Người bệnh tiểu đường nên ăn dầu gì tốt nhất?
Lựa chọn loại dầu ăn tốt nhất luôn là một thách thức, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường vì chúng có thể làm tăng lượng đường và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Với 11 loại dầu dưới đây có thể giúp kiểm soát mức đường huyết và tốt cho sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia cho rằng dầu dừa là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa có thể hỗ trợ cân bằng nội môi bình thường của glucose và tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua chuyển hóa axit béo. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Dầu dừa tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Ảnh: Boldsky
Các bữa ăn được chế biến bằng dầu ô liu có xu hướng chỉ làm tăng một lượng nhỏ lượng đường trong máu so với dầu ngô. Một phân tích tổng hợp về dầu ô liu đã chỉ ra rằng loại dầu này có lợi trong việc kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Bạn có thể sử dụng dầu ô liu để làm nước sốt, nước chấm và nấu ăn ở nhiệt độ thấp. Tránh nấu và chiên với dầu ô liu ở nhiệt độ cao. Ảnh: Boldsky
3. Dầu óc chó
Dầu óc chó rất giàu axit béo không bão hòa đa, omega 3 và nhiều loại vitamin có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường loại 2. Dầu óc chó chứa hàm lượng cao Alpha-linolenic acid (ALA) giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói. Ảnh: Boldsky
4. Dầu hạt lanh
Hạt lanh được coi là thực phẩm chức năng cho bệnh nhân tiểu đường do chứa nhiều axit béo omega 3. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu hạt lanh không có tác động đến insulin, đường huyết lúc đói và mức HbA1c sau khi tiêu thụ. Do đó, có thể kết luận rằng dầu có thể được sử dụng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 thích hợp. Ảnh: Boldsky
Video đang HOT
Dầu hạt Macadamia được biết là có tác dụng cải thiện mức lipid hoặc cholesterol trong cơ thể. Dầu hạt Macadamia rất giàu axit béo không bão hòa đơn, với khoảng 65% axit oleic và 18% axit palmitoleic. Điều này, giúp giảm viêm, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Ảnh: Boldsky
6. Dầu hạt cải
Dầu hạt cải có vị trung tính và có lượng axit béo omega-3 cao. Do lượng chất béo bão hòa thấp, nó được coi là một trong những loại dầu ăn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu hạt cải làm giảm căng thẳng oxy hóa và viêm trong cơ thể, giúp cải thiện các biến chứng tiểu đường. Ảnh: Boldsky
7. Dầu hướng dương
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu hướng dương làm giảm đáng kể lượng đường huyết trong cơ thể. Hàm lượng axit oleic cao trong dầu góp phần làm giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể. Điều này trực tiếp cải thiện mức insulin và lipid làm ngăn ngừa nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, một nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Ảnh: Boldsky
8. Dầu mè
Một nghiên cứu liên kết việc sử dụng dầu mè với việc giảm huyết áp và cải thiện tình trạng chống oxy hóa ở bệnh nhân tiểu đường. Nghiên cứu cũng đề cập rằng dầu mè có thể được sử dụng một cách an toàn với sự kết hợp thuốc để kiểm soát bệnh tiểu đường. Ảnh: Boldsky
9. Dầu bơ
Dầu bơ mang một lượng lớn chất béo không bão hòa đơn và nó cũng là một trong những nguồn axit béo oleic tốt nhất. Chất béo không bão hòa đơn giúp bệnh nhân tiểu đường xử lý glucose và sử dụng insulin hiệu quả hơn. Các chất bổ sung của nó được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa rối loạn chức năng não do bệnh tiểu đường gây ra. Ảnh: Boldsky
10. Dầu cám gạo
Việc hấp thụ cám gạo làm giảm đáng kể tổng lượng cholesterol trong huyết thanh và kháng insulin khi tiêu thụ trong 50 ngày. Dầu cám gạo được làm bằng cách chiết xuất dầu từ lớp ngoài cứng của gạo. Axit oleic trong dầu cám gạo là chủ yếu. Ảnh: Boldsky
11. Dầu lạc
Việc giảm lượng đường trong máu bằng cách tiêu thụ dầu lạc là rất nhỏ nhưng hiệu quả. Nó có xu hướng làm giảm mức cholesterol xấu và tăng mức độ chống oxy hóa trong cơ thể, mà số lượng thấp là nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Ảnh: Boldsky
Rối loạn lipid máu là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và chuẩn đoán điều trị như thế nào?
Rối loạn lipid máu là gì, thực chất đây là tình trạng máu nhiễm mỡ hoặc mỡ máu cao, tình trạng này xảy ra do nồng độ các chất mỡ trong máu tăng cao bao gồm cholesterol, triglycerid và các thành phần khác.
1. Rối loạn lipid máu là gì?
Tình trạng rối loạn lipid máu là gì, đây là tình trạng máu nhiễm mỡ, mỡ máu hay lipid máu bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau trong đó quan trọng nhất có: Cholesterol, triglycerid, mỡ máu tốt (HDL-Cholesterol) và mỡ máu xấu (LDL-Cholesterol.
Rối loạn lipid máu là gì, đây thực tế là tình trạng tăng nhanh một cách bất thường các cholesterol và triglycerid làm giảm mỡ máu tốt trong máu. Việc rối loạn lipid máu là nguyên nhân của các loại bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh lý tim mạch vành, tình trạng nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch tăng huyết áp và hậu quả chúng khiến bệnh nhân có thể bị đột quỵ do tai biến mạch máu não.
Chưa kể tới tình trạng tăng lipid máu còn gây ra viêm tụy cấp, nhiều lần trở thành viêm tụy mạn tính và có thể khiến người bệnh dẫn tới biến chứng bị bệnh đái tháo đường.
2. Rối loạn lipid máu xảy ra do nguyên nhân nào?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra do sự lắng đọng trong cơ thể. Việc giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây tình trạng lắng đọng mỡ trong cơ thể.
Tình trạng rối loạn lipid máu còn xảy ra khi con người gặp phải tâm lý căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng cường sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa lipid.
Nguyên nhân khiến rối loạn chuyển hóa lipid máu còn xảy ra do nguyên nhân ăn uống, khi ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia trong thời gian dài gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu do căng thẳng, stress,... - Ảnh Internet
3. Triệu chứng rối loạn lipid máu
Thông thường, triệu chứng rối loạn lipid máu không có biểu hiện quá rõ rệt, các biểu hiện chỉ ở mức âm thầm và một vài triệu chứng thường gặp xảy ra như sau:
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể như: vã mồ hôi, buồn nôn, hoa măt, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, thở ngắn, thở dốc,...
- Trên cơ thể xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không gây tình trạng đau hay ngứa.
- Khi gặp phải các triệu chứng về tim mạch như: đau thắt ngực, có cảm giác đau tức, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, sau đó đau lan ra hai cánh tay và sau lưng. Cũng có một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, đau buốt.
- Xuất hiện triệu chứng của tiêu hóa như ăn uống có cảm giác đầy bụng, bị ậm ạch gây khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi tình trạng lipid máu tăng cao và kéo dài.
- Khi bệnh rối loạn lipid máu thường gặp ở những người bệnh
Bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung nên có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.
Biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn lipid máu: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa.
4. Các biện pháp điều trị rối loạn lipid máu
Điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em được điều trị chủ yếu bằng thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập. Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc khi điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu để tình trạng rối loạn lipid máu xảy ra có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh - Ảnh Internet
Khi điều trị chuyển hóa ở một số bệnh, với bệnh nhân bị đái tháo đường ưu tiên sử dụng các biện pháp thay đổi lối sống kết hợp với việc sử dụng thuốc. Các bệnh lý suy thận hoặc gan mật cần thực hiện phối hợp với việc điều trị nguyên nhân bệnh và điều trị rối loạn lipid đi kèm.
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống bằng cách thay đổi các lối sống tập thể, việc cải thiện chế độ ăn uống, ăn uống ít dầu mỡ, ăn ít nội tạng, động vật và trứng lộn, hải sản hay việc hạn chế sử dụng các loại như bia, rượu, làm việc khoa học có thể giúp mọi người điều trị tình trạng rối loạn lipid máu.
Lưu ý không tự dùng thuốc điều trị vì các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây tình trạng tăng men gan, làm tiêu cơ vân. Trong khi đó, nếu mắc phải rối loạn chuyển hóa lipid thì người bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên, làm xét nghiệm sinh hóa máu để có thể kiểm tra các chỉ số lipid máu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thời gian sử dụng thuốc để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid cũng cần thường xuyên theo dõi, tái khám định kỳ, không nên bỏ theo dõi lipid máu khi được chuẩn đoán rối loạn lipid máu vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu để mỡ máu tăng cao trong thời gian dài nếu không được kiểm soát. Các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra do lipid máu tăng cao như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tụy cấp.
Những sát thủ song hành cùng Covid-19 Trong số 24 bệnh nhân Covid-19 tử vong trong 17 ngày qua, hơn một nửa có bệnh nền suy thận, gần một nửa bị tăng huyết áp.