Người bị tiểu đường nên vận động ra sao?
Tiểu đường là bệnh mãn tính và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể sống lâu và sống khỏe nếu thường xuyên vận động. Tập thể dục giúp bệnh nhân tiểu đường duy trì sức khỏe, giảm căng thẳng, kiểm soát tốt đường huyết.
Yoga có thể ổn định đường huyết nhờ làm tăng mật độ cơ – Ảnh: Shutterstock
Đi bộ. Bệnh nhân được khuyên dành từ 30 – 60 phút đi bộ nhanh 3 lần mỗi tuần. Loại hình vận động này được nhìn nhận là một cách tuyệt vời để tăng cường hoạt động thể chất.
Thái cực quyền. Những chuyển động nhẹ nhàng và chậm rãi của môn thể dục này giúp làm thư giãn cơ thể và đầu óc. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người tập thái cực quyền đã kiểm soát đường huyết tốt hơn, tăng cường sinh lực, năng lượng và cả sức khỏe tinh thần, so với nhóm đối chứng không tập môn này.
Yoga. Kết hợp những cử động nhẹ nhàng giúp bạn tạo lập khả năng linh hoạt, sức bền và sự thăng bằng. Nó rất hữu ích cho những người mắc các bệnh mãn tính, bao gồm tiểu đường. Loại hình vận động này giúp giảm stress và cải thiện chức năng thần kinh, từ đó tăng cường sức khỏe tinh thần và thể chất. Theo các chuyên gia Mỹ, yoga có thể ổn định đường huyết nhờ làm tăng mật độ cơ.
Khiêu vũ. Không chỉ tốt cho cơ thể mà việc ghi nhớ các bước và trình tự bài nhảy còn giúp tăng cường sức mạnh trí não và cải thiện trí nhớ. Đối với người mắc bệnh tiểu đường, khiêu vũ giúp tăng cường hoạt động thể chất, giảm cân, cải thiện sự linh hoạt, ổn định đường huyết cũng như giảm căng thẳng. Một người trưởng thành với cân nặng khoảng 70 kg có thể đốt cháy 150 calorie chỉ trong 30 phút khiêu vũ.
Bơi lội. Có thể làm căng và giãn cơ nhưng không tăng áp lực lên các khớp xương nên có tác dụng tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh này, bơi lội giúp kiểm soát lượng cholesterol, đốt cháy calorie và giảm căng thẳng. Để đạt hiệu quả cao nhất, người tập nên bơi ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ít nhất 10 phút và tăng dần thời gian tập luyện.
An toàn khi tập luyện
Trước khi bắt đầu chương trình tập luyện, hãy gặp bác sĩ tư vấn để biết loại hình vận động phù hợp với sức khỏe của mình. Phải khởi động từ từ, nhất là khi bạn không vận động thể chất trong một thời gian dài.
Kiểm tra đường huyết trước và sau tập cho đến khi bạn biết rõ cơ thể của mình quen với môn thể dục đã chọn như thế nào.
Bất kể bạn bị tiểu đường dạng 1 hoặc dạng 2, hãy đảm bảo đường huyết của bạn thấp hơn 250 mg/dl trước khi tập. Đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 1, tập thể dục với đường huyết cao hơn 250 mg/dl dễ bị nhiễm a xít cetone do thiếu insulin trong máu và đe dọa đến tính mạng.
Video đang HOT
Thực hiện các động tác làm nóng cơ thể trước khi tập và điều hòa thân nhiệt sau khi tập.
Uống nhiều nước trước, trong và sau khi tập để đề phòng mất nước.
Luôn mang theo điện thoại di động khi đi bộ xa nhà.
Tránh tập luyện ở những nơi quá nóng hay quá lạnh. Mang giày và vớ thích hợp để bảo vệ đôi chân.
Quyên Quân
Theo TNO
Biến chứng về mắt của bệnh nhân tiểu đường
PGS.TS Phạm Văn Tần, Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị ngoại trú, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa, triệu chứng đặc trưng là tăng đường huyết mãn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrate, chất béo, protein do thiếu insulin.
Ở Việt nam, bệnh tiểu đường ngày càng nhiều. Bệnh thường diễn biến âm thầm lặng lẽ, có thể đến lúc biến chứng xuất hiện thì người bệnh mới được phát hiện hoặc được phát hiện khi đi khám vì một bệnh khác. Biến chứng tại mắt do tiểu đường có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Mắt đỏ, chảy nước mắt, cộm, vướng ,ngứa mắt do khô mắt ,biến đổi thành phần nước mắt
- Hạn chế hoặc liệt vận động nhãn cầu do tổn thương dây thần kinh số III, số IV, số VI. Biểu hiện lâm sàng là người bệnh nhìn một thành hai (khi hai mắt cùng mở) còn gọi là triệu chứng song thị, làm người bệnh đi lại, sinh hoạt rất khó khăn, có thể kèm theo lệch đầu, vẹo cổ. Mắt không liếc về một phía của cơ bị liệt, có thể kèm theo sụp mi. Mắt bị lác gọi là lác liệt.
- Đục thể thủy tinh: gây nhìn mờ.
- Bệnh lý võng mạc tiểu đường: Đáy mắt người bệnh có thể có tân mạch (xuất hiện mạch máu mới), phù, xuất tiết và nặng hơn nữa là xuất huyết võng mạc và có thể dẫn đến xuất huyết dịch kính, bong võng mạc. Khi có tổn thương võng mạc dịch kính do tiểu đường, thị lực giảm ít hay nhiều là tùy thuộc mức độ tổn thương.
Tiểu đường là một bệnh toàn thân cho nên biến chứng ở nhiều bộ phận, cơ quan của cơ thể: tim, thận, gan, mắt, chân tay có thể bị liệt, hoại tử toàn thân... Để tránh những biến chứng của tiểu đường, người bệnh cần tuân thủ y lệnh của bác sỹ chuyên khoa nội tiết:dùng thuốc điều trị , vận động hợp lý , chế độ ăn uống, ăn kiêng phù hợp. Bệnh nhân cần đến thầy thuốc nhãn khoa khám sớm để phát hiện bệnh chứng, điều trị kịp thời.
Bệnh lý võng mạc tiểu đường cần điều trị bằng thuốc, laser tùy từng giai đoạn, hình thái. Đôi khi phải phẫu thuật cắt dịch kính do xuất huyết quá nặng, điều trị nội khoa không có kết quả.
Ảnh minh họa.
Biện pháp phong ngừa biến chứng mắt của bệnh tiểu đường
- Cố gắng giữ đường huyết và huyết áp ổn định thật tốt (chỉ số HbA 1c
- Nên khám mắt tối thiểu mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa sẽ khám thị lực, đo thị trường, soi đáy mắt để có quyết định điều trị thích hợp. Chụp võng mạc huỳnh quang cũng giúp xác định tình trạng võng mạc của người bệnh.
- Phải đi khám mắt và báo ngay cho bác sĩ điều trị ngay khi có những thay đổi bất thường ở mắt.
- Khi đã có những tổn thương ở mắt cần chú ý đến vấn đề vận động thể lực sao cho phù hợp với tình trạng bệnh.
- Nếu có thai, nên khám nhãn khoa mỗi 3 tháng một lần. Nếu bạn dự định có thai, nên đề nghị bác sĩ nhãn khoa khám đáy mắt cho bạn trước.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Đi tiểu nhiều:Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
- Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của tiểu đường ở trẻ nhỏ.
- Thèm ăn và trở nên ăn nhiều. Thường xuyên khát nước.
- Sụt cân nhanh. Thường xuyên nhiễm trùng hoặc các vết thương không lành
- Nhìn mờ. Tê hoặc ngứa ran ở tay và chân. Da khô, ngứa.
Theo Liên đoàn tiểu đường quốc tế, 40% bệnh nhân bị nghẽn hơi thở (từ 15- 20 giây) khi ngủ có nguyên nhân từ bệnh tiểu đường, trong khi đó, có khoảng 23% bệnh nhân tiểu đường chắc chắn mắc bệnh nghẽn thở, gây ngáy khi ngủ.
- Nhiễm nấm men: Tiến sĩ Collazo-Clavell giải thích, bệnh tiểu đường là một trạng thái ức chế miễn dịch nên rất nhạy cảm với các bệnh nhiễm trùng, phổ biến nhất là nấm men (candida), vì loại nấm này phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Đặc biệt, phụ nữ dễ bị nhiễm candida ở âm đạo.
- Ở nữ, bên ngoài bộ phận sinh dục thường ngứa ngáy và dẫn đến nhiễm trùng.
- Ứ đọng tiểu khi đi đi tiểu, bị tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cơ thể bị phù lên.
- Giai đoạn đầu có thể bị xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Người có thể béo phì hoặc gầy yếu đi nhanh chóng.
Lưu ý: Khi bạn có những biểu hiện trên, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và tiến hành xét nghiệm khi có những triệu chứng trên.
Theo Vnmedia
Cách dùng vitamin đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường Tiểu đường là một trong 4 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam, bệnh nguy hiểm có diễn biến rất thầm lặng, gây hậu quả nặng nề như giảm thị lực, mù lòa, suy thận và lở loét chân dẫn đến phải cắt cụt chi, huyết áp cao, đột quỵ... Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng bệnh...