Phát hiện tàn tích cây cầu 650 tuổi dưới lòng sông
Cây cầu cổ xưa làm bằng đá và gỗ sồi từng là con đường quan trọng phục vụ việc ra vào thủ đô Edinburgh.
Tàn tích gỗ và đá của cây cầu dưới sông Teviot. Ảnh: HES. Tổ chức Di sản Địa phương Ancrum (ADHS) phát hiện tàn tích của một cây cầu từng bắc qua sông Teviot và miêu tả đây là một trong những công trình quan trọng nhất Scotland thời Trung Cổ, Smithsonian hôm 30/10 đưa tin. ADHS đã dành hai năm làm việc với các chuyên gia để nghiên cứu khu vực này.
Dự án nghiên cứu bắt đầu khi một thành viên của ADHS tìm thấy một đoạn văn đề cập tới cây cầu trong văn bản từ năm 1674 của chính quyền địa phương.
Theo đó, đây từng là cây cầu duy nhất trong vùng để ra vào Edinburgh, thủ đô Scotland. Các tình nguyện viên của ADHS cũng tìm thấy những văn bản về tầm quan trọng của cây cầu từ những năm 1549.
Cơ quan Môi trường Lịch sử Scotland (HES) tài trợ cho nghiên cứu. ADHS cũng hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận Khảo cổ Wessex, công ty tư vấn Dendrochronicle chuyên về các công trình gỗ cổ xưa và một số tổ chức khác. Nhóm nghiên cứu sử dụng ảnh chụp từ drone để tìm ra vị trí các tảng đá và gỗ dùng để xây cầu ở giữa sông Teviot.
Coralie Mills, chuyên gia tại Dendrochronicle, nhận thấy số gỗ này là gỗ sồi bản địa, loại vật liệu hiếm khi xuất hiện ở những công trình sau năm 1450 tại Scotland. Phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon hé lộ cây cầu xây từ giữa những năm 1300.
“Cấu trúc gỗ mà ADHS phát hiện dưới sông Teviot, gần Ancrum, là tàn tích hiếm hoi của một cây cầu cổ xưa . Các thanh gỗ sồi vẫn trong tình trạng rất tốt, là vật liệu quan trọng để phân tích vòng tuổi của cây tại đây, nơi rất ít công trình từ thời Trung Cổ còn tồn tại do chiến tranh tàn phá”, Mills nói.
Nhóm nghiên cứu xác định đây là cây cầu cổ xưa nhất vẫn ở nguyên vị trí cũ tại Scotland. Nó được xây trong triều vua David II của Scotland (1329-1371) và vua Edward III của Anh (1327-1377). Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ đây là công trình của người Anh hay người Scotland.
Cây cầu từng là con đường quan trọng phục vụ việc đi lại, giao thương và cả chiến tranh. Đến năm 1698, cây cầu bị hư hại đến mức không thể sử dụng.
Người dân địa phương kêu gọi vốn để sửa chữa nhưng yêu cầu của họ không được chú ý. Cây cầu sau đó hư hại thêm do lũ lụt và ngày càng xuống cấp. Ngày nay, thay thế nó là hai cây cầu xây từ năm 1784 và 1939.
Phát hiện dấu vết phù thuỷ trong tàn tích nhà thờ cổ ở Anh
Những hình vẽ đặc biệt nhằm mục đích xua đuổi phù thủy được phát hiện bên trong tàn tích nhà thờ thời trung cổ ở Anh.
Phát hiện dấu vết phù thủy trong tàn tích nhà thờ cổ ở Anh
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật ở khu Stoke Mandeville, phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường sắt sắp tới.
Họ phát hiện ra nhà thờ 700 năm tuổi với những chùm đá khắc hoa văn hình tròn kỳ lạ được gọi là 'vết phù thủy'.
Những dấu vết trông giống hình vẽ nan hoa bánh xe đạp có một lỗ khoan ở giữa. Theo các chuyên gia, ý nghĩa của những hình vẽ này là xua đuổi tà ma, ác quỷ bằng cách cuốn chúng vào những vòng tròn mê cung vô tận.
Michael Court, nhà khảo cổ học chính tại HS2, công ty đứng sau dự án đường sắt, cho biết những dấu vết bất thường mang lại cái nhìn hấp dẫn về quá khứ tại một địa điểm từng lưu truyền trong lịch sử.
Nhà thờ có tên St. Mary's, xây dựng vào khoảng năm 1070, dành cho lãnh chúa của Stoke Mandeville, khu vực ngày nay thuộc Buckinghamshire, Anh. Năm 1340, nhà thờ được mở rộng để phụ vụ cho cả dân làng địa phương. Sau đó, đến những năm 1860 thì bị phá bỏ và xây dựng một nhà thờ khác gần thị trấn.
Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ kinh ngạc phát hiện nhiều phần của tòa nhà thời trung cổ trong tình trạng tốt. Đó là những bức tường cao gần 1,5 mét và các tầng còn nguyên vẹn.
Những dấu ấn phù thủy chạm khắc vào hai tảng đá khác nhau, một cái ở dưới đất, một cái ở trên cao. Các chuyên gia cho biết với vị trí của viên đá nằm trên mặt đất, mô hình xuyên tâm có thể không phải dùng làm đồng hồ mặt trời, thứ thường xuất hiện ở cửa phía nam của các nhà thờ thời trung cổ.
Theo văn hóa xưa, dấu vết phù thủy là những ký hiệu thường có thể được tìm thấy ở các lối vào của các nhà thờ và nhà ở từ xa xưa, nơi chúng được khắc để bảo vệ cư dân khỏi những linh hồn xấu xa.
Vào năm 2016, một tổ chức chính phủ đã được thành lập nhằm bảo tồn những di tích lịch sử quốc gia và tìm kiếmdấu ấn phù thủy. Họ đã phát hiện ra rất nhiều nơi có ký tự tương tự như nhà thờ, công trình kiến trúc lớn, thậm chí cả Tháp London.
Những ký hiệu phổ biến của dấu ấn phù thủy chính là bánh xe hoa cúc để giam giữ linh hồn xấu, hoặc hexafoil, được tạo ra bằng cách chồng lên sáu vòng cung tròn để tạo thành một hình ảnh giống như hoa.
Năm ngoái, các chuyên gia phát hiện tại Creswell Crags một quần thể hang động và hẻm núi đá vôi. Những dấu vết được tìm thấy khắc vào đá gần cửa ra vào, cửa sổ, lò sưởi để xua đuổi những điều xấu xa.
Đồng hồ phóng xạ carbon Khảo cổ học là một ngành khoa học của sự cổ xưa, đi tìm kiếm lời giải cho hàng triệu bí ẩn còn nằm lại dưới các lớp đất từ thời kỳ khai thiên lập địa. Một trong những bước ngoặt quan trọng nhất của ngành khảo cổ học thế giới chính là sự ra đời của phương pháp xác định niên đại...