Người biểu tình Australia chuyển sang phản đối chính sách với người tị nạn
Để tránh bị phạt, người biểu tình tại Sydney và Melbourne (Australia) đã chuyển sang phản đối chính sách của chính phủ đối với người tị nạn
Hôm nay (13/6), bất chấp cảnh báo từ chính phủ và lệnh cấm từ chính quyền, hàng nghìn người ở một số thành phố lớn của Australia vẫn xuống đường biểu tình. Tuy vậy, để tránh bị phạt, những người biểu tình tại thành phố Sydney và Melbourne đã chuyển sang phản đối chính sách của chính phủ đối với người tị nạn.
Những người biểu tình tại thành phố Melbourne, Australia cầm biểu ngữ đề nghị chính phủ đóng cửa các trại tị nạn. Nguồn: JASON SOUTH
Khoảng 5.000 người đã tập trung tại công viên Langley ở trung tâm thành phố Perth, bang Tây Australia và khoảng 2.000 người tập trung tại trung tâm thành phố Darwin của Vùng lãnh thổ phía Bắc để yêu cầu chính phủ nước này chấm dứt tình trạng người bản địa chết trong các nhà tù. Những người tổ chức biểu tình cung cấp khẩu trang y tế và nước rửa tay sát khuẩn để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Video đang HOT
Tại hai thành phố lớn khác là Sydney và Melbourne, số người tham gia biểu tình cũng đã giảm nhiều so với tuần trước. Để tránh không bị chính quyền phạt vì vi phạm lệnh cấm, những người biểu tình tại Sydney và Melbourne đã lách luật, tập trung thành các nhóm nhỏ từ 10 đến 20 người và chuyển sang phản đối chính sách tị nạn của chính phủ.
Từ hai tuần trước, người dân Australia bắt đầu xuống đường để biểu thị sự ủng hộ phong trào chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ và kêu gọi chính quyền nỗ lực hơn nữa để không còn tình trạng những người bản địa chết trong nhà tù.
Phong trào biểu tình đã phát triển đến mức vào cuối tuần trước, hàng chục nghìn người đã xuống đường khiến cho chính phủ lo ngại sẽ làm dịch Covdi-19 bùng phát. Vì vậy ngay khi 1 người được xác định bị Covid-19 và trước đó tham gia các cuộc biểu tình, chính quyền một số bang đã ban hành lệnh cấm khiến cho quy mô của các cuộc biểu tình giảm hẳn vào tuần này. Khác với các cuộc biểu tình tại Mỹ, những người biểu tình tại Australia ôn hòa hơn và không có các cuộc đụng độ với cảnh sát./.
Sydney ngăn biểu tình vì lo ngại nCoV
Giới chức bang NSW sẽ tìm biện pháp pháp lý ngăn cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" sắp diễn ra do lo ngại Covid-19 bùng phát.
"Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ không bao giờ bật đèn xanh cho hàng nghìn người rõ ràng coi thường các quy định về y tế", Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian phát biểu trước báo giới tại thành phố Sydney, Australia, hôm nay.
Cảnh sát bang NSW ban đầu cho phép tổ chức cuộc biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" dự kiến diễn ra vào ngày mai, do được thông báo rằng sẽ có dưới 500 người tham gia. Tuy nhiên, các nhà tổ chức giờ đây dự tính hàng nghìn người sẽ tập trung tại sự kiện.
Nỗ lực vào phút chót của chính quyền bang NSW nhằm ngăn cuộc biểu tình được đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison đề nghị mọi người không tham gia các cuộc tụ tập, tuần hành tương tự ở Melbourne và nhiều thành phố khác do lo ngại nguy cơ lây lan nCoV. Tòa án Tối cao bang NSW sẽ tổ chức phiên điều trần về quyết định của chính quyền bang vào hôm nay.
Thủ hiến bang NSW Gladys Berejiklian phát biểu trong cuộc họp báo tại thành phố Sydney, Australia hôm nay. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Morrison trước đó cũng khuyên người dân nên tìm cách khác để bày tỏ sự tức giận đối với cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu sống tại thành phố Minneapolis, Mỹ, bị cảnh sát ghì đầu gối lên gáy dẫn đến tử vong.
"Những khuyến cáo về sức khỏe rất rõ ràng. Việc đi biểu tình không phải ý tưởng hay. Hãy tìm cách khác tốt hơn để bộc lộ cảm xúc và thực hiện các quyền tự do của chúng ta một cách có trách nhiệm", Morrison phát biểu tại thủ đô Canberra.
Cuộc biểu tình tại Melbourne dự kiến vẫn diễn ra do được cảnh sát địa phương chấp thuận, mặc dù Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã kêu gọi người dân không tham gia. Gần đây, Australia duy trì được số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày ở mức một con số, với tổng cộng hơn 7.200 ca nhiễm, gần 6.900 người bình phục và hơn 100 người chết.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát bùng phát tại Minneapolis, bang Minnesota, sau đó lan ra toàn bộ 50 bang của Mỹ và nhiều nước trên thế giới. Tại Australia, người dân còn biểu tình để phản đối tình trạng phân biệt đối xử của cảnh sát với người bản địa, cùng những cái chết của thổ dân trong tù.
Hong Kong lập đội cảnh sát sẵn sàng thực thi luật an ninh mới Cảnh sát trưởng Hong Kong cho biết một đơn vị cảnh sát chuyên trách đang được thành lập và sẵn sàng thực thi luật an ninh mới. "Đơn vị mới có khả năng thu thập thông tin tình báo, điều tra và cũng có tổ hành động", cảnh sát trưởng Hong Kong John Lee Ka-chiu hôm 10/6 cho hay về lực lượng cảnh...