Người Bolivia trang trí đầu lâu để tôn vinh người đã mất
Người dân Bolivia đã tổ chức Ngày Đầu lâu vào cuối tuần qua, một truyền thống đầy màu sắc bắt nguồn từ tín ngưỡng bản địa cổ xưa nhằm mang lại may mắn bằng cách tôn vinh những người đã khuất.
Những chiếc đầu lâu gọi là “nãtitas” được trang trí và diễu hành đến nghĩa trang một tuần sau Ngày Các Thánh. Một số được trang trí bằng kính râm, thuốc lá cũng như hoa và mũ sặc sỡ.
Lễ kỷ niệm những chiếc đầu lâu này được cho là có nguồn gốc từ phong tục Uru Chipaya của người Aymara, Quechua. Vào năm 2014, một người đã nói với những người đầu lâu rằng anh ta muốn trở thành một nhà lập pháp và người này sau đó đã được bầu làm một nhà lập pháp.
Angel Aduviri sắp xếp bàn thờ của các Natitas trước lễ kỷ niệm Dia de las Natitas (Ngày của những chiếc đầu lâu), ở La Paz, Bolivia vào ngày 7/11/2020.
Chính vì sự được đáp ứng cũng như lòng tin mãnh liệt, truyền thống và văn hóa này vẫn tồn tại mạnh mẽ ở Bolivia, nơi người dân bản địa chiếm đa số trong một quốc gia nằm ở trung tâm Nam Mỹ.
Một ngưòi tham dự Ngày Đầu lâu cho biết: “Tôi đã đến thăm Natitas. Họ là những thiên thần của chúng tôi, họ chăm sóc, bảo vệ và ban phước cho chúng tôi. Một điều rõ ràng nữa là Chúa luôn đứng đầu và sau đó là linh hồn của chúng ta”.
Truyền thuyết ly kỳ về Bà Thu Bồn ở vùng đất Quảng Nam
Ít ai biết rằng tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn - một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh như người mẹ quê hương ở mảnh đất Quảng Nam.
Là dòng sông chính của tỉnh Quảng Nam, sông Thu Bồn bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh, bồi đắp phù sa cho vùng quê của các huyện Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên trước khi chảy qua phố cổ Hội An và đổ ra biển cửa Đại.
Với vẻ đẹp nên thơ, hồn hậu, dòng sông này đã trở thành một dấu ấn văn hóa đi vào tiềm thức người dân với phố cổ Hội An qua biết bao thế hệ.
Dấu ấn đó là hình ảnh những nếp nhà cổ kính soi bóng xuống dòng nước hiền hòa, cảnh người ngư dân sớm hôm mưu sinh trên những con thuyền mộc mạc...
Ít ai biết rằng tên gọi sông Thu Bồn bắt nguồn từ tên gọi của Bà Thu Bồn - một người phụ nữ đã đi vào truyền thuyết, được tôn vinh ở mảnh đất Quảng Nam.
Chuyện kể rằng, Bà Thu Bồn vốn là nữ tướng nhà Lê. Trong một lần giao chiến thất bại, Bà gieo mình xuống dòng sông để tuẫn tiết, xác Bà trôi theo dòng nước về dưới miền xuôi.
Sau khi mất, có nhiều giai thoại về sự hiển linh của Bà trong việc cứu nhân độ thế, phù hộ cho dân làng vượt qua bao thiên tai, bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống, giúp mưa thuận gió hòa, cây trái tốt tươi, mùa màng trĩu hạt.
Để tỏ lòng thành kính, ghi nhớ công ơn của người mẹ Thu Bồn, người dân thường xuyên tổ chức lễ tạ ơn trên dòng sông.
Dòng sông bà ngã xuống được đặt tên là sông Thu Bồn, và ngôi làng nhỏ bé bà yên nghỉ mang tên làng Thu Bồn, ngày nay nằm ở xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, gần thánh địa Mỹ Sơn.
Theo một truyền thuyết khác, Bà Thu Bồn là người hết lòng vì dân vì nước. Bà dạy cho nhân dân biết trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, chữa bệnh cho nhân dân. Sau khi Bà mất, người dân nơi đây ngưỡng mộ sự hy sinh và công lao to lớn, đã lập dinh tự thờ Bà.
Có thể nói, chuyện về Bà Thu Bồn có nhiều dị bản khác nhau, nhưng đều làm nổi bật chân dung một người phụ nữ đức độ, là người mẹ của quê hương, xứ sở mang sắc màu huyền bí, là biểu tượng của khát vọng đất nước thái bình.
Vào thời nhà Nguyễn, Bà Thu Bồn đã được triều đình sắc phong "Mỹ đức thục hạnh Bô Bô phu nhân thượng đẳng thần".
Ngày nay, lễ hội Bà Thu Bồn được tổ chức hàng năm vào ngày 12/2 Âm lịch lại làng Thu Bồn, là một lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian của xứ Quảng...
Mời quý độc giả xem video: Đèn lồng Hội An - Tuyệt tác của phố cổ. Nguồn: VTC1
Hình vẽ bí ẩn được phát hiện trong các ngôi mộ cự thạch ở Israel Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những hình vẽ kỳ lạ trên những ngôi mộ được xây dựng từ những tảng đá cự thạch khổng lồ. Niên đại của những hình vẽ được cho đã hơn 4.200 năm tuổi. Hình vẽ cổ đại ở Israel. Hiện tại những tảng đá khổng lồ với những hình vẽ kỳ lạ đang nằm...