“Người chị em” bí ẩn điều khiển Tổng thống Hàn Quốc
Tổng thống Hàn Quốc đang đứng trước nhiều rắc rối bởi mối liên hệ với người cố vấn bị cáo buộc là “thầy bói pháp sư”, mới bị phanh phui vì tham nhũng.
Người biểu tình Hàn quốc đeo mặt nạ tổng thống Park Geun Hye (phải) và Choi Soon Sil.
Theo New York Times, Choi Soon Sil chỉ là một công dân bình thường nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể đối với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye. Bà Choi được phép chỉnh sửa một số bài phát biểu quan trọng nhất của tổng thống.
Kênh truyền hình Hàn Quốc Chosun mới đây đăng tải đoạn video cho thấy nhiều trợ lý của tổng thống tỏ ra khúm núm khi bà Choi ra lệnh. Người phụ nữ này cũng nắm trước được lịch trình thăm nước ngoài của tổng thống.
Bà Choi cũng có ảnh hưởng trong vấn đề trang phục của tổng thống. Người phụ nữ giám sát việc thiết kế các trang phục của bà Park hoặc tư vấn cho tổng thống mặc màu gì để phù hợp trong mọt số sự kiện cụ thể.
Gia thế bí ẩn
Nhưng đối với đa số người dân Hàn Quốc, vấn đề thực sự nằm ở chuyện bà Choi là con gái của Choi Tae Min, nhân vật thần bí liên quan đến tôn giáo vốn có mối quan hệ nhiều đồn đoán với bà Park. Ông Choi Tae Min được cho là nhân vật thao túng hoạt động chính trị ở Hàn Quốc và con gái ông cũng có thể nắm vai trò tương tự.
Ông Choi Tae Min là người sáng lập giáo phái bí ẩn Church of Eternal Life (Giáo Hội của Cuộc sống Vĩnh hằng). Ông thiết lập mối quan hệ với bà Park – người kém ông 40 tuổi, ngay sau khi mẹ bà bị ám sát vào năm 1974.
Theo cơ quan tình báo Hàn Quốc, từ những năm 1970, ông Choi Tae Min bước đầu tiếp cận nữ tổng thống khi nói rằng mẹ bà xuất hiện trong giấc mơ của ông và yêu cầu ông giúp đỡ bà Park.
Bà Park đưa ra lời xin lỗi công khai hồi tuần trước.
Choi Tae Min là cựu sĩ quan cảnh sát, người theo đạo Phật và cải đạo theo Công giáo La Mã. Ông cũng sử dụng 7 cái tên khác nhau và kết hôn 6 lần cho đến khi qua đời vào năm 1994 ở tuổi 82. Trước khi qua đời, ông Choi Tae Min đóng vai trò cố vấn cho bà Park, giúp bà duy trì hoạt động của một nhóm tình nguyện ủng hộ chính phủ. Choi Soon Sil là một nhà lãnh đạo trẻ trong nhóm này.
Cơ quan tình báo của Hàn Quốc, gọi ông Choi là một “mục sư giả mạo”, lợi dụng mối quan hệ với Park Geun Hye để che giấu hành vi nhận hối lộ. Cha Tổng thống Hàn Quốc, ông Park Chung Hee, bị giám đốc KCIA (tên gọi cơ quan tình báo Hàn Quốc khi đó), Kim Jae Gyu ám sát vào năm 1979.
Tại tòa án, ông Kim nói một trong những lý do giết cha bà Park là do ông này không ngăn chặn những hành vi tham nhũng của Choi Tae Min và giúp con gái tránh xa khỏi nhân vật này.
Bà Park kể lại rằng cha bà từng đích thân hỏi bà và Choi Tae Min về những cáo buộc tham nhũng nhưng không tìm thấy sai phạm. Choi Tae Min cũng chưa bao giờ dính dáng đến những tội danh phi pháp.
Video đang HOT
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền thông năm 2007, Park Geun Hye nói Choi Tae Min là một người yêu nước và bày tỏ lòng biết ơn với ông này vì những lời khuyên và sự an ủi trong “thời điểm khó khăn”.
Năm 2007, theo một công điện ngoại giao được công bố qua WikiLeaks, Đại sứ quán Mỹ tại Seoul thông báo về những tin đồn cho rằng ông Choi “đã hoàn toàn kiểm soát bà Park trong quá trình trưởng thành và do đó con gái ông này đã tích lũy được khối tài sản khổng lồ”.
Choi Tae Min (phải) trong cuộc gặp với hai cha con ông Park Chung-hee và Park Geun Hye (giữa).
Nữ Tổng thống Hàn Quốc cũng từng phủ nhận tin đồn có con với Choi Tae Min. Bà Park cho đến nay chưa từng lập gia đình.
Can thiệp vào quyết định của tổng thống
Phát biểu trên sóng truyền hình quốc gia hôm 25.10, Park Geun Hye thừa nhận để bà Choi chỉnh sửa một số bài phát biểu quan trọng nhất. “Tôi gửi lời xin lỗi sâu sắc đến nhân dân”, bà Park nói, mô tả Choi Soon Sil là một người bạn cũ, đã luôn ở bên cạnh bà trong quãng thời gian đau buồn nhất sau khi cha và mẹ bị ám sát.
Hôm 26.10, công tố viên đã đột kích vào nhà bà Choi và một vài người khác, cũng như văn phòng của quỹ Mir và K-Sports do nhân vật này nắm quyền điều hành. Bà Choi bị cáo buộc lợi dụng mối quan hệ với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye để ép các doanh nghiệp ủng hộ 69 triệu USD cho các quỹ này.
Ban đầu, khi truyền thông Hàn Quốc cáo buộc bà Choi đã sửa đổi các bài phát biểu của bà Park, văn phòng chính phủ Hàn quốc bác bỏ câu chuyện này. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi sau khi kênh truyền hình JTBC đưa tin họ có trong tay một máy tính bảng từng được bà Choi sử dụng.
Các tập tin được phát hiện bao gồm bản thảo liên quan đến 44 bài phát biểu và báo cáo khác nhau của Tổng thống Hàn Quốc trong giai đoạn 2012-2014, từ khi bà Park còn chạy đua vào Nhà Xanh đến khi trở thành tổng thống. Qua các lần đăng nhập trên máy tính, người ta thấy bà Choi thường xuyên có trong tay những văn bản này trước khi bà Park phát biểu vài giờ hoặc vài ngày. Nhiều đoạn còn được đánh dấu đỏ.
Một trong những văn bản quan trọng này là bài phát biểu của bà Park tại Dresden, Đức năm 2014. Bài phát biểu được coi là một trong những chính sách quan trọng nhất, thể hiện tầm nhìn của nữ tổng thống về vấn đề thống nhất hai miền Triều Tiên. Hiện không rõ liệu bà Choi sửa đổi gì trong bài phát biểu này.
Choi Soon Sil trong bức ảnh chụp năm 2014.
Tổng thống Hàn Quốc từng nói rằng, bà Choi đưa ra những “quan điểm và suy nghĩ cá nhân” và hỗ trợ một số việc khác. Mối quan hệ gần gũi của bà Choi với tổng thống từ lâu đã bị nghi ngờ, khi những người thân cận của Choi làm việc trong chính quyền của bà Park.
Bà Choi và chồng cũ – người đứng đầu đội ngũ tham mưu cho Park Geun Hye khi còn là một nghị sĩ, từng bị buộc tội lạm dụng quyền lực để trục lợi. Bà Park coi những cáo buộc này là “vu khống” với mục đích “phá vỡ trật tự quốc gia”. Các cán bộ điều tra tham gia điều tra vụ việc kể trên đều bị sa thải. Nhưng không ai trong số này lên tiếng về vụ bê bối vừa qua.
Hiệu trưởng Đại học Nữ sinh Ewha Womans ở Seoul, đã từ chức giữa những cáo buộc cho rằng ngôi trường hàng đầu Hàn Quốc này đối xử tốt hơn đối với con gái bà Choi.
Nhật báo Hankyoreh dẫn lời một nhân viên từng phục vụ trong quỹ của bà Choi, Lee Seong Han cho biết, bản sao của các báo cáo được gửi cho tổng thống đều được mang đến cho bà Choi kiểm tra mỗi ngày.
Ông Lee tiết lộ bà Choi gọi Tổng thống Hàn Quốc là “chị”. Nhân vật bí ẩn này cũng sở hữu đội ngũ cố vấn riêng gồm các nhân vật từng can thiệp vào những quyết định quan trọng của chính phủ Hàn Quốc. Những quyết định này bao gồm việc bổ nhiệm các bộ trưởng, đóng cửa khu công nghiệp Kaesong sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên tháng 1.2016.
“Bà Choi có ảnh hưởng lớn trong việc khuyên tổng thống làm điều này hay điều kia”, tờ báo dẫn lời ông Lee cho biết. “Tổng thống chẳng thể tự quyết định được việc gì cả”. Văn phòng bà Park không bình luận về thông tin này.
Theo Đăng Nguyễn – New York Times (Dân Việt)
Bí ẩn "xác ướp la hét" trong hầm mộ hoàng tộc Ai Cập
Gương mặt xác ướp méo mó lộ rõ vẻ kinh hoàng, không giống với tín ngưỡng người Ai Cập cổ đại, đã thôi thúc các nhà khảo cổ tìm kiếm manh mối danh tính bí ẩn của người đã khuất.
Xác ướp lộ rõ vẻ mặt kinh hoàng khi chết.
Theo Ancient Origins, các nhà khảo cổ năm 1881 đã phát hiện 40 xác ướp xác ướp, trong một hang động kín ở Deir El Bahri, cách thủ đô Cairo 483 km về phía nam. Cuối căn hầm dốc đứng cao 14 m còn có một xác ướp không rõ danh tính, không được mai táng theo đúng phong tục.
Khi mở lớp vải quấn quanh xác ướp vào năm 1886, các nhà khảo cổ vô cùng kinh ngạc với nét mặt kinh hoàng của người chết giống như đang la hét. Người ta gọi đây là "Unknown man E" (Người đàn ông vô danh E) hoặc "xác ướp la hét". Xác ướp hiện vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng Cairo.
Ở thời điểm đó, các nhà nghiên cứu không chú ý đến xác ướp vô danh vì bị lu mờ bởi xác ướp pharaoh Ramses II, pharaoh Seti I, và pharaoh Thutmose III. "Đây là những tên tuổi lớn trong lịch sử Ai Cập cổ đại", nhà Ai Cập học Dylan Bickerstaffe, kiêm cố vấn viên của kênh National Geographic nói.
Tất cả 40 xác ướp đều được chuyển đến hang từ những kim tự tháp trong Thung lũng các vị vua. Các chuyên gia cho rằng vào cuối giai đoạn Ramesside (năm 1292 - 1069 trước Công nguyên), nạn cướp mộ trở thành vấn đề nghiêm trọng đe dọa xác ướp hoàng tộc. Do đó, những thầy tu cấp cao đã giấu hàng chục xác ướp ở một địa điểm hẻo lánh bí mật khác.
Mọi vật giá trị chôn cùng xác ướp đều được loại bỏ nhưng có một thứ mà tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại không cho phép che giấu, đó là tên của xác ướp.
Theo đó, một hài cốt không có tên gọi để nhận dạng không thể đến được thế giới bên kia. Vì lý do này, một số chuyên gia kết luận, "Người đàn ông vô danh E" đã bị chủ ý nguyền rủa để phải sống vĩnh viễn dưới địa ngục.
Bức tranh phác họa hình ảnh pharaoh Ramses III.
Hơn 100 năm sau, nhóm Ai Cập học cùng với kênh truyền hình National Geographic (thuộc sở hữu của Hội Địa lý Quốc gia Mỹ), tìm hiệu lại về trường hợp của "Người đàn ông vô danh E". Trước khi nghiên cứu, nhóm Ai Cập học đặt ra ba giả thuyết. Xác ướp vô danh thuộc về một người Ai Cập giữ chức thống đốc ở đâu đó trên đế chế Ai Cập rộng lớn.
Có thể xác ướp được an táng không đúng theo phong tục vì những người hầu vì một lý do nào đó mà không nghiên cứu kỹ cách thức ướp xác. Xác ướp vô danh bao bọc bởi lớp vôi sống và những mẩu da cừu, dê rải khắp thi thể.
Đối với người Ai Cập, cừu, dê là động vật dơ bẩn. Việc phủ da những loài vật này lên xác có thể khiến người đã khuất không thể sang thế giới bên kia. Ở nhiều nơi khác thời đó, da cừu, dê là vật phổ biến trong phong tục chôn cất vì chúng gần gũi với con người như làm quần áo, chăn đắp.
Cuối đoạn phim tài liệu, nhóm nghiên cứu bác bỏ giả thuyết này bởi xác "Người đàn ông vô danh E" nằm cùng những thành viên hoàng tộc trong khi không có dấu hiệu nhận dạng danh tính xác ướp này.
Giả thuyết thứ hai cho rằng, xác ướp vô danh là một hoàng tử ngoại quốc qua đời khi đang ở Ai Cập. Do xung đột giữa các vương quốc, xác vị hoàng tử này không được chuyển về quê hương. Do đó, người này được chôn tại Ai Cập. Tuy nhiên, giả thuyết này không giúp giải thích nơi chôn cất và chủ ý không lưu lại danh tính của những người mai táng.
Bản chụp cắt lớp vi tính phần hài cốt cho thấy, xác ướp vô danh chắc chắn là người Ai Cập. Phần hộp sọ thậm chí còn có nét đặc trưng của hoàng tộc Ai Cập như hình dáng, kích thước, phần hộp sọ từ trán đến sau đầu dài và vết lõm ở đỉnh hộp sọ.
Nhóm điều tra thiên về kết luận cho rằng, "Người đàn ông vô danh E" là thành viên hoàng tộc. Người này bị thất sủng trong giai đoạn pharaoh Ramses III qua đời. Xác ướp vô danh rất có thể là hoàng tử Pentewere, người con trai của pharaoh Ramses III bị buộc tội âm mưu giết cha.
"Có hai thế lực tác động lên việc hình thành nên xác ướp này: Một bên muốn loại bỏ dấu vết còn bên kia muốn gìn giữ phong tục truyền thống", nhà khảo cổ học Bob Brier đến từ Đại học Long Island ở New York (Mỹ) nói.
Xác ướp được đưa đi chụp cắt lớp vi tính.
Tài liệu ghi trên giấy cói nhắc đến một phiên tòa xét xử trong giai đoạn thế kỷ 12 trước Công nguyên. Theo đó, Tiye - vợ của vua Ramses III bị cáo buộc giết pharaoh để đưa con trai Pentewere lên ngôi. Tiye sau đó bị hành quyết.
Riêng hoàng tử Pentewere được phép tự sát bằng thuốc độc. Một số nhà nghiên cứu tin rằng Tiye bị thất sủng do pharaoh Ramses cưới người vợ mới trẻ đẹp hơn.
Ngôi mộ vô danh được suy đoán là cách trừng phạt vĩnh cửu dành cho kẻ phản nghịch. Dù đây chỉ là giả thuyết nhưng nhiều người tin rằng, xác ướp vô danh có người thân cận, muốn đảm bảo rằng ông được chôn cất sau khi chết.
Danh tính của xác ướp vô danh được quan tâm đặc biệt bởi vẻ mặt kinh hoàng khi chết. Tuy vậy, đa số các nhà Ai Cập học đều đồng ý nét mặt đáng sợ đó có thể là kết quả do người chết ngã đập đầu về phía sau.
Các nhà khảo cổ dự định tiến hành kiểm tra DNA để xác định mối quan hệ giữa "Người đàn ông vô danh E" và pharaoh Ramses III.
Theo Đăng Nguyễn - Ancient Origins (Dân Việt)
Bí mật điện thoại "nói chuyện với người chết" của Edison Chế tạo thiết bị có thể liên lạc với người đã khuất là xu hướng phổ biến với các nhà sáng chế trong những năm 1920 và thiên tài Thomas Edison không phải ngoại lệ. Phác họa hình ảnh nhà sáng chế thiên tài Thomas Edison. Theo Atlas Obscura, vài năm trước khi qua đời, nhà sáng chế thiên tài Thomas Edison đã...