Người bệnh sốt xuất huyết có nên truyền dịch tại nhà?

Theo dõi VGT trên

Nếu bù dịch tốt, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết sẽ tránh được mất nước, giảm được biến chứng của bệnh, nhưng có nên truyền dịch tại nhà?

Tại miền Bắc, thời điểm này cũng đang vào mùa mưa, tạo điều kiện cho muỗi sinh sôi nảy nở, dẫn đến các bệnh truyền nhiễm gia tăng, trong đó có sốt xuất huyết.

Theo Bộ Y tế, thống kê tổng hợp từ các địa phương cho thấy, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 190.005 trường hợp mắc, 72 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc tăng 4 lần, tử vong tăng 53 trường hợp.

TS.BS Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện lâm sàng các bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn Aedes Aegypti. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, nguy hiểm và phục hồi.

Người bệnh sốt xuất huyết có nên truyền dịch tại nhà? - Hình 1

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết (khoảng 3 ngày), thường người bệnh có triệu chứng sốt cao, có thể điều trị ở nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt paracetamol nếu sốt cao, uống từ 2 – 3 lít nước/ngày bao gồm oresol, nước hoa quả, sữa, cháo, nước canh nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp bảo vệ thành mạch và làm tình trạng bệnh sớm được cải thiện hơn. Tuyệt đối không uống các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin, Ibubrofen… vì làm tăng nguy cơ xuất huyết. Nhưng từ 3 – 7 ngày tiếp theo, người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Đây chính là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh cần đến cơ sở y tế theo dõi và điều trị đề phòng những biến chứng xảy ra. Ở giai đoạn phục hồi (sau ngày thứ 7), lúc này người bệnh đã tạo ra kháng thể đào thải virus.

TS Nguyễn Đăng Mạnh cho biết, người bệnh sốt xuất huyết thường đột ngột sốt cao từ 39- 40 độ trong 3 – 4 ngày đầu kèm cơ thể mệt mỏi, đau nhức hốc mắt, đau nhức xương khớp, đau đầu. Một số người còn bị viêm họng hoặc viêm đường hô hấp nên không muốn ăn uống. Nếu không biết cách bù nước có thể xảy ra biến chứng ở giai đoạn nguy hiểm như giảm tiểu cầu, máu cô do tăng tính thấm thành mạch, gây thoát huyết tương. Nếu bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc. Đồng thời có dấu hiệu xuất huyết như: xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, xuất huyết ồ ạt do giảm tiểu cầu. Nếu không được theo dõi, bù dịch, truyền khối tiểu cầu có thể nguy hiểm đến tính mạng.

“Việc bù nước điện giải giai đoạn đầu rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị cũng như tiên lượng của bệnh. Nếu bù dịch tốt, bệnh nhân sẽ tránh được mất nước, giảm được biến chứng của bệnh và làm hạn chế những bất lợi giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, còn giai đoạn nguy hiểm tiếp theo, bệnh nhân cần lưu ý để bác sĩ theo dõi chặt chẽ hơn. Do vậy, bệnh nhân cần được khám để bác sĩ chỉ định có nên theo dõi tiếp ở nhà hay phải nhập viện. Đặc biệt, ở ngày thứ 5, 6, 7 là chuyển sang giai đoạn tái hấp thu dịch vào mạch máu. Nếu bù nước quá nhiều sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà” – BS Nguyễn Đăng Mạnh cho biết.

Cũng theo TS.BS Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, việc tự truyền dịch tại nhà hoặc sử dụng dịch vụ y tế tại nhà mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế là hết sức nguy hiểm. Bởi theo bác sĩ, khi truyền dịch tại nhà, người bệnh phải đối diện với rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra, đó là phản vệ đối với dịch truyền. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nêu rõ, không phải bệnh nhân sốt xuất huyết nào cũng cần truyền dịch và được truyền dịch.

Video đang HOT

“Những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, hô hấp, đôi khi việc truyền dịch sẽ làm tăng gánh nặng của tim, dẫn đến việc sẽ nguy hiểm hơn là bệnh nhân không truyền dịch. Vì vậy, bác sĩ tuyệt đối khuyến cáo bệnh nhân không được truyền dịch tại nhà” – BS Hùng cảnh báo.

TS.BS Thân Mạnh Hùng cho biết, việc truyền dịch tại nhà sẽ không được đảm bảo như tại bệnh viện. Vì vậy, việc có thể nhiễm khuẩn vi khuẩn trong quá trình thao tác động tác truyền dịch vào cơ thể rất dễ xảy ra, cần phải hết sức lưu ý.

Theo BS Hùng, trong bệnh cảnh của sốt xuất huyết, những ngày đầu tiên có thể truyền dịch được, còn thời điểm bệnh nhân đang trong giai đoạn thoát dịch, việc truyền dịch không được kiểm soát dễ dẫn đến tràn dịch ở các mạch, tràn dịch màng phổi, tim, bụng, có thể làm nặng thêm tình trạng của bệnh của bệnh nhân.

Các chuyên gia y tế cho biết, từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Đây cũng là giai đoạn có rất nhiều biến chứng xảy ra, cụ thể: Biến chứng nhẹ nhất là xuất huyết dưới da kèm theo cảm giác ngứa da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn là xuất huyết đường tiêu hóa như phân đen, đi ngoài lẫn máu, nôn ra máu tươi hoặc máu đông. Nguy hiểm hơn là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng, viêm não, viêm gan, viêm cơ tim. Những biểu hiện này có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Vì vậy các chuyên gia y tế khuyến cáo người nhà cần theo dõi bệnh nhân sát sao. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu như nôn nhiều, bụng đau không rõ nguyên nhân, đau đầu, đi tiểu ít, vật vã, li bì hoặc có dấu hiệu xuất huyết thì lập tức đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để được theo dõi điều trị, tránh tình trạng để xảy ra diễn tiến nặng (sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí tử vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời.

Nguy kịch vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ chuyển nặng khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhiều người dân vẫn chủ quan 'tự làm bác sĩ', dẫn tới nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Nguy kịch vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà - Hình 1

Bệnh nhân 38 tuổi đang được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Miền Bắc vào mùa nắng nóng kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển. Tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, số ca sốt xuất huyết tăng mạnh vào tháng 8.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 13-8, thành phố ghi nhận 778 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021).

Từ khỏe mạnh chuyển sang nguy kịch

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Thân Mạnh Hùng - phó trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết trong tuần qua, số bệnh nhân sốt xuất huyết nặng nhập viện tăng mạnh so với các tuần trước.

Tại 2 cơ sở của bệnh viện đang điều trị cho 30 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 ca đã tử vong, 4 ca chuyển nặng, 2 trong 4 người này đang trong tình trạng nguy kịch, phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Trong đó, bệnh nhân nữ 38 tuổi ở Hà Nội có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, nhập viện vào ngày thứ 4 của bệnh. Trước đó, chị bị sốt cao, đau đầu, tự điều trị tại nhà hai ngày không đỡ, sau đó chuyển sang đau mỏi người, nôn nhiều. Khi thấy chị bị rối loạn ý thức, lơ mơ, người nhà đã chuyển vào bệnh viện.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu khó thở và thiếu máu, phổi đã có một số tổn thương, có những yếu tố rối loạn đông máu khá nặng. Các bác sĩ đã nhanh chóng truyền dịch, đặt ống nội quản cho bệnh nhân thở máy.

"Hiện tình trạng suy thận của bệnh nhân có xu hướng tăng lên, phải lọc máu liên tục, tiên lượng bệnh nhân rất xấu", bác sĩ Hùng nói.

Cẩn trọng với triệu chứng sốt, tránh nhầm lẫn bệnh

Tương tự, tại Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) từ đầu mùa dịch tiếp nhận khoảng 20 ca bệnh, phần lớn là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Các bệnh nhân nhập viện thường rơi vào tình trạng hạ tiểu cầu rất sâu, thường thì đến ngày thứ 5 trở đi tiểu cầu bắt đầu giảm.

"Thông thường bệnh nhân có tình trạng chảy máu, chủ yếu là chảy máu chân răng, truyền tiểu cầu tương đối nhiều, sau đó bệnh nhân tỉnh, dần hồi phục. Tuy nhiên, cũng có bệnh nhân giảm tiểu cầu rất sâu, khi truyền tiểu cầu thì bị phản ứng, sốc, dễ diễn biến nặng nên cần theo dõi rất sát", một bác sĩ khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị cho hay.

Nguy kịch vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà - Hình 2

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: NGUYÊN BẢO

"Sốt xuất huyết thường diễn biến nặng từ ngày thứ 4 trở đi, giai đoạn này bệnh nhân thường có dấu hiệu chuyển biến, có thể nặng hơn, do đó cần theo dõi sát sao", bác sĩ Hùng chia sẻ.

Ông cũng khuyến cáo Hà Nội đang đối mặt với dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết, dịch cúm, do đó khi có bất kỳ triệu chứng nào về sốt, ho, đau mỏi người thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám. Trường hợp nặng, cần nhập viện thì nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân sốt xuất huyết tuyệt đối không tự truyền nước tại nhà

Nhiều người khi có biểu hiện sốt, mệt mỏi thường tự truyền nước tại nhà hoặc sử dụng những dịch vụ y tế tại nhà mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế. Bác sĩ Hùng nhấn mạnh đây là điều rất nguy hiểm.

Thứ nhất, khi tự ý truyền dịch tại nhà, bệnh nhân có thể xảy ra sốc phản vệ đối với dịch truyền khi không được kiểm soát tốt.

Thứ hai, không phải bệnh nhân nào cũng phải truyền dịch và đủ điều kiện truyền dịch. Bên cạnh đó, tự ý truyền nước tại nhà nếu không may xảy ra sốc phản vệ sẽ khó cấp cứu kịp thời.

Thứ ba, trong điều kiện truyền dịch tại nhà, trang thiết bị y tế như sát khuẩn, bông băng, cồn... không được đảm bảo, dễ xảy ra nhiễm trùng.

Đặc biệt, sốt xuất huyết có những giai đoạn có thể và không thể truyền dịch. Trong ngày đầu tiên có thể truyền dịch được, còn những giai đoạn bệnh nhân đang trong tình trạng thoát dịch hoặc tăng tính thấm thành mạch, việc truyền dịch không được kiểm soát rất dễ dẫn tới tình trạng tràn dịch màng phổi, màng tim... gây suy hô hấp, suy tuần hoàn, vô hình trung khiến bệnh trở nặng thêm.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờBí quyết trường thọ của cụ bà 124 tuổi: Món khoái khẩu gây bất ngờ
08:27:07 16/01/2025
Chuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóaChuyên gia: Bệnh suy thận mạn tính ngày càng trẻ hóa
20:08:11 16/01/2025
Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?Những loại dầu ăn nào bị coi là có hại cho sức khỏe?
21:37:17 16/01/2025
Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?Ăn cam, quýt có giúp giải rượu?
19:58:43 16/01/2025
5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ5 thói quen vào buổi sáng để khắc phục tình trạng gan nhiễm mỡ
20:17:43 16/01/2025
Nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọcNguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng trà túi lọc
04:46:29 16/01/2025
Hai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹpHai bài tập thở loại bỏ độc tố giúp cơ thể khỏe đẹp
21:36:05 16/01/2025
Nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sángNhiều lợi ích sức khỏe khi ăn dứa lúc bụng đói vào buổi sáng
06:08:36 16/01/2025

Tin đang nóng

Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"Nhà báo dùng điện thoại quay clip xe múc đất đá rồi "gợi ý quà Tết"
21:27:21 17/01/2025
Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"Sự thật bất ngờ về clip "thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết"
19:08:37 17/01/2025
Điều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà NộiĐiều tra vụ 4 người trong một gia đình tử vong ở Hà Nội
20:57:53 17/01/2025
Vụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòaVụ gần 47 tỷ đồng gửi Sacombank "bốc hơi": Tạm dừng phiên tòa
21:52:39 17/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bayTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy lông chim và máu trong động cơ máy bay
19:57:16 17/01/2025
Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!Cành đào huyền có giá "ngã ngửa", chính chủ đăng ảnh lập tức có người trả gấp 10 lần giá mua!
21:28:36 17/01/2025
Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9Năm SOOBIN nổi đình đám với hit Phía Sau Một Cô Gái, Hoa hậu Thanh Thủy mới học lớp 9
21:14:51 17/01/2025
Bí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờBí mật về quê sau 11 năm ở Hàn Quốc, chàng trai tặng bố mẹ 'món quà' bất ngờ
23:07:07 17/01/2025

Tin mới nhất

Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

Tư thế yoga cực kỳ đơn giản mang lại nhiều lợi ích

09:06:38 17/01/2025
Tư thế cây cầu là tư thế dành cho người mới bắt đầu. Tư thế này thường được thực hiện vào cuối buổi tập yoga, sau một chuỗi tư thế đứng để giúp làm nóng cột sống.
Nhiều chị em "môi cá trê" vì xăm môi giá rẻ đón Tết

Nhiều chị em "môi cá trê" vì xăm môi giá rẻ đón Tết

09:02:25 17/01/2025
Vừa qua, ThS.BSCKII Nguyễn Tiến Thành, thành viên Hội Da liễu Việt Nam, đã tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng cũng chính vì tâm lý nóng vội này.
Chơi vật tay, nam thanh niên gãy xương

Chơi vật tay, nam thanh niên gãy xương

08:56:48 17/01/2025
Ngày 16/1, Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Đặng Văn Hiếu, Khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E cho biết, khoa mới tiếp nhận trường hợp nam thanh niên 24 tuổi gãy xương vì chơi trò vật tay với bạn.
Nam thanh niên thoát nỗi ám ảnh 50-100 cơn động kinh mỗi ngày suốt 21 năm

Nam thanh niên thoát nỗi ám ảnh 50-100 cơn động kinh mỗi ngày suốt 21 năm

08:54:45 17/01/2025
Từ khi sinh ra đến nay, suốt 21 năm, anh Đ. chịu nỗi đau đớn vì những cơn động kinh hành hạ, với tần suất ngày càng tăng và nghiêm trọng.
Đốt than sưởi ấm suốt đêm, một phụ nữ bị hôn mê

Đốt than sưởi ấm suốt đêm, một phụ nữ bị hôn mê

08:37:26 17/01/2025
Nữ bệnh nhân sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín suốt đêm. Đến sáng, người nhà phát hiện nạn nhân bất tỉnh nên đã khẩn trương đưa đi cấp cứu.
Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

Tập thể dục có vai trò gì với người bị hạ đường huyết?

20:19:14 16/01/2025
Người bị hạ đường huyết cần theo dõi sát sao phản ứng của cơ thể khi thực hiện các bài tập này. Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết như chóng mặt, mệt mỏi, cần dừng tập ngay lập tức và ăn nhẹ để ổn định đường huyết.
Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời

Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời

20:13:29 16/01/2025
Thời tiết lạnh của cuối năm tại TP.HCM, cộng với hệ miễn dịch suy yếu, đang tạo điều kiện cho bệnh viêm đường hô hấp trên bùng phát mạnh. Nhiều người bệnh chủ quan và tự điều trị, khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Hai loại gia vị rẻ tiền trong bếp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Hai loại gia vị rẻ tiền trong bếp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

20:11:25 16/01/2025
Trạng thái sức khỏe, thói quen ăn uống của những người này được nhóm nghiên cứu quan sát trong 8 năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện người ăn ớt ít nhất 4 lần/1 tuần có nguy cơ tử vong vì tim mạch thấp hơn 40%.
Ai cần tiêm uốn ván chủ động?

Ai cần tiêm uốn ván chủ động?

20:05:09 16/01/2025
Ở một số bệnh nhân xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, với cường độ mạnh, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và đe dọa ngừng thở. Các cơn này có thể lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ.
8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

8 loại thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe mắt

20:00:24 16/01/2025
Khoai lang là thực phẩm giàu vitamin A, cần thiết cho sức khỏe giác mạc và thị lực. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa nhiều beta-carotene - tiền chất của vitamin A rất tốt cho sức khỏe mắt.
7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

7 lợi ích sức khỏe của vitamin C

09:34:17 16/01/2025
Vitamin C (acid L-ascorbic) là một trong những loại vitamin có khả năng tăng cường miễn dịch. Vì cơ thể không tự sản xuất được chất chống oxy hóa này nên phải bổ sung từ thực phẩm giàu vitamin C.
Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

Bị cảm lạnh nên làm gì để nhanh khỏi?

06:06:59 16/01/2025
Virus cảm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền nhanh chóng qua giọt bắn trong không khí mỗi lúc người bệnh ho; hắt hơi hoặc nói.

Có thể bạn quan tâm

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Solskjaer trở lại ghế nóng, chuẩn bị đối đầu Mourinho

Sao thể thao

00:59:51 18/01/2025
Ole Gunnar Solskjaer sắp được bổ nhiệm làm HLV trưởng của Besiktas - đội bóng giàu truyền thống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Besiktas hiện chưa có thuyền trưởng chính thức sau khi sa thải Giovanni van Bronckhorst hồi tháng trước.
Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Dọn nhà, cặp đôi vứt nhầm gần 800 triệu đồng tiền mặt vào thùng rác

Lạ vui

00:59:26 18/01/2025
Trong lúc bất cẩn, cặp vợ chồng trẻ đã ném nhầm 230.000 Nhân dân tệ (gần 800 triệu đồng) tiền tiết kiệm vào túi giấy rồi vứt đi. Khi phát hiện ra, cả hai vội gọi người giúp tìm kiếm.
Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ

Nóng: Sao nam 10X bị lừa bán sang biên giới Thái Lan được giải cứu thành công, nhìn ngón tay cái ai cũng thấy khiếp sợ

Sao châu á

23:45:51 17/01/2025
Ngày 17/1, Sina đưa tin nam người mẫu diễn viên Dương Trạch Kỳ đã được giải cứu và đoàn tụ với gia đình sau 28 ngày mất tích trên đất Thái Lan.
Phim cổ trang gây bão MXH nhờ lập kỷ lục 19 năm mới có 1 lần, cặp chính nhan sắc tuyệt đỉnh càng xem càng cuốn

Phim cổ trang gây bão MXH nhờ lập kỷ lục 19 năm mới có 1 lần, cặp chính nhan sắc tuyệt đỉnh càng xem càng cuốn

Phim châu á

23:43:33 17/01/2025
Ngày 16/1, trang 163 đưa tin bộ phim Quốc Sắc Phương Hoa đã vượt qua Đại Phụng Đả Canh Nhân để vươn lên đứng top 1 thị phần khán giả với 20,3% tương đương đạt 56 triệu lượt xem/ngày.
Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Taylor Swift rơi vào vòng xoáy kiện tụng quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

23:37:06 17/01/2025
Cuộc chiến pháp lý giữa Justin Baldoni và Blake Lively xoay quanh vụ kiện quấy rối tình dục sau khi ra mắt phim It Ends With Us có diễn biến mới, khi mới đây cái tên Taylor Swift đã được nhắc đến.
Cô gái đóng 'tiểu tam' gây sốt vì ăn 20 cú tát là ai?

Cô gái đóng 'tiểu tam' gây sốt vì ăn 20 cú tát là ai?

Hậu trường phim

23:34:02 17/01/2025
Trong những tập phát sóng gần đây của Tiểu tam không có lỗi?, phân đoạn Thiên Kim (Minh Khuê thủ vai) đối chất với Hana và cho tiểu tam cú tát trời giáng nhận được sự quan tâm của người xem.
Phương Nhi làm dâu hào môn, Mai Phương - Bảo Ngọc ra sao sau Miss World Vietnam?

Phương Nhi làm dâu hào môn, Mai Phương - Bảo Ngọc ra sao sau Miss World Vietnam?

Sao việt

23:31:22 17/01/2025
Ghi tên mình vào top 3 cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022, Mai Phương - Bảo Ngọc - Phương Nhi có cho mình định hướng riêng sau 2 năm.
Công an Hà Nội phá đường dây mua bán thận

Công an Hà Nội phá đường dây mua bán thận

Pháp luật

23:03:05 17/01/2025
Qua mạng xã hội, nhóm của Tân đã tìm và kết nối được 2 vụ mua bán thận. Sau mỗi phi vụ, Tân và đồng bọn kiếm hàng chục triệu đồng.
Tiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờ

Tiếp viên hàng không xinh đẹp bỏ việc về quê nuôi lợn nhận cái kết bất ngờ

Netizen

22:53:09 17/01/2025
Từ bỏ việc tiếp viên hàng không yêu thích, cô gái xinh đẹp 27 tuổi quyết định về quê chăn nuôi lợn để được sống gần bố mẹ.
10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

10 thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Israel - Hamas

Thế giới

22:32:04 17/01/2025
Trong hơn 15 tháng, cuộc xung đột giữa Israel và Hamas đã xảy ra hàng loạt biến cố lớn không chỉ ở Dải Gaza mà còn trên cả khu vực.
"Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau gần 2 thập kỷ

"Gặp nhau cuối tuần" trở lại VTV3 sau gần 2 thập kỷ

Tv show

22:19:38 17/01/2025
Thông tin chương trình Gặp nhau cuối tuần trở lại VTV3 sau 19 năm phát sóng, nhận được sự chú ý và khiến khán giả đứng ngồi không yên .