Người biểu tình Hồng Kông bỏ phiếu về đề xuất của chính quyền
Các nhà hoạt động dân chủ tại Hồng Kông đang lên kế hoạch sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để xác định quan điểm của người biểu tình, trước những đề xuất hòa giải của chính quyền.
Người biểu tình Hồng Kông đã xuống đường suốt gần 4 tuần qua
Thông tin được các lãnh đạo của người biểu tình tại Hồng Kông công bố. Theo đó cuộc trưng cầu ý kiến sẽ được tổ chức vào tối Chủ nhật này.
Trong các cuộc đối thoại trực tiếp với lãnh đạo sinh viên biểu tình, các nhà đàm phán của chính quyền Hồng Kông đã đề xuất gửi một bản báo cáo tới Bắc Kinh, nêu chi tiết quan điểm của người biểu tình. Họ cũng đề nghị cả hai phía thành lập một ủy ban hỗn hợp để thảo luận thêm những cải cách chính trị, sau cuộc bầu cử chọn người lãnh đạo đặc khu này trong năm 2017.
Ban đầu các sinh viên đã bác bỏ đề xuất này với lý do thiếu tính thực chất. Nhưng sau đó phe biểu tình đã quyết định tiến hành một cuộc khảo sát ý kiến người biểu tình để quyết định bước đi tiếp theo.
“Cuộc trưng cầu ý kiến có thể lượng hóa ý kiến của mọi người, và cho chính quyền thấy người dân ở những khu vực bị chiếm đóng đang yêu cầu chính quyền phải phải đưa ra được giải pháp thực chất”, lãnh đạo người biểu tình Alex Chow nói.
Video đang HOT
Kế hoạch trưng cầu ý kiến được đưa ra cùng lúc với lời kêu gọi người biểu tình “về nhà” được cựu lãnh đạo Hồng Kông, ông Đổng Kiến Hoa, đưa ra. Ông Đông gọi các cuộc biểu tình là “sự phạm pháp trắng trợn”, và cảnh báo về những hậu quả của việc tiếp tục biểu tình vượt ra khỏi tuần thứ tư liên tiếp sẽ mang lại hậu quả “rất nghiêm trọng”.
Người biểu tình ít khả năng rút lui
Một nghị sỹ ủng hộ dân chủ đã bác bỏ những lập luận của ông Đổng, cho rằng chúng sẽ có ít ảnh hưởng đối với những người biểu tình trẻ tuổi đang chiếm số đông, những người không mấy tôn trọng một nhà cựu lãnh đảo nổi tiếng thân Bắc Kinh.
“Họ (chính quyền) đang hành động một cách tuyệt vọng nếu họ cảm thấy ông Đổng Kiến Hoa có thể có chút ảnh hưởng tâm lý hay tư tưởng nào đó đối với dân chúng ở đây. Nó còn hơn cả một chuyện thần kỳ, một trò cười thực sự”, nghị sỹ Claudia Mo nói.
Một cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 23/10 đã hối thúc Hồng Kông thực thi cải cách dân chủ, cho rằng các bước đi thời gian qua vẫn chưa đạt mức cần thiết. Dù vậy cả Hồng Kông và Bắc Kinh nhanh chóng bác bỏ kiến nghị này.
“Trung Quốc không phải một bên tham gia vào Công ước quốc tế về nhân quyền và quyền chính trị…Công ước này không phải chuẩn mực mà theo đó những diễn biến tại Hồng Kông có thể bị phán xét”, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Anh tuyên bố.
Thanh Tùng
Theo AFP
Mải trấn an Kiev, bà Merkel bị cấp phó "thọc sau lưng"
"Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm của bà Angela Merkel, trong khi đó, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại có quan điểm ngược lại.
"Crimea phải thuộc về Ukraina' là quan điểm được Thủ tướng Đức bà Angela Merkel tái khẳng định như vậy vào hôm thứ 7 ngày 23/8 trong chuyến thăm Ukraina. Trong khi đó, ở trong nước trả lời phỏng vấn một tờ báo đăng tải cùng ngày, cấp phó của bà đồng thời cũng là Bộ trưởng Kinh tế, ông Sigmar Gabriel lại nói rằng cách duy nhất để có thể cứu vãn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina là tiến hành liên bang hóa.
Bà Merkel nhấn mạnh Ukraina phải đảm bảo quyền lợi cho những công dân nói tiếng Nga nhưng mong muốn mình thuộc về Ukraina.
Bà Merkel cho rằng "cần phải thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ (tức biên giới đã được hình thành) từ sau Thế chiến thứ II. Ngược lại cấp phó của bà lại có quan điểm cho rằng Ukraina nên quên vùng bán đảo mà người Nga sinh sống đi.
Trả lời phỏng vấn tờ báo Sunday's Welt am Sonntag, phó thủ tướng Gabriel cho rằng chỉ có liên bang hóa những vùng mà đại bộ phận người dân Nga đang sống thì mới cứu vãn được sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
Cấp phó của bà Merkel, ông Sigmar Gabriel
Tổng thống Petro Poroshenko, người đã nhiều lần tuyên bố phản đối liên bang hóa, cho biết trong cuộc họp báo ngày 23/8 rằng sẽ thành lập một quỹ đặc biệt tại hội nghị các nhà tài trợ vào tháng 9 và sau đó sẽ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ của Đức. Các bệnh viện của Đức cũng sẽ nhận điều trị cho 20 binh sĩ Ukraina bị thương nặng nhất.
Được hỏi về liệu sẽ có thêm lệnh trừng phạt Nga hay không khi mà đoàn xe quân sự chở hàng cứu trợ cho dân Donetsk và Luhansk đã tiến vào Ukraina hôm 22/8 mà không có sự đồng ý của nước này, bà Merkel cho biết nếu cuộc đàm phán tại Minsk dự kiến vào ngày 26/8 với sự có mặt của tổng thống Nga, Ukraina cùng với tổng thống Belarus và Kazakhstan và nhiều các quan chức cao cấp khác của EU, mà đổ vỡ thì vấn đề này sẽ được xem xét, nhưng bà hy vọng điều đó sẽ không xảy ra.
Bà nói: "Chúng tôi sẽ sát cánh cùng với tổng thống và chính phủ Ukraina làm mọi điều có thể để đạt được một giải pháp ngoại giao cho tấn kịch này." "Tôi chắc rằng sẽ không phải là một quyết định về quân sự cho vấn đề này."
Còn tổng thống Poroshenko thì nói ông cũng muốn hòa bình cho miền Đông "nhưng không phải đánh đổi chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập." "Ukraina sẵn sàng và có khả năng đảm bảo giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng có những người đang ngăn cản chúng tôi là lính đánh thuê nước ngoài. Xin hãy đưa những con người có vũ trang này ra khỏi lãnh thổ của chúng tôi và hòa bình sẽ được lập lại ngay trên Ukraina."
Cuộc xung đột ở đông Ukraina đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và hơn 5.000 người khác bị thương. Hàng trăm nghìn người phải rời bỏ nhà cửa để ly tán chiến tranh.
Theo Nongnghiep
Khoa học nước nhà đã đạt 'cảnh giới' siêu thực? Một nhà khoa học nói rằng khi xem bài chép trên lớp của người con vốn theo học cùng ngành ở đại học, cùng thầy dạy, anh giật mình khi nhận ra chẳng có gì khác biệt so với những gì anh được học gần 40 năm về trước! Trong vòng 20 năm trở lại đây, trên sách báo, tạp chí chuyên ngành...