Người bệnh viêm gan B nên làm hai xét nghiệm
Gần đây, các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng thêm xét nghiệm định lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg bên cạnh xét nghiệm định lượng DNA của vi rút viêm gan B để theo dõi hiệu quả trị liệu bệnh viêm gan B.
Tại hội thảo khoa học Bệnh viêm gan thường niên lần thứ 5 do Hội Gan mật Việt Nam, Hội Gan mật TP HCM cùng Roche Diagnostics Việt Nam tổ chức, các chuyên gia đều có nhận định Việt Nam đang phải đối mặt với đại dịch viêm gan. Trong đó viêm gan siêu vi B có số người mắc cao nhất, nhưng việc chẩn đoán và điều trị lại thường rơi vào giai đoạn muộn.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Chí – Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM phát biểu tại hội thảo.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 2 tỷ người nhiễm vi rút viêm gan B (HBV) và 200 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C. Trung bình mỗi ngày 3.000 người chết vì nhiễm các vi rút viêm gan. Riêng ở Việt Nam, theo bác sĩ Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Gan mật TP HCM, Phó trưởng Bộ môn Nhiễm, Đại học Y TP HCM, hiện ước tính 15-20% dân số nhiễm HBV và trong đó có khoảng 5 triệu người bị viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.
Viêm gan B được ví là kẻ thù giết người thầm lặng vì hậu quả của nó để lại rất lớn, điển hình là: xơ gan hoặc ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh thông thường ít có triệu chứng lâm sàng, nhưng tế bào gan của họ đang bị tổn thương do vi rút gây ra. Vì vậy, đa phần người bệnh không nhận ra bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào cho đến khi gan bị tổn thương nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân thường được chẩn đoán và chữa trị vào giai đoạn muộn, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Trước đây để đánh giá hiệu quả của việc điều trị HBV, các bác sĩ chủ yếu căn cứ vào nồng độ HBV-DNA, là giá trị định lượng phản ánh sự sao chép của vi rút, cho biết số lượng bản sao vi rút hoàn chỉnh trong máu người bệnh. Tuy nhiên, không ít các trường hợp bệnh nhân viêm gan B mạn mặc dù có nồng độ HBV-DNA thấp, thậm chí ở dưới ngưỡng phát hiện nhưng vẫn tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.
Video đang HOT
Theo một số nghiên cứu gần đây, người bệnh nên làm thêm xét nghiệm định lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg bên cạnh xét nghiệm định lượng DNA của vi rút viêm gan B để theo dõi hiệu quả trị liệu viêm gan B bằng pegylated interferon alpha. HBsAg chính là kháng nguyên bề mặt của virút viêm gan B. Một người thử máu thấy HBsAg dương tính tức là người đó đang bị nhiễm HBV.
Sau khi nhiễm HBV, HBsAg là dấu ấn miễn dịch đầu tiên hiện diện trong huyết thanh và thường tồn tại từ vài tuần đến vài tháng trước khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng và xuất hiện các dấu ấn sinh hóa khác. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm nhằm giúp phát hiện được HBsAg trong giai đoạn sớm của bệnh cũng như có khả năng nhận diện các thể đột biến của HBsAg mang ý nghĩa tích cực đối với người bệnh.
Mục tiêu lý tưởng của việc điều trị HBV là làm mất HBsAg một cách bền vững, kèm hoặc không kèm theo chuyển đổi huyết thanh tạo kháng thể kháng HBs. Điều này gắn liền với sự kiểm soát miễn dịch hoàn toàn với virút, làm giảm hoạt tính của vi rút viêm gan siêu vi B và cải thiện kết quả trong thời gian dài. Xét nghiệm định lượng kháng nguyên bề mặt HBsAg có thể giúp dự báo đáp ứng ổn định và kéo dài của trị liệu, sự kiểm soát miễn dịch và sự mất HBsAg.
Nồng độ HBsAg là một dấu ấn mới, độc lập với nồng độ HBV-DNA và đặc hiệu trong theo dõi điều trị viêm gan B. Các hướng dẫn điều trị gần đây khuyến khích sử dụng HBsAg định lượng như là một dấu ấn vi rút mới trong điều trị. Với xét nghiệm định lượng HBsAg kết hợp với HBV DNA, ngoài việc theo dõi đáp ứng điều trị, có thể được sử dụng để phân biệt những người mang vi rút không hoạt động với những người có bệnh đang tiến triển, qua đó xác định rõ hơn những ai cần điều trị và theo dõi thường xuyên với những ai chưa cần điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Chí cho biết thêm: “Hiện nay, với việc kết hợp hai xét nghiệm HbsAg định lượng và HBV DNA giúp bác sĩ xác định liệu bệnh nhân có đáp ứng tốt với phương pháp điều trị hiện tại hay không, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp”. Đây được xem là công cụ hỗ trợ hữu ích trong việc điều trị cho bệnh nhân. Với giải pháp này, bao gồm cả chẩn đoán và theo dõi điều trị, giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân, cũng như giảm thiểu các chi phí y tế không cần thiết cho cả bệnh nhân và xã hội.
Theo VNE
3 việc quan trọng chị em nên làm sau mỗi "cuộc yêu"
Bác sĩ cho em hỏi, em nên làm gì sau mỗi "cuộc yêu" để tốt nhất cho sức khỏe.
Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, đã kết hôn được hơn 1 tháng. Em nghe nói, "sinh hoạt vợ chồng" là một hoạt động mất nhiều sức lực và sau khi "quan hệ", có một số điều mà chị em không nên làm, ví dụ như tắm nước lạnh, uống nước lạnh, vận động mạnh... Bác sĩ cho em hỏi, em nên làm gì sau khi "giao ban" để tốt nhất cho sức khỏe. Em cũng rất sợ bị nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng âm đạo lẫn nhiễm trùng đường tiểu. Vậy nên, sau mỗi lần "quan hệ vợ chồng", em vội vàng vệ sinh thật sạch sẽ bằng nước sạch. Nhưng em cũng không biết như vậy đã đảm bảo chưa.
Em mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Minh Hoàng)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Minh Hoàng thân mến,
Quan hệ tình dục là một phần tất yếu trong cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, cho dù chung thủy một vợ một chồng thì cả hai cũng cần chú ý đến sự an toàn trong tình dục, bao gồm cả việc giữ vệ sinh sạch sẽ và bồi dưỡng sức khỏe. Vệ sinh sạch sẽ giúp bộ phận sinh dục khỏe mạnh, như thế mới đảm bảo khả năng sinh sản tốt.
Cho dù chung thủy một vợ một chồng thì cả hai cũng cần chú ý đến sự an toàn trong tình dục. Ảnh minh họa
Thông, thường, sau khi "yêu", cả hai thường rơi vào trạng thái khát nước và cảm thấy đói do một lượng lớn calo đã bị tiêu hao. Tuy nhiên, cho dù rất khát bạn cũng không nên ăn uống đồ lạnh vì chúng có thể làm dịu cơn khát nhưng lại hại dạ dày. Tốt nhất, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả ấm. Sau khi kết thúc "cuộc yêu", hệ thống tiêu hóa cũng có thể ở trạng thái bị căng ra, dẫn đến một số thương tổn. Vì vậy, uống nước ấm có thể giúp "sửa chữa" những tổn thương này. Ăn một chút đồ ăn nhẹ cũng có tác dụng giúp bạn lấy lại năng lượng đã mất trong quá trình "giao ban".
Trong quá trình "quan hệ, tử cung của người phụ nữ cũng bị kích thích, vì vậy, sau đó bạn cần nghỉ ngơi để giãn tử cung. Bạn có thể nằm nghỉ hoặc thực hiện biện pháp tách hai đầu gối, quỳ tự nhiên ở trên giường, sau đó cố gắng làm cho vòng eo thẳng ra và uốn cong về phía trước cho đến khi cảm thấy tử cung của bạn như duỗi ra cùng với cơ thể.
Ngoài 2 việc trên, bạn gái nên đi tiểu sau khi "quan hệ" để loại bỏ bớt vi khuẩn trong đường tiết niệu. Điều này có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, kể cả nhiễm trùng âm đạo lẫn nhiễm trùng đường tiểu.
Bên cạnh đó, có những việc bị coi là không tốt cho sức khỏe mà chị em nên tránh ngay sau khi "yêu" như: tắm nước lạnh, vệ sinh bằng nước lạnh, làm việc ngay, vận động mạnh...
Biết giữ gìn sức khỏe tình dục tốt là điều tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn. Nếu bạn gặp bất kì rắc rối nào liên quan đến "chuyện vợ chồng", hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi tự mình chẩn đoán và chữa trị.
Chúc vợ chồng bạn vui, khỏe, hạnh phúc!
Theo VNE
"Tất tật" những việc nên làm khi bầu bí Tập thể dục đều đặn và một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt 9 tháng. Giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày luôn khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng vì vậy nhiều chị em cho rằng khi có thời gian rảnh rỗi thì mình được phép lười biếng và nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy...