“Tất tật” những việc nên làm khi bầu bí
Tập thể dục đều đặn và một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh suốt 9 tháng.
Giai đoạn mang thai 9 tháng 10 ngày luôn khiến mẹ bầu mệt mỏi, căng thẳng vì vậy nhiều chị em cho rằng khi có thời gian rảnh rỗi thì mình được phép lười biếng và nghỉ ngơi thật nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã cho thấy nếu mẹ bầu tích cực tập thể dục và lựa chọn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng thì sẽ nhanh chóng đánh bay cơn mệt mỏi thay vì ngồi lười trước màn hình ti vi.
Chế độ ăn hợp lý cùng chương trình luyên tập khoa học không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe thể chất tốt mà còn có sự hỗ trợ tích cực đến tâm lý cho cả bà mẹ và thai nhi.
Nhiều chuyên gia thể dục đã nhận thấy, bên cạnh việc cung cấp năng lượng và giảm bớt tình trạng sưng tấy xuất hiện trong thai kỳ, phụ nữ sau sinh sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối. Trẻ sinh ra có xu hướng khỏe mạnh hơn, nhịp tim ổn định và tránh béo phì.
Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ bầu trong quá trình luyện tập thể dục và lựa chọn chế độ ăn hợp lý.
Tập thể dục vừa khỏe, vừa vui
Pilates
Đây là một hình thức tập thể dục kết hợp giữa việc luyện tập về thể chất và tinh thần. Nó giúp mẹ bầu nhanh chóng giảm bớt sự căng thẳng xuất hiện trong thai kỳ.
Sau khi sinh, nếu chị em vẫn duy trì được việc tập luyện thì sự vận động của các cơ sẽ mau chóng phục hồi.
Nếu mẹ bầu lựa chọn tập Yoga thì cũng có tác dụng tương tự giúp chị em điều hòa hơi thở và thư giãn hiệu quả.
Nhún người
Thực hiện một cách đều đặn các động tác nhún nhẹ người xuống và ngồi xổm nhẹ hang ngày. Bài tập này giúp làm giảm áp lực lên lưng của mẹ bầu trong suốt một ngày dài làm việc mệt mỏi. Các mẹ chú ý không nên nhún người quá thấp, giữ vị trí cơ thể trong tình trạng thoải mái.
Bài tập tốt cho tim: luyện tập các bài tập về tim mạch thường xuyên sẽ giúp cơ thể chị em luôn cảm thấy khỏe mạnh. Các mẹ có thể tập các bài tập có nhịp điệu nhẹ nhàng như đi bộ, bơi… bất cứ loại hình nào chị em thấy phù hợp với khả năng của bản thân.
Tập cơ chân, tay
Sự gia tăng nội tiết tố trong suốt thai kỳ khiến toàn cơ thể cũng như các cơ tay, chân luôn cảm thấy uể oải, lỏng lẻo. Mẹ bầu có thể mua một số dụng cụ tập cơ tay có bán tại các cửa hàng đồ thể thao. Đồng thời hang ngày các mẹ nên massage tay, chân một cách nhẹ nhàng để kéo giãn cơ, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của hệ thống gân, cơ, khớp tay chân.
Tập Yoga cũng có tác dụng giúp chị em điều hòa hơi thở và thư giãn hiệu quả. (ảnh minh họa)
Duy trì ổn định mức năng lượng của cơ thể
Hãy thường xuyên duy trì những thói quen tốt sau đây để duy trì ổn định mức năng lượng của cơ thể :
Video đang HOT
Đi dạo ngoài trời
Mẹ bầu nên dành 15-20 phút mỗi ngày để đi bộ ngoài trời, đặc biệt là buổi sáng sớm hoặc khi chiều tà. Ánh nắng mặt trời lúc này có cường độ nhẹ sẽ không làm hại da cho chị em, đồng thời có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ bầu.
Điều hòa hơi thở
Nếu chị em đang cảm thấy đầu óc căng thẳng, mệt mỏi thì hãy dừng mọi việc lại. Dành ra một vài phút giữa buổi để thở 1 hơi thật sâu. Làm như vậy từ 5-10 lần sẽ giúp các mẹ thúc đẩy lưu thông máu và giải phóng endorphin một cách tự nhiên . Động tác đơn giản này cũng giúp chị em lấy lại sự bình tĩnh trong trường hợp cảm xúc căng thẳng.
Cố gắng có thời gian ngủ ngon giấc
Không phải mẹ bầu nào cũng có giấc ngủ ngon một mạch từ tối cho đến sáng. Hãy tranh thủ thời gian để đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm. Sắp xếp không gian phòng ngủ yên tĩnh và suy nghĩ một cách tích cực để chào đón một giấc ngủ ngon cho hai mẹ con bạn.
Chiều chuộng cơ thể mình
Những động tác massage trong thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu giảm áp lực đau mỏi của các cơ bắp và hạn chế sự gia tăng của axit lactic ảnh hưởng đến hệ thống cơ cũng như các cảm xúc tiêu cực. Chị em hãy “tận dụng” ông xã yêu quý để giúp mình các thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng này nhé! Các mẹ sẽ còn cảm nhận được nhiều hiệu quả bất ngờ nhờ bàn tay của người bạn đời.
Dành thời gian nghỉ ngơi trước khi sinh
Mẹ bầu đừng tham công tiếc việc, hãy sắp xếp công việc để nghỉ làm 1- 2 tuần trước khi sinh. Điều này giúp các mẹ chủ động trong quá trình ổn định sức khỏe và chuẩn bị tinh thần trước ngày chào đón con yêu ra đời.
Duy trì tinh thần thoải mái, cảm xúc ổn định
Qúa trình mang thai khiến tâm trạng của mẹ bầu có nhiều thay đổi bất thường, dễ xúc động và nhạy cảm hơn bình thường. Dưới đây là 6 trạng thái cảm xúc mẹ bầu thường gặp phải:
Lo lắng về hình dáng mới của cơ thể
Hãy tập trung suy nghĩ về những mặt tích cực của thân hình mới, điều đó sẽ điều chỉnh tâm trạng của mẹ bầu. Hãy để ý rằng mọi người đang ghen tỵ về mái tóc ngày càng mượt mà và làn da căng hồng của bạn.
Căng thẳng, khó chịu
Khi cơ thể cũng như tinh thần của mẹ bầu đã xuống đến mức thấp nhất thì đừng phí thời gian , công sức để ép mình tập trung vào công việc. Hãy nghỉ ngơi thôi mẹ bầu ạ! Dành thời gian đi bộ, gác chân lên cao hoặc xem một tờ tạp chí sẽ khiến chị em cảm thấy thoái mái, dễ chịu hơn.
Lo lắng về quá trình sinh nở
3 tháng cuối của thai kỳ nhiều mẹ bầu tưởng tượng về quá trình chở dạ và sinh bé sẽ như thế nào, đặc biệt điều này thường xuất hiện ở bà mẹ sinh con so. Những lo lắng không đáng có này khiến chị em thấy mình bị áp lực tinh thần rất lớn. Mẹ bầu hãy dành thời gian ngồi thiền hoặc chơi một trò giải trí nhẹ nhàng nào đó trước khi đi ngủ thay vì ngồi không lo lắng.
Khó ngủ
Những suy nghĩ trăn trở hoặc sự đau mỏi về cơ thể khiến mẹ bầu khó có giấc ngủ yên, thậm chí là mất ngủ. Nhiều chị em cho rằng đây là một điều đáng lo vì như vậy sức khỏe sẽ giảm sút. Hãy tranh thủ bất kỳ lúc nào có thể để ngủ đủ giờ và đúng giấc. Vấn đề này sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau khi mẹ sinh bé.
Thiếu tập trung
Bỗng chốc chị em nhận thấy mình là người nhớ trước quên sau, thiếu tập trung hoặc nhanh mất tập trung trong quá trình làm việc. Mẹ bầu nên chuẩn bị cho mình một cuốn sổ ghi chép cá nhân để lưu lại các điều cần ghi nhớ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Điều này cũng sẽ qua nhanh khi tuyến nội tiết của cơ thể được cân bằng nên không có gì phải quá lo lắng đâu chị em nhé!
Nho khô có chứa nhiều chất xơ và sắt rất tốt cho mẹ bầu ( Ảnh minh họa)
Khẩu phần ăn đa dạng và hợp lý
Các bữa ăn của mẹ bầu nên đa dạng hóa các nhóm thực phẩm. Việc bổ sung chất xơ từ các loại rau củ quả cũng như protein từ ngũ cốc, trứng sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy no lâu hơn, đồng thời giảm nhu cầu tiếp nhận các lại chất béo, đường.
Đối với các bữa ăn vặt, chị em nên sử dụng các loại trái câyvà hạt hỗn hợp. Các loại hạt chính là nguồn cung cấp các loại axit béo có hàm lượng omega-3 cao, có tác động đến sự phát triển trí tuệ của thai nhi.
Vào giữa buổi sáng, mẹ bầu nên ăn một quả chuối. Chuối không chỉ cung cấp vitamin C và K mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu vì có nhiều chất xơ.
Mẹ bầu có biết rằng, thai nhi cũng có thể cảm nhận được hương vị của các loại thực phẩm mà mẹ sử dụng không? Khi các mẹ có cảm giác thèm ngọt hay tinh thần mệt mỏi thì đừng quên nhấm nháp một vài mẩu sô cô la đen để giúp cân bằng cảm giác.
Trước khi đi ngủ, chị em có thể ăn nhẹ một vài chiếc bánh quy giòn với phô mai. Các mẹ nên lựa chọn các loại bánh giàu dinh dưỡng chứa nhiều vitamin nhóm B , rất có lợi cho chức năng não bộ của bé . Phô mai sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon vì nó có chứa axit amin tryptophan giúp tinh thần thư giãn.
Chị em hãy luôn giữ một vài hộp bánh quy nhỏ hoặc vài viên phô mai bên cạnh giường để ăn bất kể lúc nào đói, đặc biệt để tránh những cơn nôn ọe vào sáng sớm.
Theo VNE
Những xét nghiệm chị em phụ nữ tuổi 30 nên làm
Nhiều chị em phụ nữ chủ quan cho rằng mình có sức khỏe rất tốt nên không có thói quen đi khám bệnh thường xuyên. Điều đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người khi biết mình mắc bệnh đã quá muộn. Thăm khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp kiểm soát và phòng tránh nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là những xét nghiệm mà chị em nên làm để chắc chắn mình có một sức khỏe tốt.
Cholesterol
Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và cách duy nhất phát hiện ra nó là xét nghiệm. Nếu bạn có LDL hay cholesterol "xấu" cao hơn 130, bạn nên kiểm tra lại định kỳ hàng năm. Nếu nó thấp hơn, bạn có thể đợi 5 năm sau mới cần kiểm tra lại.
Tầm soát ung thư da
U sắc tố và các dạng ung thư da khác không chỉ là mối đe dọa riêng cho những người thích sử dụng giường sưởi nắng. Người có nước da trắng có nguy cơ ung thư da cao hơn người da sẫm. Người từng bị cháy nắng trước tuổi 18 và người từng có người thân mắc bệnh u sắc tố cũng có nguy cơ bị ung thư da cao hơn.
Hãy tự kiểm tra mỗi tháng để xem có nốt ruồi nào biến dạng, to ra hoặc có gờ không đều đặn hoặc đổi màu. Báo với bác sĩ nếu các nốt ruồi hoặc vùng da thay đổi màu, to ra hoặc chảy máu. Nên khám bác sĩ da liễu hàng năm để kiểm tra toàn cơ thể.
Làm xét nghiệm cổ tử cung
Xét nghiệm này để phát hiện viêm nhiễm cổ tử cung và các tế bào bất thường, có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Hướng dẫn mới của Mỹ cho rằng phụ nữ ngoài 30 tuổi nếu có kết quả xét nghiệm 3 năm liên tiếp là "bình thường" thì có thể kéo dài thời gian giữa các lần xét nghiệm lên 3 năm.
Xét nghiệm HPV
Loại xét nghiệm virus này được dùng cho phụ nữ ngoài 30 để phát hiện bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung. Nó được thực hiện trên cùng mẫu lấy để làm xét nghiệm cổ tử cung. Vì thế, khi xét nghiệm cổ tử cung lần tới, hãy đề nghị làm luôn xét nghiệm HPV cùng lúc.
Kiểm tra mật độ xương
Phụ nữ dễ bị mất xương, loãng xương hơn nam giới, đặc biệt sau tuổi 30. Đây là lý do tại sao bạn cần kiểm tra mật độ xương ngay sau tuổi 30. Lặp lại kiểm tra 5 năm/lần là điều cần thiết bởi người phụ nữ bị mất 30% khối lượng xương của mình trong vòng 5 năm từ thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ nhẹ cân có khối lượng xương thấp thì càng có nguy cơ cao. Nếu mật độ xương của bạn có vẻ thấp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm thêm các xét nghiệm để đo tốc độ mất đi khối lượng xương.
Ngoài ra, bạn nên bổ sung canxi cùng với Vitamin D hoặc tập thể dục để củng cố xương của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán loãng xương, hãy đi khám bác sĩ sẽ để kê toa thuốc cùng với các khuyến nghị về chế độ ăn uống.
Kiểm tra tuyến giáp và phân tích nước tiểu
Sau khi bạn 30, các bác sĩ khuyên rằng bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp. Tuyến giáp bị suy yếu có thể là lý do bạn thấy tăng cân, da khô và móng tay giòn. Điều này được đặc trưng bởi mức độ hormone TSH - hormone do một tuyến trong não (tuyến yên) tiết ra cao.
Tuy nhiên, mức độ TSH thấp có nghĩa là bạn có một tuyến giáp hoạt động quá mức mà có thể là lý do của việc mất ngủ, giảm cân và nhịp tim nhanh. Thử nghiệm khác cũng quan trọng không kém là phân tích nước tiểu, một mẫu nước tiểu của bạn sẽ được kiểm tra để xem xét liệu bạn có bị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nào hay các bất thường ở thận như sỏi thận hoặc rối loạn thận và thậm chí có thể phát hiện bệnh tiểu đường loại 2.
Kiểm tra tuyến vú
Chụp nhũ ảnh và khám ngực đều có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Theo hội chống ung thư Mỹ, gần 97% phụ nữ được chẩn đoán và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có tỷ lệ sống 100% và không có dấu hiệu bệnh ung thư tái phát trong vòng ít nhất 5 năm. Trong thực tế, hầu hết các bác sĩ đề nghị bạn nên bắt đầu khám vú lâm sàng ở độ tuổi 20. Kể từ khi quá trình này là không xâm lấn, nó có thể là một phần của kiểm tra sức khỏe hàng năm của bạn.
Sau 30 tuổi, chụp nhũ ảnh được tiến hành hàng năm là điều nên làm. Chụp quang tuyến vú thực hiện bởi một tia X không xâm lấn. Nếu chụp quang tuyến vú phát hiện có dấu hiệu bất thường như cục u, bác sĩ có thể đề nghị phương phápkỹ thuật tạo ảnh cộng hưởng từ, siêu âm vú hoặc thậm chí sinh thiết để biết khối u có phải là ác tính không.
Theo VNE
Những việc cần làm trước khi bạn quyết định có thai Việc đi khám và làm các xét nghiệm trước khi có thai sẽ giúp người phụ nữ xác định khả năng thụ thai của mình và luôn khỏe mạnh trong suốt thai kì. Thưa bác sĩ, chỉ còn 2 tháng nữa là em kết hôn và vợ chồng em quyết định sẽ có em bé ngay sau khi kết hôn. Nhưng em nghe...