“Người bạn” của teens cũng thật nhiều rắc rối
Hẳn suốt thời đi học, người bạn đồng hành từ nhà đến trường mỗi ngày không ai khác đó chính là xe buýt lúc nào cũng đúng hẹn! Nhưng trên “người bạn ấy” luôn ẩn rất nhiều mối nguy hiểm lẫn phiền phức.
“Dị ứng” với những vật quý giá
Nên để tránh va chạm với nguy hiểm thì tốt nhất bạn nên cất thật kỹ những món đồ có giá trị như bóp tiền, trang sức, điện thoại,… các kiểu đi nhé! Xe đông người, lại thường xuyên trong tình trạng chật kín. Vì thế những kẻ xấu luôn lợi dụng làm địa bàn hành nghề cắp trộm đồ của khách. Mà nạn nhân đa số là các bạn học sinh của chúng ta và những bạn tân sinh viên vừa mới lên thành phố nhập học.
Teen nhà ta rất hay vô tư lấy điện thoại ra nhấn tin nhắn, post ảnh, nghe nhạc với ipod hay thậm chí là ngủ một cách ngon lành trên buýt mà không một chút đề phòng nào cả. Và sau giấc ngủ ấy, nhiều bạn hốt hoảng với những món đồ không cánh mà bay, bỏ lại chủ nhân cứ ngẩn người ra không biết mình đã bị mất lúc nào…!?
Bạn Thanh Hiền (18 tuổi, tân sinh viên ĐHQG TP.HCM) trong một lần đi xe buýt số 19 từ làng đại học ra chợ Bến Thành, do chưa quen nên Hiền cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi, Hiền quyết định chợp mắt một tí trong sự yên tâm vì đã để điện thoại vào túi quần. Sau khi xuống Bến Thành, Hiền bất ngờ khi không thấy điện thoại đâu cả, lục tung cả ba lô cũng chẳng thấy, thế là cô bạn cứ đứng thẩn người ra vì không biết ai đã lấy điện thoại và lấy từ khi nào?
Nói điều này không có nghĩa các bạn học sinh không được nghe nhạc, nhắn tin hay nghe điện thoại trên xe buýt để lấy tinh thần trước khi vào trường đâu nhé. Nhưng tuyệt đối các bạn phải hãy thật cẩn thận, tốt nhất là để điện thoại và tiền vào ngăn kín nhất của cặp, không nên để vào ngăn khóa ngoài của túi xách hay ba lô, vì chỉ cần một vài động tác thì bạn phải nói lời tạm biệt với chú “dế” yêu hay cái ipod cùng số tiền dành cho cả tuần sinh sống.
Dùng vé tập tháng hay vé năm để tiết kiệm?
Video đang HOT
Với những bạn mà trường học quá xa nhà, ngày nào cũng phải đi buýt đến trường thì vé tập hay vé năm là sự lựa chọn tuyệt vời trong việc tiết kiệm chi tiêu.
Nếu trả bằng tiền, teen phải chi 8 nghìn cho một lượt cả đi lẫn về, nếu ngày nào cũng phải đến trường thì trung bình một tháng bạn mất ít nhất 300 nghìn, trong khi đó giá của một vé tập tháng là 84 nghìn cho 60 vé dùng cho cả tháng và 90 nghìn cho 30 vé sử dụng cả năm. Dùng vé tập hay năm không những giúp bạn tiết kiệm tiền xe mà còn không phải lăn tăn đổi tiền lẻ mỗi khi cần đi xe buýt nữa.
Trung Tín (19 tuổi, sinh viên ĐHKHXH & NV TP.Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Nhà mình ở quận 10, trong khi trường lại có cơ sở hai ở tận làng đại học quốc gia quận Thủ Đức nên phương tiện đi học quen thuộc của mình chính là xe buýt, vào thời gian đầu mình dùng tiền để trả vé xe nên chi phí đi lại rất tốn kém. Thấy tình hình không ổn, mình quyết định mua vé tập tháng để đi xe buýt, quả thật vừa rẻ lại rất phù hợp với túi tiền sinh viên.”
Xe buýt lúc nào cũng đông người, và rất dễ xảy ra những vấn đề rắc rối đấy các bạn ạ. (Ảnh minh họa)
Nhớ là khi dùng vé tập tháng, các bạn nên xuất trình thẻ sinh viên và cả sấp vé tập khi nhân viên đến soát nhé, đây là qui định của các tuyến xe buýt trên thành phố dành cho những bạn sinh viên sử dụng vé tập tháng khi đi buýt, làm thế để chứng minh bạn là sinh viên và không sử dụng chung sấp vé với ai cả. Các bạn nên lưu ý nhé!
Không nói chuyện quá lớn, nghe nhạc to trên xe
Đừng nghĩ rằng xe buýt là nơi công cộng thì bạn có quyền làm gì thì làm. Một số bạn khi đi xe buýt thì thản nhiên tám chuyện, cười nói lớn tiếng với nhau mà không hề đề ý đến mọi người xung quanh. Thậm chí còn mở nhạc điện thoại thật lớn mà không hề sử dụng tai phone.
Khánh Phương (18 tuổi, quận Thủ Đức) trong một lần đi xe buýt số 52 đã trông thấy cảnh tượng rất ư là không lịch sự của một nhóm bạn học sinh. Từ khi bước lên xe buýt đã cười nói rất lớn tiếng, vô tư đùa giỡn với nhau mặc cho ánh mắt khó chịu của mọi người trên xe buýt. Thậm chí khi bị chị soát vé nhắc nhở các bạn cũng chẳng quan tâm và vẫn cười đùa với nhay. Chỉ khi chú tài xế vì muốn giữ trật tự cho mọi người nên đã lên tiếng nhắc nhở thì các bạn ấy mới chịu thôi.
Hồng Ngọc (19 tuổi, quận 5) thì cực kì khó chịu với một số bạn học sinh mở nhạc thật lớn khi đi xe buýt. Mặc cho nhân viên soát xé đã nhiều lần nhắc nhở, các bạn ấy không chỉ không mở nhỏ, không đeo tai nghe mà còn mở nhạc càng lúc càng lớn.
Tôn trọng không gian chung và môi trường công cộng trên xe buýt, cũng là cách thể hiện sự văn minh và tinh thần sống tốt của teen và các bạn học sinh/ sinh viên nữa đấy. Để tránh những phiền phức không đáng có thì bạn cũng phải thật cẩn thận mỗi khi cùng “người bạn” này đến trường hay đi đến bất cứ đâu.
Theo PLXH
Teen và "giờ giới nghiêm"
Ban đêm có rất nhiều những mối nguy hiểm có thể xảy đến với teen nếu ở bên ngoài quá khuya. Chính vì vậy mà bố mẹ chúng mình thường phải đặt ra một "giờ giới nghiêm" cho những buổi đi chơi của teen
Ở Việt Nam, người lớn hay quan niệm rằng đi chơi đêm là xấu, nhất là với teen thì bố mẹ mình thường có ý nghĩ: "Không có việc gì mà phải đi vào ban đêm. Ban ngày đi học, tối về ăn cơm rồi lên phòng học bài". Tất nhiên là trừ những lớp học thêm cũng mở vào ban đêm, teen được bố mẹ đưa đón, thì còn lại, hầu như các bạn ấy đều ở nhà vào buổi tối. Xét về nhiều mặt, việc đặt ra giờ giới nghiêm cho teen là quyết định đúng đắn của bố mẹ. Đó cũng là một cách để bảo vệ chúng mình. Tuy vậy, giới trẻ lại có những suy nghĩ khác nhau về giờ giới nghiêm. Hãy cùng chúng tớ tìm hiểu nhé!
Trà My (16t) chia sẻ rằng bố mẹ bạn ấy không đặt ra giờ giới nghiêm cho My, nhưng cũng không vì thế mà không kiểm soát con cái. " Mình chưa bao giờ đi chơi quá khuya. Khoảng sau 9h tối mà chưa thấy mình về thì bố hoặc mẹ sẽ gọi điện nhắc nhở. Khi đó sẽ phải tự biết để về, nếu không gia đình sẽ lo lắng. Dù không nói ra, nhưng mình cũng ngầm hiểu giờ giới nghiêm của mình là từ 9 đến 10h. Phải nghiêm chỉnh chấp hành thôi".
Phương Anh (16t) cũng cho biết bạn ủng hộ quy định giờ giới nghiêm của bố mẹ đặt ra. Theo P.Anh, ban đầu có vẻ hơi gò bó nhưng khi đã trở thành thói quen, sẽ không có chuyện đi chơi về muộn nữa. Là con gái nên việc ra đường ban đêm rất nguy hiểm và cho dù với lý do gì thì cũng ít khi được ủng hộ. Cô bạn tâm sự: " Giờ giới nghiêm thực sự đã giúp tớ có thời gian biểu hợp lý hơn, có ý thức tự bảo vệ mình hơn".
Hay Việt Hùng (18t) thoải mái cho biết là con trai nên giờ giới nghiêm của bạn ấy được nới lỏng lên là 11h đêm. Làm gì thì làm nhưng cũng phải về nhà trước 11h, xê dịch trong 10 phút, trừ khi có việc quan trọng của tập thể và báo trước với bố mẹ, được bố mẹ kiểm chứng thì sẽ có ngoại lệ. " Như lần trường tớ cắm trại vào 26/3, tớ cùng một số bạn nam xin ngủ lại ở trại. Bố mẹ thấy lý do cũng chính đáng nên đã đồng ý". Hùng cũng chia sẻ thêm: " Việc chấp hành giờ giới nghiêm của bố mẹ cũng không có gì là khó. Với độ tuổi như chúng tớ thì về nhà sớm là điều cần thiết. Nó sẽ giúp tránh được những vấn đề xấu có thể xảy đến bất ngờ hay những bồng bột của tuổi trẻ nữa."
Tuy nhiên, không đồng quan điểm với My, Phương Anh, V.Hùng , một số teen lại cho rằng việc đặt ra giờ giới nghiêm của bố mẹ là một hình thức áp đặt và không hiệu quả.
H.Phương (17t) là một trong số những bạn không ủng hộ việc quy định giờ giới nghiêm của bố mẹ. Theo Phương, nên để mình tự có trách nhiệm với bản thân thì sẽ tốt hơn. Bạn ấy chia sẻ:" Bữa tiệc sinh nhật của bạn bè mình, nếu tổ chức ở quán bar hay sàn thì cũng đều từ 10h đến 11h đêm mới bắt đầu nóng. Những lúc ấy mà lại vướng phải giờ giới nghiêm thì tiếc lắm. Chỉ mong được ở lại chung vui cùng các bạn thôi mà, có gì xấu đâu".
Còn T.Đạt (19t) thì đau đầu vì đã học đại học rồi mà vẫn bị giờ giới nghiêm "chèn cửa". Đạt tâm sự: " Đi chơi với bạn gái mà cũng chẳng thoái mái, lẽ ra nàng phải là người dục về trước thì đằng này bao giờ tớ cũng chủ động thời gian đưa nàng về. May mà nàng là bạn học và biết rõ hoàn cảnh của tớ từ hồi cấp 3 nên cũng thông cảm được, không thì... " - Cậu bạn nhăn nhó.
Hay một số ít teenboy cũng hiếm khi chấp hành giờ giới nghiêm, bởi những cuộc đi "bão" của các anh chàng đều xuất phát từ sau 12h đêm. "Tìm cảm giác mạnh mà lại nhìn đồng hồ xem đã tới giờ về nhà chưa thì mất hứng lắm" - Một boy cho biết.
Thiết nghĩ như với trường hợp của H.Phương, đi sinh nhật bạn ở bar hay sàn nhảy và lấy lý do ở lại chúc mừng bạn mà về muộn cũng không phải là một quyết định hoàn toàn đúng. Bởi khi tiệc đã lên đến cao trào, teen có thể rất khó kiểm soát bản thân. Giờ giới nghiêm của bố mẹ sẽ giúp chúng ta tránh được những việc không đáng có ấy. Còn với T.Đạt, cậu bạn có thể trực tiếp trình bày ý kiến với bố mẹ và xin được nới lỏng giờ về. Nếu lý do phù hợp, chắc chắn bố mẹ bạn ấy sẽ đồng ý thôi mà.
Giờ giới nghiêm mà bố mẹ đặt ra, xét ở nhiều khía cạnh thì thực sự cần thiết cho teen, bảo vệ teen tránh khỏi những vấn đề xấu, rèn cho chúng mình thói quen tốt và có ý thức hơn với bản thân. Vậy nên trước hết chúng mình hãy nghiêm chỉnh chấp hành giờ giới nghiêm, thể hiện mình là người có thể để các bậc phụ huynh tin tưởng đã nhé. Khi ấy biết đâu, bố mẹ lại hủy bỏ lệnh giới nghiêm cho chúng mình thì sao?
Theo PLXH
Bí quyết để có nụ hôn đầu tiên với nàng Tạo sự chú ý bằng ngôn ngữ thân thể. Tạo một tư thế ngồi ngay thẳng, hơn ưỡn ngực và để vai thật thoải mái. Hình minh họa Bạn đã bao giờ hẹn hò với bạn gái mà chưa biết làm sao thực hiện nụ hôn đầu tiên với cô ấy chưa? Sự thật là, nếu bạn không biết cách để thúc đẩy...