Người bị huyết áp cao cần biết
Huyết áp cao là bệnh rất phổ biến. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, các nhà khoa học đã nghiên cứu để làm sáng tỏ liệu huyết áp cao hay thuốc điều trị căn bệnh này có tương tác với virus SARS-CoV-2 hay không.
Hiện tại vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nào là huyết áp cao hay thuốc trị căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu mới đây đăng trên chuyên san American Journal of Hypertension (JAMA), các nhà nghiên cứu cho biết là không có bằng chứng chắc chắn nào là huyết áp cao hay thuốc trị căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, theo Medical News Today.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng không ủng hộ lý thuyết cho rằng huyết áp cao làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nặng khi nhiễm Covid-19.
Trước đó, đã có những nghiên cứu kết luận người mắc một số bệnh mạn tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 và dễ dẫn đến triệu chứng nặng.
Chẳng hạn, một nghiên cứu ở TP. Vũ Hán (Trung Quốc) tiến hành trên 41 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu nhận thấy 32% bệnh nhân nhiễm Covid-19 có các bệnh nền như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại hoài nghi về mối liên kết giữa huyết áp cao và Covid-19. Một trong những lý do họ đưa ra là người già thuộc nhóm có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng khi nhiễm Covid-19. Nhưng chính người già cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh huyết áp cao, theo Medical News Today.
Yếu tố cao tuổi cùng có liên kết với bệnh huyết áp cao và nguy cơ xảy ra biến chứng khi nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận là huyết áp cao sẽ dẫn đến các biến chứng khi nhiễm Covid-19. Lý thuyết cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, theo Medical News Today.
Để trị cao huyết áp, bác sĩ có thể kê cho người bệnh các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB). Những loại thuốc này thuộc nhóm thuốc ức chế hệ RAAS. Một số bằng chứng khoa học phát hiện những loại thuốc RAAS lại làm gia tăng số lượng thụ thể ACE2.
ACE2 có trên bề mặt tế bào phổi. Các nhà khoa học phát hiện SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào bằng cách liên kết với các thụ thể ACE2. Về mặt lý thuyết, gia tăng số lượng thụ thể ACE2 có thể giúp SARS-CoV-2 dễ xâm nhập vào tế bào phổi hơn, từ đó dễ gây tổn thương tế bào phổi.
Nói cách khác, các loại thuốc trị huyết áp cao (ACE) và (ARB) làm gia tăng cơ hội xâm nhập vào tế bào của virus, từ đó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn đang gây tranh cãi, thậm chí các kết quả nghiên cứu còn trái ngược nhau.
Video đang HOT
Một số nghiên cứu phát hiện các thụ thể ACE2 do tương tác với thuốc ức chế hệ RAAS nên có thể giúp giảm viêm ở phổi, tim và thận, nhờ đó mà có thể bảo vệ mô phổi không bị tổn thương nghiêm trọng, theo Medical News Today.
Do tương tác giữa các loại thuốc trị huyết áp với Covid-19 vẫn còn gây tranh cãi nên các cơ quan y tế như Hiệp hội Suy tim Mỹ hay Hiệp hội Tim mạch Mỹ vẫn khuyến cáo người bị huyết áp cao tiếp tục dùng thuốc để kiểm soát bệnh.
10 dạng đau bụng cần đi gặp bác sĩ ngay
Có nhiều dạng đau bụng, có những dạng đau bụng chỉ đơn giản là do ăn phải thứ gì đó không tốt, nhưng cũng có loại đau bụng do một vấn đề nghiêm trọng.
Đau đột ngột xung quanh rốn, có thể kèm theo buồn nôn, sốt, nôn, chán ăn, cảm giác muốn đi tiêu hoặc cứng cơ bụng. Nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa. Hãy đi bệnh viện ngay. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Vậy làm sao để phân biệt mà cứu chữa kịp thời?
Sau đây là một số chỉ dẫn giúp bạn biết được cơn đau bụng của mình nói lên điều gì, theo Reader's Digest.
1. Đau bên phải bụng
Đau đột ngột bên phải bụng lan ra các phần khác của bụng hoặc lưng. Nguyên nhân có thể là do sỏi mật hoặc viêm túi mật
Nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên nặng hơn sau khi ăn dầu mỡ, hãy đi khám ngay.
2. Đau bụng dưới bên trái
Đau bụng dưới bên trái đột ngột và âm ỉ, có thể đi kèm với sốt, buồn nôn hoặc nôn. Nguyên nhân có thể là do bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc viêm túi thừa.
Hãy đi khám và nội soi ngay để được điều trị kịp thời, theo Reader's Digest.
3. Đau xung quanh rốn
Đau đột ngột xung quanh rốn, có thể kèm theo buồn nôn, sốt, nôn, chán ăn, cảm giác muốn đi tiêu hoặc cứng cơ bụng. Nguyên nhân có thể là viêm ruột thừa.
Hãy đi bệnh viện ngay, vì viêm ruột thừa cần được điều trị nhanh chóng, nếu không, ruột thừa sẽ vỡ và rò rỉ chất lỏng bị nhiễm trùng vào các phần khác của bụng. Co cứng cơ bụng là dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang bắt đầu lan rộng.
4. Đau dưới rốn
Đau bụng đột ngột lan ra hai bên dưới rốn. Có thể là do rối loạn đại tràng, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm vùng chậu, theo Reader's Digest.
Nếu cơn đau tiếp tục nặng thêm, hãy gọi bác sĩ.
5. Đau dưới rốn và đầy hơi
Đau xung quanh và dưới rốn kèm theo đầy hơi. Nguyên nhân có thể là táo bón hoặc đầy hơi.
Dùng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc trị đầy hơi. Nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần, hãy đi khám.
6. Đau nhói gần phía dưới xương sườn, lan xuống háng
Nguyên nhân có thể là do sỏi thận, nếu kèm theo sốt, có thể là viêm thận hoặc bàng quang.
Uống thêm nước và đi khám bác sĩ. Hầu hết sỏi thận cuối cùng tự qua, mặc dù trong những trường hợp hiếm hoi vẫn cần phải phẫu thuật. Nếu bị sốt, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
7. Đau bụng quằn quại kèm xuất huyết
Đột ngột đau bụng kèm theo tiêu chảy ra máu, máu trong phân hoặc nôn ra máu. Có thể là do tắc nghẽn trong ruột, ruột thừa bị thủng hoặc chảy máu từ ruột, theo Reader's Digest.
Đây là những triệu chứng chảy máu trong, hãy đi thẳng đến bệnh viện gần nhất.
8. Đau bụng tái phát
Đau bụng từ từ và tiếp tục hoặc tái phát trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, đôi khi kèm theo tiêu chảy, táo bón, đầy hơi.
Có thể là do bệnh mạn tính như không dung nạp đường sữa, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, không dung nạp thực phẩm, viêm đường ruột hoặc viêm loét đại tràng. Hãy đi khám ngay.
9. Đau bụng ở người lớn tuổi
Đau bụng đột ngột, đặc biệt ở người cao tuổi đang có hút thuốc hoặc bị huyết áp cao, có thể kèm theo choáng.
Có thể là do phình động mạch chủ bụng
Bệnh này có thể gây chảy máu dẫn đến tử vong. Hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
10. Cảm giác nóng rát
Đau ngay dưới xương ức, đặc biệt là sau khi ăn nhiều. Nguyên nhân có thể là do chứng ợ nóng
Dùng thuốc kháng a xít và tránh ăn nhiều dầu mỡ. Nếu cơn đau kéo dài trong vài tuần, hãy đi gặp bác sĩ, theo Reader's Digest.
Điều tai hại gì xảy ra khi bạn ăn nhiều muối? Chất duy nhất khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lo ngại hơn thuốc lá chết người chính là muối, theo Mirror. Khoảng 3/4 lượng muối mọi người hấp thu là từ thức ăn chế biến sẵn, như khoai tây chiên (ảnh), thịt chế biến, xúc xích, ngũ cốc ăn sáng, bánh quy, phô mai, đồ ăn vặt và các loại hạt...