Người biểu tình Lebanon dựng giá treo cổ giả
Khoảng 5.000 người tụ tập tại trung tâm Beirut hôm nay, dựng giá treo cổ giả nhằm thể hiện mong muốn trừng trị những người phải chịu trách nhiệm về vụ nổ hôm 4/8.
Một số người ném đá, vung những chiếc thòng lọng, hô khẩu hiệu chống chính phủ và giơ biểu ngữ như “hãy cút đi, các ông là những kẻ giết người” trong cuộc biểu tình được gọi là “ngày phán xét”, diễn ra tại Quảng trường Liệt sĩ. “Chúng tôi muốn một tương lai tử tế, chúng tôi không muốn các nạn nhân đổ máu vô ích”, người biểu tình Rose Sirour nói.
Người biểu tình dựng giá treo cổ giả ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: CNN.
Trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự tức giận bằng từ khóa #Treo cổ bọn họ, thể hiện mong muốn trừng phạt những người phải chịu trách nhiệm cho sự cố. Một số người biểu tình dựng giá treo cổ giả tại quảng trường. Cảnh sát sử dụng hơi cay khi vài người cố gắng vượt qua hàng rào chặn một con phố dẫn đến tòa quốc hội.
Video đang HOT
Nhiều cư dân thủ đô đang chật vật dọn dẹp những ngôi nhà đổ nát. Họ phàn nàn rằng chính phủ lại khiến người dân thất vọng một lần nữa. “Chúng tôi không tin tưởng vào chính phủ”, sinh viên đại học Celine Dibo nói khi cô chà vết máu trên các bức tường tòa chung cư của mình.
Giới chức hải quan, quân đội và tư pháp Lebanon từng cảnh báo hiểm họa từ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng Beirut ít nhất 10 lần trong 6 năm qua nhưng không biện pháp xử lý nào được thực hiện. Bộ Y tế Lebanon hôm nay thông báo số người chết trong vụ nổ hôm 4/8 tăng lên 158, 6.000 người bị thương và 21 người mất tích. Hàng trăm nghìn người mất nhà cửa, thiệt lại ước tính lên đến 5 tỷ USD.
Tổng thống Lebanon Michel Aoun hôm 7/8 thừa nhận hệ thống chính trị nước này đang bị “tê liệt” và cần “xem xét lại”. Ông cho rằng hai kịch bản có thể xảy ra, do sơ suất hoặc do can thiệp từ bên ngoài bằng tên lửa hay bom.
Cuộc điều tra về vụ nổ dự kiến được báo cáo lên chính phủ Lebanon vào ngày 9/8. 16 người liên quan tới cảng Beirut, gồm tổng giám đốc cảng vụ, đã bị bắt. Nhiều chính khách, trong đó có Tổng thống Pháp Macron, kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về sự việc. Tuy nhiên, ông Aoun khước từ, cho rằng điều đó sẽ chỉ làm suy giảm sự thật.
Sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1990, Lebanon đặt mục tiêu xây dựng lại đất nước trở thành một trung tâm văn hóa, tài chính ở Trung Đông. Tuy nhiên, Lebanon liên tục chìm trong khủng hoảng và thường bị cuốn vào các cuộc xung đột khu vực. Tháng 10 năm ngoái, người dân ở ít nhất 70 thành phố trên khắp đất nước biểu tình phản đối tình trạng tham nhũng trong bộ máy chính phủ, năng lực quản lý yếu kém của giới lãnh đạo, các biện pháp thắt lưng buộc bụng và cơ sở hạ tầng thiếu thốn, như tình trạng nước máy không đảm bảo hay thường xuyên mất điện.
Gần một nửa dân số Lebanon sống dưới mức nghèo đói và 35% thất nghiệp. Hồi tháng ba, lần đầu tiên trong lịch sử, Lebanon tuyên bố không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Tổng nợ chính phủ của Lebanon hiện là 92 tỷ USD, bằng gần 170% GDP và là một trong số mức nợ cao nhất thế giới.
Người biểu tình đối đầu cảnh sát ở Beirut ngày 8/8. Ảnh: AFP.
Cảnh sát dùng vòi rồng chặn người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội Liban
Kênh truyền hình LBCI của Liban đưa tin các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động ở nước này tiếp diễn tại thủ đô Beirut tối 19/1 đã khiến 70 người bị thương.
Người biểu tình xung đột với cảnh sát tại Beirut, Liban ngày 18/1/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nguồn tin trên, người biểu tình đã tìm cách xông vào tòa nhà Quốc hội bằng cách ném đá vào lực lượng an ninh khiến lực lượng này phải sử dụng vòi rồng để ngăn chặn. Đụng độ đã khiến 70 người bị thương, trong đó 30 người đã được Hội Chữ thập Đỏ Liban (LRC) đưa đến bệnh viện gần đó.
Tổng thống Liban Michel Aoun đã triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp với các bộ trưởng quốc phòng, nội vụ và giới chức các cơ quan an ninh trong ngày 20/1 để thảo luận về những diễn biến mới nhất của vụ việc.
Đụng độ đã bùng phát từ ngày 18/1, trong bối cảnh người biểu tình tức giận vì cho rằng giới cầm quyền không có các biện pháp hiệu quả cứu vãn nền kinh tế đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Theo LRC, 169 người đã bị thương trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát trong ngày 18/1.
Làn sóng biểu tình rầm rộ đã bùng phát trên cả nước Liban cách đây 3 tháng, xuất phát từ phản đối tham nhũng sau chuyển sang bày tỏ phẫn nộ vì khủng hoảng kinh tế và tài chính. Làn sóng biểu tình đã dẫn tới việc Thủ tướng Saad Hariri từ chức, song đến nay một chính phủ mới vẫn chưa được thành lập ở Liban. Sau thời gian tìm kiếm một ứng cử viên phù hợp, cựu Bộ trưởng Thông tin Hassan Diab đã được bổ nhiệm và được giao nhiệm vụ lập nội các mới.
Người biểu tình yêu cầu một chính phủ gồm các nhà kỹ trị và phản đối tân Thủ tướng Diab, cho rằng việc bổ nhiệm này sẽ khôi phục quyền lực cho các đảng chính trị trước đó.
Khủng hoảng chính trị xảy ra trong bối cảnh Liban rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính nghiêm trọng, với nợ công hơn 86 tỷ USD. Trong những tháng qua, nước này trong tình trạng khan hiếm đồng USD do suy thoái kinh tế và nguồn tiền mặt sụt giảm do kiều hối giảm, làm giảm dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương. Các ngân hàng tại Liban đã phải quy định hạn mức rút tiền tiết kiệm, gây lo ngại cho người gửi tiền.
Theo Trần Quyên (TTXVN)
Cựu công nhân cảng Beirut nói có pháo hoa trong kho Cựu công nhân cảng Beirut nói hàng chục túi pháo hoa được cất trong nhà kho cùng hàng nghìn tấn amoni nitrat tại cảng Beirut. Yusuf Shehadi, một công nhân từng làm việc tại cảng Beirut hôm 7/8 nói rằng anh từng được quân đội Lebanon chỉ dẫn cất các hóa chất trong nhà kho 12 tại cảng, dù các cơ quan chính...