Người bị viêm đường tiết niệu nếu ăn món này sẽ rước họa vào thân
Viêm đường tiết niệu là bệnh dễ gặp trong mùa đông, nếu không tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, căn bệnh này sẽ có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.
Chế độ ăn uống của người bị viêm đường tiết niệu vô cùng quan trọng, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, và tỷ lệ khỏi bệnh sẽ thấp hơn so với người tuân thủ nghiêm ngặt chế độ kiêng khem.
Video đang HOT
Tôm là thực phẩm không tốt cho những người bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu. (Ảnh minh họa).
Tôm là nguồn thực phẩm quan trọng của con người vì không những có hương vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn mà hải sản còn cung cấp giá trị dinh dưỡng cao. Tôm có chứa nhiều protein cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động, protein từ tôm khá tốt cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cơ thể bệnh nhân tiểu đường khỏe mạnh hơn, hạn chế sự phát triển của bệnh, không làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể.
Thế nhưng với người bị viêm đường tiết niệu, tôm chứa quá nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng không phù hợp với những người bị viêm đường tiết niệu. Tiêu thụ nhiều tôm sẽ khiến cho vùng nhạy cảm của bệnh nhân vị viêm đường tiết niệu ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Hơn nữa một số loại tôm chứa thủy ngân hoặc các chất độc hại khác khiến bệnh viêm đường tiết niệu phát triển nhanh chóng hơn còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung của cơ thể chị em phụ nữ.
Ngoài ra, lưu ý thêm, những người từng bị viêm đường tiết niệu nên kiêng đồ ăn nhanh, đồ ăn nóng cay có nhiều dầu mỡ bởi những thức ăn đó khi hấp thụ vào cơ thể làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến hậu môn và niên đạo tăng tiết dịch gây ra ngứa rát.
Viêm đường tiết niệu dạng nhẹ, nếu có những điều chỉnh về thói quen sinh hoạt có thể tự khỏi nhưng dễ tái phát trở lại khi mầm bệnh gặp điều kiện thuận lợi.
Hầu hết, viêm nhiễm không được điều trị sớm sẽ nhanh chóng chuyển từ cấp tính sang mãn tính, vi khuẩn có khả năng biến đổi và kháng thuốc.
Phát hiện mới giúp chống lại tình trạng vi khuẩn kháng thuốc
Mới đây, các nhà khoa học của Viện Wistar, Hoa kỳ vừa phát hiện ra một nhóm hợp chất mới có thể sử dụng kết hợp để tiêu diệt các mầm bệnh, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả.
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 10 mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu chống lại loài người. Theo dự báo, đến năm 2050, các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm và tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế toàn cầu.
Các loại thuốc kháng sinh hiện có thường nhắm vào các chức năng cần thiết của vi khuẩn, bao gồm chức năng tổng hợp axit nucleic và protein, xây dựng màng tế bào và các con đường trao đổi chất. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể kháng thuốc bằng cách làm biến đổi mục tiêu mà thuốc kháng sinh thông thường đang hướng tới, làm bất hoạt thuốc hoặc bơm thuốc ra ngoài.
Do vậy, việc khai thác hệ thống miễn dịch để tấn công vi khuẩn đồng thời với việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến cho vi khuẩn khó phát triển sức đề kháng và dễ dàng bị tiêu diệt hơn.
Enzym IspH kích thích hệ thống miễn dịch, giúp làm giảm tình trạng kháng thuốc.
Nghiên cứu mới tập trung vào quá trình trao đổi chất cần thiết cho hầu hết các vi khuẩn nhưng không có ở người. Một hợp chất có tên gọi là methyl-D-erythritolphosphate (MEP) được dùng để tấn công vào isoprenoids - các phân tử cần thiết cho sự tồn tại của tế bào ở hầu hết các vi khuẩn gây bệnh.
Cách điều trị này nhắm mục tiêu đến enzym IspH, một enzym thiết yếu trong tổng hợp isoprenoid của vi khuẩn. Với sự hiện diện rộng rãi của IspH trong thế giới vi khuẩn, cách tiếp cận này có thể nhắm mục tiêu đến nhiều loại vi khuẩn.
Qua sàng lọc hàng triệu hợp chất có sẵn trên thị trường về khả năng liên kết với enzym và những hợp chất mạnh nhất ức chế chức năng IspH, các nhà khoa học đã chứng minh rằng các chất ức chế IspH kích thích hệ thống miễn dịch với hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn mạnh hơn và đặc hiệu hơn so với các kháng sinh tốt nhất hiện nay khi thử nghiệm trên các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh phân lập, bao gồm một loạt các vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Trong các mô hình thử nghiệm về nhiễm vi khuẩn gram âm, tác dụng diệt khuẩn của các chất ức chế IspH vượt trội hơn so với các kháng sinh truyền thống, đồng thời không độc hại đối với tế bào của con người.
Nghiên cứu mới này là một bước ngoặt tiềm năng trong cuộc chiến chống lại sự kháng thuốc (AMR), tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa khả năng tiêu diệt trực tiếp của thuốc kháng sinh và sức mạnh tự nhiên của hệ thống miễn dịch.
Biện pháp điều trị phì đại tiền liệt tuyến hiệu quả Phì đại tiền liệt tuyến (u xơ tiền liệt tuyến) là bệnh lý phì đại lành tính của tiền liệt tuyến, hay gặp ở nam giới khi tuổi tăng dần. Khi tiền liệt tuyến phì đại sẽ chèn ép vào niệu đạo và cổ bàng quang gây bí đái, tiểu khó, tiểu nhiều lần, làm giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời việc...