp khả năng kháng nước, từ IPX7 lên IP67, ngang ngửa các mẫu smartphone cao cấp.
Các nút bấm bằng cao su kích thước lớn nằm ngay trên thân loa, độ nẩy tốt và nhạy. JBL Go 3 sử dụng driver 1,5 inch công suất 4,1 Watt, lớn hơn so với JBL Go 2 3,1 Watt. Ngoài ra, JBL cũng tích hợp công nghệ Pro Sound tăng cường âm bass, dù kích thước loa nhỏ.
Go 3 được trang bị công nghệ Bluetooth 5.1, nhờ đó, tín hiệu truyền tải ổn định hơn. Model này hỗ trợ codec âm thanh A2DP1.3 và AVRCP 1.6. Trải nghiệm thực tế cho âm thanh toàn dải có độ chi tiết. Về phần bass, mặc dù đã cải thiện tốt hơn thế hệ trước, âm thanh vẫn chưa đủ mạnh.
Sản phẩm được nâng cấp cổng sạc lên USB C và thời lượng pin 5 giờ liên tục. Tuy nhiên, sản phẩm không có sạc nhanh nên thời gian sạc đầy pin lên đến 2,5 tiếng.
Tai nghe Sony hàng fake trên mạng bán chỉ 150k: Rõ là hàng giả mà vẫn đầy người mua, nhận cả trăm đánh giá 5 sao Chiếc tai nghe Sony dù rõ là hàng giả nhưng vẫn thu hút cả nghìn lượt mua từ nhiều shop khác nhau vì mức giá chỉ 150k. Tai nghe của Sony thì nhiều người thích và muốn mua thật, nhưng đến mức ham hố cả hàng giả như thế này thì quả thật "tai hại". Những chiếc tai nghe không dây chẳng biết...