Người bệnh viêm cầu thận mạn tính cần ăn uống thế nào?
Chị tôi năm nay 32 tuổi, hơn một năm trước chị ấy bị phù toàn thân, tái đi tái lại nhiều lần. Đã đi khám và được bác sĩ cho biết bị viêm cầu thận mạn tính. Tôi nghe nói, người bị bệnh này phải thực hiện chế độ ăn rất khắt khe như phải ăn nhạt, uống ít nước… Xin hỏi như vậy có đúng không?
Viêm cầu thận mạn tính là một bệnh do tổn thương tiểu cầu thận, tiến triển từ từ và kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân gây bệnh là do viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận có hội chứng thận hư, có thể do bệnh toàn thể hoặc do bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường. Đối với người bị viêm cầu thận mạn tính thì ăn nhạt là vấn đề rất quan trọng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu giữ nước, phù và tăng huyết áp, cắt giảm đạm và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu.
Ảnh minh họa (nguồn Internet).
Nếu trong giai đoạn bệnh kịch phát thì người bệnh không nên làm việc nặng nhọc và phải nghỉ ngơi tại nhà. Người bệnh không được ăn muối và mì chính khi có biểu hiện bị phù (phù trắng, mềm, ấn lõm) mà thay bằng nước mắm và xì dầu (2 thìa mỗi ngày). Khi viêm cầu thận mạn tính biến chứng thành suy thận thì người bệnh hạn chế protid, kiêng ăn chất cay (hành, tỏi, ớt), uống nước ít hơn lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế đường, các loại thực phẩm có nhiều cholesterol, tuyệt đối kiêng rượu, thuốc lá, cà phê, chè đặc và nên ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật, giàu dinh dưỡng như hạt sen, khoai tây, đậu nành.
Như vậy, đối với người bệnh bị suy thận mạn không nên ăn mặn mà nên ăn nhạt, không phải kiêng muối hoàn toàn nhưng lượng muối ăn trong ngày phải tính bao gồm cả muối trong nước mắm và vẫn phải bảo đảm đủ chất dinh dưỡng hằng ngày để bảo đảm sức khỏe. Ngoài ra, người bị viêm cầu thận mạn tính nên ăn nhiều rau, trái cây, ăn ít thịt mà thay bằng đậu hũ, cá, cố gắng ngủ đủ và ở nơi thoáng mát, tinh thần thoải mái, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo SK&ĐS
Nguy hiểm tiềm ẩn đằng sau hương vị của muối
Ngay cả khi biết ăn mặn có hại cho sức khỏe chúng ta vẫn tiêu thụ một lượng muối lớn mà không hề hay biết. Nó được ẩn đi trong nhiều khía cạnh khác nhau của sản xuất lương thực.
Chúng ta đều biết rằng ăn mặn có hại cho sức khỏe, nhưng bạn có thể không biết, ngay cả khi biết như vậy chúng ta vẫn tiêu thụ một lượng muối lớn mà không hề hay biết. Nó được ẩn đi trong nhiều khía cạnh khác nhau của sản xuất lương thực, mà còn khơi dậy ham muốn bí mật của chúng ta dành cho thực phẩm đó.
Theo thống kê, hàng ngày nam giới ở đô thị tiêu thụ khoảng 5 gram muối, và thậm chí 8 gam. Bạn cần natri, nhưng không quá nhiều, giống như mỗi ngày là khoảng 200 mg, nếu dư thừa, bạn sẽ:
Video đang HOT
Hãy cẩn thận với những cái bẫy mặn
1. Suy yếu xương
Sodium khiến cơ thể tiết ra quá nhiều canxi, trên thực tế, mật độ khoáng xương quá cao có tác động tiêu cực. Vì vậy, càng hạn chế lượng natri, xương của bạn càng khỏe mạnh hơn.
2. Nguy cơ ung thư dạ dày
Một nghiên cứu tại Nhật Bản phát hiện ra rằng quá nhiều muối một ngày khiến một người đàn ông trung bình có nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp đôi. Vì vậy, những người thích ăn cá muối và rau ngâm cần ăn hạn chế để tránh xa bệnh ung thư.
3. Dẫn đến sỏi thận
Các nhà nghiên cứu người Ý trong nghiên cứu 5 năm phát hiện ra rằng việc hạn chế lượng protein và muối giúp ngăn ngừa sỏi thận canxi oxalate.
4. Gây ra bệnh tim
Khi lượng muối hàng ngày ít hơn 300 mg, khả năng tâm thu và tâm trương tim sẽ tăng lên rất nhiều. Giảm đáng kể lượng muối mang lợi ích cho bạn.
Muối đến từ đâu?
Để giảm tiêu thụ muối, trước tiên việc bạn cần phải làm là đọc nhãn dinh dưỡng của thực phẩm. Một số quả bom muối bạn cần biết - chẳng hạn như thịt xông khói hoặc bánh quy giòn. Nhưng một số muối lại ẩn giấu trong thực phẩm mà bạn cần phải chú ý.
1. Gà nguyên con
Gà nguyên con đông lạnh cần được tẩm ướp với một chút muối để làm cho nó trông căng bóng và hấp dẫn hơn. Nếu trên nhãn có ghi "10% của dung dịch nước dùng" thì điều dó là tương tự. Trong khi đó một miếng ức gà chỉ chứa khoảng 60mg natri. Vì vậy, các loại đông lạnh, các bộ phận nhìn không ngon như nguyên con nhưng tốt hơn.
2. Mỳ
Mỳ Soba chứa ít hàm lường Natri hơn nhiều so với mỳ gói
Mì ăn liền là tiện lợi, nhưng túi mì thông thường có chứa 280 mg natri chưa bao gồm súp và túi dầu. Tệ hơn nữa, mì gói trong siêu thị thường bạn chứa tới 1434 mg natri. Trong khi đó mì Soba chỉ chứa 68 mg natri. Vậy bạn sẽ sẽ chọn loại nào?
3. Tôm đông lạnh
Hầu hết các động vật giáp xác lưu trữ đông lạnh đã được tẩm ướp qua muối. Ước tính mỗi một con tôm để giữ được 2 ngày cần tới 222 mg natri.
4. Sốt cà chua và mù tạt
Đừng nghĩ rằng vị ngọt của món sốt này là lành mạnh, mỗi thìa nước ép cà chua chứa 167 mg natri, mù tạt có chứa 168 mg.
5. Gà vịt xông khói
Trước khi được xông khói, thực phẩm đã được ngâm trong nước muối, hun khói gà khiến cho mỗi lượng muối tẩm ướp tăng gấp đôi.
Theo PLXH
Giảm ăn mặn - Việc cần làm ngay Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 2 giây lại có 1 người chết vì bệnh tim mạch. Trung bình một năm có 17,5 triệu người chết và dự đoán đến năm 2020 sẽ có 25 triệu người chết vì căn bệnh này. Các nghiên cứu đã chứng minh một trong những nguyên nhân đáng chú ý gây bệnh tim mạch...