Người cha Trung Quốc xin lỗi con gái vì xé 56 cuốn truyện
Tức giận vì kết quả môn tự nhiên của con, cha của Tu Sirui xé những trang truyện em tự viết. Trong chương trình truyền hình, con gái lên tiếng chất vấn hành động của cha.
Sự việc được đưa ra trong “Thiếu niên nói” – chương trình nổi tiếng của Trung Quốc dành cho các bạn thanh, thiếu niên từ cấp một đến cấp ba, phát sóng cách đây không lâu.
Cô bé Tu Sirui (14 tuổi, không tiết lộ nơi ở) chia sẻ bản thân yêu thích việc viết nhật ký, tự sáng tác một số truyện ngắn. Từ năm lớp 3, em tập viết truyện và sáng tác.
Theo Sohu, vì yêu thích viết lách, Tu Sirui có kết quả tốt với các môn xã hội. Ngược lại, điểm tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học lại không cao như kỳ vọng của phụ huynh. Điều này khiến cha của cô bé vô cùng lo lắng và cho rằng Tu Sirui chỉ lo viết lách, chểnh mảng học tập.
Tu Sirui (14 tuổi) chất vấn cha về hành động xé tác phẩm hơn 300.000 chữ của cô bé. Ảnh: Sohu.
Video đang HOT
Trong một lần tức giận, ông xé toàn bộ số truyện của Tu Sirui khiến em buồn bã, bật khóc. Điều đó cũng trở thành vết thương lớn trong lòng nữ sinh cấp hai.
Chia sẻ trong Thiếu niên nói, Tu Sirui lần lượt kể lại kỷ niệm, chất vất hành động của cha và chờ đợi một câu trả lời hợp lý.
“Tại sao cha không bớt khắt khe và ép con làm những điều con không thích?”, nữ sinh không kìm được nước mắt.
“Con gái đã lên cấp hai rồi. Môn toán của con đang rất kém, cháu lại không tự giác học môn này nên tôi rất lo lắng.Nếu tiếp tục như vậy, tôi sợ rằng con sẽ không thể vượt qua các kỳ thi sắp tới, không đỗ được trường đại học nào”, cha của Tu Sirui nghẹn ngào trần tình trong chương trình.
Người cha trần tình về việc mong muốn con học tốt môn tự nhiên như nhiều học sinh khác. Ảnh: Sohu.
Hai cha con liên tục đối thoại và bày tỏ quan điểm. Tu Sirui cũng chia sẻ rằng đam mê viết đã giúp cô bé cải thiện khả năng ngôn ngữ rất nhiều. Em cũng không muốn ép mình học thứ không thích như toán.
Cuộc tranh luận giữa Tu Sirui và cha khiến người xem xúc động và cảm thấy tiếc nuối. “Nếu con gái tôi viết một cuốn truyện hơn 300.000 từ, bất kể nó có ảnh hưởng gì, tôi đều sẽ đọc nó”, một người xem có mặt trong chương trình chia sẻ.
Sau những tranh luận và chất vấn, cuối cùng, cha của Tu Sirui xin lỗi con gái về hành động đã làm. Nhưng ông vẫn hy vọng con có thể học tốt hơn môn toán, bởi “rất nhiều người có thể làm được và con gái cũng vậy”. Ông cũng cho rằng mình hành động như vậy là do ông suy nghĩ và muốn tốt cho con.
Câu chuyện của Tu Sirui không mấy xa lạ với nhiều gia đình. Cha mẹ luôn muốn dành điều tốt nhất cho con. Tuy nhiên, quyết định thay lựa chọn của con cái hoặc ép trẻ làm theo ý cha mẹ, vô tình gây tổn thương cho cả hai, khiến mối quan hệ phụ huynh – con cái trở nên xa cách.
Cha mẹ kỳ vọng lớn vào con trẻ về học hành nhưng lại không đánh giá đúng khả năng của con. Điều này khiến cha mẹ vô tình tạo áp lực, con bị khủng hoảng tâm lý, có thể gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần như tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi.
Không tổ chức thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế 2020
Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT, các ĐH, trường ĐH có trường THPT chuyên, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc về việc không tổ chức thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020.
Theo Cục Quản lý chất lượng, ngày 13/3 vừa qua, Cục có công văn về việc lùi thời gian tổ chức kỳ thi chọn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2020.
Tuy nhiên, đến nay, do dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới và chưa chấm dứt hẳn ở Việt Nam. Trên cơ sở xem xét toàn diện các khía cạnh thực tế của công tác tổ chức thi; để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, Bộ GD&ĐT quyết định không tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế 2020.
Trong khi đó, theo thông tin Tiền Phong được biết, cho đến thời điểm hiện tại, các nước tổ chức các kỳ thi Olympic cũng đã có một số động thái để ứng phó với dịch COVID-19 mà không hủy kỳ thi này.
Ví dụ như kỳ thi Olympic toán học quốc tế (IMO) 2020 được tổ chức tại Nga. Thời gian của kỳ thi được nước chủ nhà lùi đến tháng 9 năm nay thay vì tổ chức vào tháng 7 hằng năm.
Nước chủ nhà cũng đã đưa ra các phương án như: tổ chức thi trực tiếp nếu các đoàn đến dự thi được 100%. Tổ chức thi kết hợp trực tuyến và trực tiếp nếu một số đoàn không đến dự thi được. Tổ chức thi trực tuyến hoàn toàn nếu dịch COVID-19 vẫn ảnh hưởng lớn.
Chính vì vậy, nhiều giáo viên và cả học sinh đều bất ngờ trước quyết định của Bộ GD&ĐT. Vì việc không tổ chức thi chọn đội tuyển tham gia kỳ thi Olympic đồng nghĩa với việc các học sinh giỏi của Việt Nam mất rất nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Hiện nay, Việt Nam có các đội tuyển tham gia Olympic quốc tế và khu vực các môn như: Sinh học, Toán học, Vật lý, Sinh học, Tin học, Hóa học.
Cà Mau: Khai mạc kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT Tại Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển (Cà Mau) vừa tổ chức khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2019 - 2020. Thí sinh Cà Mau tham gia Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT. Tỉnh Cà Mau có 54 thí sinh tham gia thi 9 môn, gồm: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh...