Người bị huyết áp thấp nên tập luyện như thế nào?
Những người bị huyết áp thấp thường cảm thấy mệt mỏi, hay bị hoa mắt chóng mặt, nếu không theo dõi và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng.
Có rất nhiều bài tập cho người bị huyết áp thấp như đi bộ nhanh, yoga… Nếu kiên trì tập luyện, bạn sẽ cảm thấy những triệu chứng của huyết áp thấp giảm đi đáng kể.
Chỉ số huyết áp đạt dưới 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp. Huyết áp thấp được chia thành huyết áp thấp sinh lý và huyết áp bệnh lý.
- Huyết áp thấp sinh lý thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, không phát hiện được những biến đổi bệnh lý khi chẩn đoán lâm sàng.
- Huyết áp thấp sinh lý có thể là huyết áp thấp do thể tạng – di truyền, huyết áp thấp do rèn sức bền thường xuyên, ví dụ ở vận động viên chạy, bơi, đạp xe cự ly dài và huyết áp thấp ở cư dân sống trên vùng núi cao do sự bù trừ thích nghi trong điều kiện thiếu oxy. Huyết áp thấp bệnh lý thường được phân ra thành: tụt huyết áp cấp và huyết áp thấp man tính.
Những người huyết áp thấp nhưng không có biểu hiện gì thì không đáng lo. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp đi kèm với các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim thì tốt nhất nên đi điều trị sớm.
Các bài tập như đi bộ nhanh, yoga… rất tốt cho người bị huyết áp thấp. Người bệnh nên bỏ ra 10-15 phút, mỗi ngày 2-3 lần tập các bài tập yoga thư giãn cũng sẽ giúp cải thiện những triệu chứng của huyết áp thấp.
Hướng dẫn luyện tập cho người bị huyết áp thấp
1. Đi bộ nhanh
Đi bộ nhanh là môn thể thao đơn giản, phù hợp với đa số thể trạng. Đây cũng là bộ môn không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng lại đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, rèn luyện cơ thể một cách nhẹ nhàng. Đây cũng là loại hình thể dục giúp cải thiện các triệu chứng ở người bị huyết áp thấp. Đi bộ nhanh huy động nhiều hoạt động các nhóm cơ nhưng không ảnh hưởng đến dây chẳng và khớp
Khi đi bộ nhanh, cần chú ý điều chỉnh tư thế như sau:
- Giữ tư thế đầu và lưng luôn luôn thẳng, mắt nhìn về phía trước, hông và eo thẳng với chân, vai và cánh tay để ở tư thế thoải mái.
Video đang HOT
- Khi đi nên vung tay nhịp nhàng với bước chân.
- Ban đầu đi với tốc độ chậm, sau tăng nhanh hơn một chút ở tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được.
- Với mỗi bước đi, không nên chạm cả bàn chân xuống mặt đất, lúc đặt chân xuống thì gót chân nên tiếp đất sau đó mới đến bàn và mũi chân.
Thời gian luyện tập nên từ 40 – 60 phút, cách 20 phút nên dừng lại nghỉ giải lao khoảng 5 phút rồi đi tiếp. Bạn có thể tập trên máy tuy nhiên khuyến khích tập luyện ngoài trời để cung cấp nhiều oxy đến não hơn. Người bị huyết áp thấp khi tập luyện trong phòng ít oxy cũng dễ gặp hiện tượng chóng mặt hoặc ngất xỉu.
2. Tập hít thở đúng cách
Hít thở sâu là phương pháp giúp bạn giảm tỏa những cảm xúc tiêu cực, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Hít thở sâu cũng là biện pháp giúp cơ thể có thêm nhiều oxy, tăng tuần hoàn máu và ổn định nhịp tim.
Để hít thở sâu đúng cách, bạn cần:
- Nằm ngửa, lưng và chân duỗi thẳng, gối đầu lên một chiếc gối mềm, sau đó đặt một cuốn sách lên bụng. Tay phải đặt vào eo và tay trái đặt lên phần ngực trên.
- Hít thở bằng “bụng” và giữ cho ngực không dịch chuyển, hít vào và thở ra đều đặn sao cho cuốn sách di chuyển lên xuống nhịp nhàng, khoảng 10 nhịp/phút. Cố gắng giữ cho cơ thể thả lỏng. Bài tập thở được thực hiện trong thời gian khoảng 5 phút và nên lặp lại 5 – 6 lần trong ngày.
3. Tập Yoga
Một số tư thế yoga dưới đây có thể giúp người huyết áp thấp tăng cường khả năng tuần hoàn máu tới các cơ quan và kích thích thận sản sinh ra một loại hormon giúp tăng huyết áp (mỗi tư thế nên duy trì từ 30 – 60 giây):
Tư thế gập người (Uttanasana)
- Đứng thẳng người, hai tay và vai thả lỏng, hít một hơi thật sâu, giơ hai tay lên qua đầu và cố gắng kéo giãn cột sống.
- Thở ra, đồng thời từ từ cúi đầu và gập người về phía trước, mỗi lần thở ra cố gắng gập người xuống sâu hơn, hai tay có thể thả lỏng hoặc chạm xuống đất.
- Giữ nguyên tư thế 30 – 60 giây, sau đó hít vào, chầm chậm gập hai đầu gối và rướn người đứng lên, trở về tư thế ban đầu.
Tư thế đứng bằng vai (Sarvangasana)
- Nằm ngửa trên mặt thảm, hai chân duỗi thẳng sát vào nhau, tay đặt xuôi theo thân.
- Hít vào sâu, từ từ đưa hai chân lên cao qua đầu để tạo thành góc 90 độ và vẫn giữ hai chân sát nhau.
- Dùng hai bàn tay đỡ vào eo, tỳ hai cùi chỏ xuống thảm làm điểm tựa, sau đó nâng toàn bộ phần thân lên tạo thành 1 đường thẳng.
- Thở ra và duỗi chân cho tới khi thân và hai chân thẳng, trọng lượng cơ thể dồn vào hai vai sau đó hít thở nhịp nhàng.
- Hít thở sâu và duy trì tư thế trong 30 – 60 giây.
- Hạ từ từ chân và lưng xuống, đặt tay xuống sàn rồi nằm thẳng thư giãn.
Bài tập gập bụng cũng phổ biến đối với nhiều tạng người, ngay cả những người bình thường cũng nên gập bụng thường xuyên để cải thiện vóc dáng và hạn chế tích mỡ ở bụng. Đối với người bị huyết áp thấp, phương pháp gập bụng cũng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
- Nằm ngửa xuống sàn, hai tay đan vào nhau và vòng ra sau ôm lấy đầu, gập hai đầu gối lên sao cho chân tạo với mặt sàn một góc khoảng 45 độ.
- Thở ra, dồn lực vào cơ bụng, từ từ nâng đầu, cổ, tiếp theo là vai và lưng lên khỏi mặt sàn.
- Hít vào và hạ thấp người xuống.
Người bị huyết áp thấp nên chú ý ăn uống và bổ sung các vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, tăng cường tập luyện và kết hợp nghỉ ngơi đúng cách. Thực tế cho thấy, người bị huyết áp thấp thường dễ bị chóng mặt khi tập luyện với cường độ cao, do vậy tốt nhất nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, kích thích lưu thông máu tốt.
Thứ rau dại được ví như "sâm xanh" dưỡng gan thận nhưng không phải ai cũng biết
Rau má là thứ rau dại mọc khắp bờ ruộng, bờ đầm làng quê Việt. Ít ai biết thứ rau mùa hè này là một thảo dược quý trong y học cổ truyền.
Theo Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, rau má là thứ rau "đặc sản" tốt cho cơ thể trong những ngày nắng nóng. Rau má mọc ở khắp nơi, chỗ ấm ướt. Rau mọc dại ở vùng khí hậu nhiệt đới và gần đây được trồng làm dược liệu và nguyên liệu làm nước giải khát.
Thứ rau dân dã này được ví như "sâm xanh" của người nghèo. Bởi vì, rau má không chỉ là thứ rau ăn cứu đói mà nó còn có nhiều tác dụng tuyệt với đối với sức khoẻ.
Y học cổ truyền của Trung Quốc cũng đã sử dụng rau má là dược liệu chữa bệnh với tên gọi Tích tuyết thảo. Tại Pháp và Anh cũng dùng rau má làm thuốc. Bộ phận dùng là cả cây tươi hoặc chế biến khô của cây rau má.
Rau má loại rau mùa hè tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: " Theo y học cổ truyền, rau má có vị đắng tính mát, vào 3 kinh: Can, Tỳ, Tâm. Tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc. Rau má dùng có tác dụng tốt nếu được thu hái vào mùa hè khi cây đang xanh tốt, rửa sạch đất cát phơi dưới bóng râm hoặc sấy khô".
Khoa học hiện đại nghiên cứu thành phần hóa học trong rau má có nhiều chất tốt cho sức khỏe như: beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamin B1, B2, B3, C và K. Đặng Hồng Vân và các cộng sự đã triết xuất rau má Việt Nam được hỗn hợp saponin triler-pen có tác dụng tăng cường khả năng tổng hợp keo hàn gắn vết thương.
Trong 100g dịch chiết rau má có: 88.20 g nước, 3.20 g chất đạm protein, 1.80 g chất carbohydrate (mono, disaccharide), 4.5 g cellulose, 3.70 mg vitamin C, 0.15 mg vitamin B1, 2.29 mg Calcium, 2.00 mg Phospho, 3.10 mg Sắt, 1.30 mg carotene (tiền vitamin A...).
"Dùng 15-30g rau má khô hoặc 30-60 g rau má tươi, khô sắc uống, tươi ép lấy nước uống hàng ngày giúp giải độc cho gan, chữa các chứng như: vàng da, nóng nổi mụn, viêm gan, ra máu cam...", Lương y Bùi Hồng Minh nói.
Rau má có tính mát vì vậy vào những ngày hè nóng bức, người Việt thường dùng rau má là thứ rau ăn sống hoặc ép lấy nước uống. Nó có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể và tốt cho thận. Người bị tiểu buốt, tiểu dắt dùng nước rau má uống chứng bệnh sẽ nhanh chóng thoái lui.
Lương y Bùi Hồng Minh cho hay: "Có thể dùng rau má khô hãm lấy nước uống như uống trà giúp làm mát cơ thể trong những ngày nóng bức. Ngoài ra, c hất xơ trong rau má cũng giúp giảm cholesterol máu, nên cũng có tác dụng rất tốt với tim mạch . Dùng ngoài da có tác dụng đẹp da, chống lão hoá".
Ngoài dùng để sắp và ép nước, rau má cũng được dùng để chế biến thành cách món ăn ngon bổ cho gan và thận.
Lương Y Bùi Hồng Minh lưu ý cần tránh nhầm lẫn rau má với rau má lông, rau má lá rau muống.
Rau má là cây thảo, mọc bò, phân nhánh nhiều, lan rộng trên mặt đất, rễ mọc từ các mẩu của thân, lá có cuống dài từ 2-4cm ở những nhánh có mang hoa. Phiến lá hình thận, gần tròn, mép khía tao bèo, đường kính 2-4cm. Hoa tự hóa tán đơn, mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ, không cuống, màu trắng, quả dẹp rộng.
Rua má dùng nên làm dược liệu nên để nơi thoáng mát và không nên để lâu vì rau dễ bị mốc, hỏng. Người đang tiêu chảy, người mắc chứng hư hàn, người huyết áp thấp... thì không nên dùng rau má.
Người lớn tuổi có nên uống thuốc hạ huyết áp? Tôi 82 tuổi, huyết áp lúc cao, lúc thấp; huyết áp tối thiểu là 85/50. Tôi có nên uống thuốc hạ huyết áp không? Trường hợp huyết áp không ổn định và lớn tuổi như tôi, trong mùa dịch Covid-19 hạn chế ra ngoài, thì cần phải làm gì? (hello...@gmail.com) Cần theo dõi huyết áp tại nhà ít nhất 2 lần/ngày - ẢNH...