Người bệnh hẹp van hai lá cần lưu ý gì trong tập luyện?
Tập luyện thường xuyên là một phần của lối sống lành mạnh, mang lại lợi ích cho người bệnh hẹp van hai lá.
Tuy nhiên, khi vận động, người bệnh cần lưu ý gì để đảm bảo không gây hại sức khỏe?
1. Người bệnh hẹp van hai lá có nên tập thể dục không?
Hẹp van hai lá là tình trạng bất thường của van tim hai lá khi không thể mở hoàn toàn, cản trở lưu lượng máu từ tâm nhĩ trái tới tâm thất trái.
Điều này khiến cho một lượng máu ứ lại tâm nhĩ trái, tăng áp lực và khiến máu ứ tại phổi gây mệt, khó thở. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân hẹp van hai lá nên được khuyến khích tiếp tục tập luyện ở cường độ thấp nhất mặc dù có khó thở khi gắng sức.
Tập thể dục đều đặn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe tổng thể và tim mạch. Trái với suy nghĩ khá phổ biến “người mắc bệnh tim cần nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường”, những bệnh nhân hẹp van hai lá có thói quen tập luyện thường xuyên thường cảm thấy tâm lý sảng khoái hơn và chất lượng cuộc sống gia tăng.
Quá trình vận động đốt cháy calo, nhờ đó mà người bệnh có thể kiểm soát cân nặng khỏe mạnh. Không những thế, thể thao cũng giúp quản lý tình trạng huyết áp cao, đái tháo đường…
Thậm chí, đối với các trường hợp hẹp van tim mức độ nhẹ và chưa biểu hiện thành triệu chứng, việc vận động, thay đổi chế độ ăn uống lúc này có giá trị dự phòng, ngăn ngừa quá trình tiến triển của bệnh và nguy cơ hình thành các biến chứng.
2. Một số hình thức tập luyện phù hợp với người bệnh hẹp van hai lá
- Yoga: Tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bệnh hẹp van hai lá. Bằng cách kết hợp các bài tập thể chất nhẹ nhàng với hơi thở sâu, yoga giúp giảm nhịp tim, giảm căng thẳng và hạ huyết áp. Điều này làm cho yoga trở thành một hình thức tập luyện an toàn, lành mạnh với mọi lứa tuổi.
Video đang HOT
Người mới bắt đầu tập nên thực hiện từ những động tác dễ, sau đó, nếu muốn có thể thực hiện các tư thế khó hơn. Người bệnh hẹp van hai lá nên tránh các tư thế đặt đầu dưới tim, chẳng hạn như trồng cây chuối và các tư thế lộn ngược khác.
- Kéo giãn: Các bài tập kéo giãn giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ thể, làm giảm huyết áp, điều chỉnh nhịp tim – có lợi đối với người bệnh hẹp van hai lá.
Bạn nên tập kéo căng từng nhóm cơ chính (chẳng hạn như chân, tay, lưng, lõi trung tâm) trong khoảng 30 giây, có thể kéo dài từ 2 đến 7 ngày mỗi tuần – đây là bài tập an toàn để thực hiện hàng ngày.
Người bệnh hẹp van hai lá nên tiếp tục tập luyện ở cường độ thấp nhất mặc dù có khó thở khi gắng sức.
- Đi bộ: Đi bộ là hoạt động lý tưởng để người bệnh hẹp van hai lá xây dựng thói quen tập luyện đều đặn. Đi bộ làm tăng nhịp tim, nhưng không khiến bạn khó thở. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo nên tăng cường hoạt động cho đến khi bạn thở nhanh hơn nhưng vẫn có thể tiếp tục trò chuyện.
- Đạp xe: Bất kỳ hoạt động nhịp nhàng liên tục nào, như đạp xe, đều có lợi cho người mắc bệnh hẹp van hai lá. Nghiên cứu cho thấy rằng đạp xe giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, cải thiện mức cholesterol và giảm huyết áp rất hiệu quả.
- Bóng bàn, cầu lông: Nên chơi tùy sức, nhẹ nhàng để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
3. Lưu ý khi tập thể dục đối với người bệnh hẹp van hai lá
Khi tập luyện, người bệnh hẹp van hai lá cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khởi động trước khi tập: Khởi động luôn là bước quan trọng đối với tất cả mọi người tham gia thể dục thể thao. Với trường hợp mắc bệnh, khởi động thật kỹ sẽ giúp hệ tuần hoàn thích nghi từng bước với cường độ vận động.
- Lắng nghe cơ thể trong quá trình tập luyện: Người bệnh hẹp van hai lá nên tập các bài tập nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều sức mạnh. Việc tập luyện quá gắng sức có thể gây phản tác dụng.
- Chú ý đến thời tiết: Tập luyện trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho sức khỏe. Nếu tập luyện ở ngoài trước, đừng quên kiểm tra thời tiết trước khi ra khỏi nhà.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Để có được kế hoạch tập luyện phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về hình thức và tần suất tập luyện.
Kịp thời cấp cứu và hỗ trợ người bệnh vùng bão, lũ
Ngay sau khi tiếp nhận nạn nhân từ các tỉnh bị lũ lụt, sạt lở đất chuyển về, nhiều bệnh viện tuyến trên đã xuyên đêm tổ chức mổ cấp cứu, nỗ lực cao nhất để cứu chữa cho người bệnh.
Hội chẩn qua hệ thống Telemedicine giữa các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và bệnh viện tuyến dưới để đưa ra phương án phẫu thuật cấp cứu cho một nạn nhân.
Trong đêm 10/9 và sáng 11/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức liên tục tiến hành hội chẩn cấp cứu từ xa cho các nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở, lũ quét tại Yên Bái, Lào Cai. Sáng 11/9, một bệnh nhân trong vụ sạt núi tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được chuyển về, được các sĩ phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức.
Trong đêm 10/9, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khẩn trương hỗ trợ cấp cứu cho một nữ bệnh nhân được tìm thấy sau 5 tiếng bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại thị trấn Văn Yên, tỉnh Yên Bái trong tình trạng ngưng tim. Bệnh viện đã trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với hai cơ sở y tế là Trung tâm Y tế huyện Văn Yên (Yên Bái) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để chuyển bệnh nhân về Phú Thọ trong đêm, kịp thời đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân qua hệ thống Telemedicine.
Sáng 11/9, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp hội chẩn trực tuyến cấp cứu các bệnh nhân bị lũ quét vùi lấp tại thôn Làng Nủ, trong đó có một bệnh nhi 7 tuổi vỡ gan độ I, chấn thương tuyến thượng thận, chấn thương sọ não, gãy 1/3 giữa xương đùi trái. Ngoài ra, một nam bệnh nhân trú tại thôn Làng Nủ bị cuốn trôi theo lũ được đưa vào Bệnh viện Bảo Yên cấp cứu, sau đó chuyển về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Nạn nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương, đã được phẫu thuật ngay lập tức, cắt bỏ một bên chân trái, tiếp tục theo dõi chấn thương.
TS Dương Đức Hùng, Giám Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trong những ngày tới, có thể còn rất nhiều trường hợp cấp cứu nữa, do vậy bệnh viện duy trì hội chẩn online 24/24 giờ với tất cả các đầu cầu phía bắc để kịp thời chỉ đạo, hỗ trợ chuyên môn. Trong trường hợp cần thiết, bệnh viện sẽ tăng cường ê-kíp bác sĩ cho tuyến dưới.
Hiện, bệnh viện sẵn sàng các phương án ứng phó khẩn cấp với thảm họa, tai nạn thương tích hàng loạt trong mưa lũ. Sáu kíp đã sẵn sàng lên đường bất cứ lúc nào để chi viện, hỗ trợ cho tuyến dưới.
Ngay trong ngày 14/9 một đoàn công tác của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lên hỗ trợ Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên trong công tác chăm sóc, điều trị cho các người bệnh.
Hiện, các cơ sở y tế tuyến dưới cũng gặp khó khăn về máu do số lượng máu cấp cứu cho tai nạn chấn thương tăng đột biến. Vì vậy, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã tổ chức hiến máu toàn viện để chi viện cho tuyến dưới ngay trong tuần này. Bệnh viện đã sẵn sàng huy động mọi vật tư y tế, thuốc men và nhân lực cho công tác cấp cứu tại chỗ.
Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận hai nạn nhân của trận lũ quét kinh hoàng ở thôn Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai). Cụ thể, lúc 0 giờ 30 phút ngày 12/9, Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận người bệnh Hoàng Văn V. (nam, 31 tuổi, dân tộc Tày, địa chỉ Làng Nủ) trong tình trạng nguy kịch. Khi gặp nạn, nạn nhân được sơ cứu sau đó đưa vào Bệnh viện huyện Bảo Yên, rồi chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai.
Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán nạn nhân bị đa chấn thương, phải thở máy, mở màng phổi dẫn lưu dịch khí, soi hút phế quản ra nhiều sỏi, đá và bùn đất. Tuy nhiên do tình trạng nặng, nguy cơ tử vong cao, người bệnh được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai. Khi nhập viện Bạch Mai, người bệnh trong tình trạng: hôn mê, thở theo bóp bóng qua nội khí quản, xây xát toàn thân, nhiều vết thương chảy máu, siêu âm nhiều dịch nghi máu trong ổ bụng, dịch màng phổi hai bên, xét nghiệm có rối loạn đông máu rất nặng... Các bác sĩ nhanh chóng áp dụng nhiều kỹ thuật để cấp cứu người bệnh kịp thời như cho thở máy theo chiến lược bảo vệ phổi, lọc máu liên tục...
Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ đạo Trung tâm Hồi sức tích cực và các đơn vị trong bệnh viện tập trung các nguồn lực con người, trang thiết bị vật tư và thuốc men tốt nhất để cấp cứu nạn nhân. Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn toàn viện gồm các chuyên gia đầu ngành về hồi sức cấp cứu, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, huyết học, truyền nhiễm, dinh dưỡng... để cứu chữa người bệnh.
Hiện nay, người bệnh đang được an thần, giãn cơ, ECMO hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, lọc máu liên tục phối hợp lọc máu hấp phụ, kháng sinh phổ rộng tối ưu, nội soi bơm rửa phế quản... Tuy nhiên, tình trạng suy đa tạng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, cho nên Bệnh viện Bạch Mai đã lập nhóm chuyên trách theo dõi điều trị và cập nhật thường xuyên diễn biến người bệnh để các chuyên gia đầu ngành thảo luận đưa ra phương án tốt nhất.
Nạn nhân thứ hai của vụ sạt lở đất bản Làng Nủ được chuyển xuống Bệnh viện Bạch Mai là bé gái 11 tuổi, dân tộc Tày. Bố mẹ cháu làm thợ xây ở Hà Nội và anh trai đi học nên thoát nạn. Bệnh nhi sống cùng gia đình nhà cậu và ông bà ngoại. Hiện cháu đang được điều trị tích cực tại Trung tâm Nhi khoa.
Thường xuyên khát nước, bé 8 tuổi bất ngờ được phát hiện căn bệnh phải dùng thuốc cả đời Đái tháo đường type 1 thường được gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin. Bệnh thường được chẩn đoán ở trẻ em, có thể khởi phát từ vài tháng tuổi, độ tuổi hay gặp nhất là 10 - 14 tuổi. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh... Ca bệnh điển...