Người Anh cả của báo chí Việt Nam
Đại tướng, người Anh Cả của quân đội, một trí thức lớn của dân tộc ra đi vào mùa thu cách mạng, mùa thu lịch sử khai sinh đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cả nước và các thế hệ anh bộ đội Cụ Hồ thảng thốt, bàng hoàng khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, người học trò xuất sắc của Bác Hồ đã về thế giới Người Hiền vào 18 giờ 30 phút ngày 4/10, nhằm ngày 30 tháng Tám Quý Tý. Đại tướng, người Anh Cả của quân đội, một trí thức lớn của dân tộc ra đi vào mùa thu cách mạng, mùa thu lịch sử khai sinh đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Mỗi một người dân Việt Nam, bạn bè quốc tế, lớp lớp những anh lính Cụ Hồ từng theo sát vị Tổng tư lệnh làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu và chiến thắng 30/4/1975, thu non sông về một mối đều trào dâng niềm xúc động, tự tìm cho mình một biểu lộ tình cảm trân trọng, tiếc thương vô hạn vị Đại tướng huyền thoại, văn võ thông tuệ, đạo đức cao cả.
Với các thế hệ nhà báo trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và cả những năm hòa bình, xây dựng đất nước thân yêu không thể quên, không thể phai mờ kỷ niệm được gần gũi phỏng vấn, hoạt động báo chí bên cạnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các phóng viên mặt trận có những bài viết, tấm ảnh đẹp, sinh động về Đại tướng đều nhận được tình cảm, sự gợi mở, chia sẻ trìu mến của Anh Văn, cái tên do Bác Hồ đặt mà Đại tướng rất thích. Còn nhớ một phóng viên mặt trận B4 kể lại, năm 1973, ở căn cứ Trường Sơn, Đại tướng đang dự họp thì nghe tiếng lao xao, gắt gỏng phía ngoài.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với các nhà báo tại Đại hội Đảng bộ Nghệ Tĩnh năm 1985 (tác giả đứng hàng đầu thứ 3 từ trái qua.
Biết chuyện một nhà báo tới dự hội nghị bị ngăn lại, Đại tướng đã bảo một vị chỉ huy cao cấp cứ cho nhà báo vào hoạt động nghề nghiệp. Sau buổi họp có ý nghĩa đánh giá thắng lợi chiến dịch đường 9 – Nam Lào năm 1972, để đồng cảm với người phóng viên vừa bị đuổi thẳng thừng, Đại tướng đã trò chuyện thân tình, làm dịu nỗi mặc cảm của anh phóng viên mặt trận, rồi “nhờ nhà báo” hướng dẫn cách sử dụng máy ảnh Pratica. Và nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng, phóng viên báo Trường Sơn đã chớp được khoảnh khắc Đại tướng cầm máy ảnh chọn bố cục, chụp hình ảnh bộ đội vận tải Trường Sơn chuẩn bị đưa hàng vào chiến trường. Hàng chục vạn tấm ảnh đặc tả vị Đại tướng trên trận địa, ngoài mặt trận bên cán bộ, chiến sĩ, nhân dân quây quần, tràn đầy niềm tin chiến thắng được khơi nguồn sáng tạo, niềm say mê của nhà báo từ chính nhân vật Võ Nguyên Giáp. Trong phong cách tự tin, pha chút hóm hỉnh của mình, Đại tướng không ít lần làm các nhà báo phương tây ngỡ ngàng, cảm phục và cả sự biết ơn nguồn tư liệu sống động cho thành công một tác phẩm báo chí dành cho hãng thông tấn Roi Tơ, UPI, AFP…
Địa chỉ nhà riêng Đại tướng ở phố Hoàng Diệu trở nên gần gũi, thân quen, rộng mở với nhà báo, Đại tá Trần Hồng và biết bao nhà văn, nhà báo trong, ngoài quân đội. Một bài viết thành công, gây dư luận tích cực của nhà báo Giao Hưởng, phóng viên Báo Lao Động cũng được Đại tướng Võ Nguyên Giáp bổ sung tư liệu về liệt sĩ Phùng Chí Kiên tại nhà riêng của Đại tướng. Với nhà báo, còn có hạnh phúc nào hơn khi được tiếp xúc với người Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam.
Với quê hướng Bác Hồ và là quê hương người vợ đầu, Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái, hy sinh trong nhà lao thực dân năm 1941 và giáo sư Đặng Thị Hà, người vợ thứ hai, Đại tướng dành tình cảm đặc biệt không chỉ với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Phó Thủ tướng Chính phủ mà như người con rể hiếu nghĩa, vẹn tròn cả hai.
Trong những chuyến công tác về Nghệ An, làm việc với tập thể lãnh đạo tỉnh, bao giờ Đại tướng cũng nhắc bố trí cho nhà báo hoạt động. Một chuyến thăm quê vợ ở Thanh Xuân, Thanh Chương, nhà báo Thanh Hảo bị “mời xuống xe”, biết chuyện, Đại tướng nhắc Bí thư Tỉnh ủy Võ Thúc Đồng không nên đối xứ với nhà báo như thế, nhất lại là nhà báo nữ. Chuyến thăm ấy, đường vào Thanh Xuân lầy lội, xe không vào được, Đại tướng xuống xe đi bộ. Vào bữa ăn, Đại tướng gọi món “nhút Thanh Chương”, xong bữa uống “chè xanh cắm đúa”. Trước khi xuống Vinh, Đại tướng còn cung kính thắp hương tưởng vọng tổ phụ họ Đặng Thai Mai. Những chi tiết ấy chính là chất liệu cho nhà báo thể hiện sinh động một nhân cách lớn của thời đại Hồ Chí Minh mang đậm triết lý Phương Đông mà không phải “ai ở ngôi cao” cũng có được như Anh Văn, người Anh Cả của báo chí Việt Nam.
Năm 1997, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm bà Nguyễn Thị Nhuận, lão thành cách mạng, bạn chiến đấu với đồng chí Nguyễn Thị Quang Thái, Nguyễn Thị Minh Khai, người chăm sóc con gái Võ Hồng Anh (con gái đầu của Đại tướng và Nguyễn Thị Quang Thái) – anh do Nha bao Văn Hiên chup.
Video đang HOT
Tôi may mắn có hai lần được tiếp nhận nhân cách lớn của Đại tượng Võ Nguyên Giáp. Ấy là năm 1985, khi Đảng bộ tỉnh Nghệ – Tĩnh tổ chức Đại hội Đại biểu khóa X tại Nhà văn hóa lao động. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được mời về dự đại hội. Giờ giải lao, cán bộ lãnh đạo tỉnh, đại biểu lực lượng vũ trang, đoàn đại biểu huyện Thanh Chương “chen nhau” chụp ảnh với Đại tướng.
Sau khi “chiều các đoàn”, bỗng Đại tướng nói to trước tiền sảnh Nhà văn hóa lao động: “Các nhà báo đâu! Tất cả lại đây chụp ảnh”. Chỉ chờ có thế tốp phóng viên tham dự, thông tin Đại hội ùa về, quây quần bên Đại tướng, tranh nhau đứng gần vị tướng huyền thoại. Đại tướng cười khoan dung nói với Đại tá Hoàng Đưởm. “Anh chỉ huy đội hình nhà báo chụp ảnh”. Chờ đội hình nhà báo ổn định, Đại tướng nói: “Nhà báo cũng phải trật tự, không chen lấn và phải biết nhường nhau khi tác nghiệp”. Tôi nhớ mãi câu nói vui mà hàm ý sâu sắc của Đại tướng từ năm 1985 tới bây giờ.
Điều bất ngờ là Đại tướng bảo: “Đề tôi chụp cho các nhà báo”. Thế là chẳng biết từ đâu, vào lúc nào, trong tay Đại tướng có chiếc máy ảnh Pen tắc. Đại tướng ngồi xuống ở tư thế chụp ảnh khá thành thạo. Và nhà báo Lan Xuân đã nhanh chóng chớp được hình ảnh có một không hai đó. May mắn và hạnh phúc thay, tôi còn giữ được tấm ảnh chụp cùng các nhà báo tại Đại hội khóa X (1985-1910) với Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà tác giả là nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồ Xuân Thanh.
Lịch sử cách mạng Việt Nam và Nghệ An còn lưu giữ tư liệu quý giá về cuộc đời hoạt động của chị Nguyễn Thị Quang Thái, Nguyễn Thị Minh Khai với chị Nguyễn Thị Nhuận, người liên lạc Xứ ủy Trung Kỳ vào Đảng Tân Việt năm 1927, vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930. Chị Nguyễn Thị Nhuận là người chăm sóc, nuôi nấng cháu Võ Thị Hồng Anh, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Thị Quang Thái.
Chị Nguyễn Thị Nhuận không may mắn về hạnh phúc gia đình. Chị sống độc thân tại khu điều dưỡng các bậc lão thành cách mạng Nghệ – Tĩnh. Mỗi lần có dịp vào Nghệ An, Đại tướng và phu nhân Đặng Thị Hà đều tới thăm chị Nhuận. Năm 1997, Đại tướng cùng giáo sư Đặng Thị Hà và các con, cháu tới khu điều dưỡng ở thành phố Vinh thăm chị Nhuận. Tôi và nhà báo Bá Minh được cử tới tác nghiệp.
Cảm nhận từ tấm tình biết ơn chị Nhuận nuôi nấng con gái mình từ lúc còn bé bỏng, trứng nước của Đại tướng, tôi và Bá Minh bấm máy lia lịa, không tiếc phim. Lúc rời khu điều dưỡng, Đại tướng ân cần nhắc nhở các cháu nhân viên quan tâm tới sức khỏe, đời sống tinh thần của những “hạt giống Đỏ” còn sót lại. Đại tướng nhắc tôi và Bá Minh cố gắng lưu giữ những chân dung của hơn một trăm bậc lão thành cách mạng Nghệ Tĩnh, làm tài liệu giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho muôn đời sau. Đại tướng ân cần hỏi tôi về gia đình, tôi “khoe” với Đại tướng bố tôi là lính của Đại đoàn 312 tham gia trận Điện Biên Phủ, hy sinh năm 1967 trên mặt trận bảo đảm giao thông Khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ. Đại tướng chợt buồn rồi Đại tướng hỏi thế đã viết gì về người cha từng là chiến sĩ Điện Biên Phủ chưa. Không đợi tôi trả lời, Đại tướng nhắc phải viết về họ, đấy là trách nhiệm của nhà báo, người chép sử sinh động thời đại.
Bài viết nhỏ này xin là nén tâm nhang thêm một lần kính cẩn tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp – bậc thầy nghề báo – một nhà báo lỗi lạc, nổi tiếng từ khi Đảng ta mới ra đời với những bài báo chính luận sắc sảo trên các tờ “Cờ giải phóng”, “Tiếng nói của chúng ta”, trong vai trò Chủ tịch hiệp hội báo chí cánh tả Bắc Kỳ.
Theo Dantri
Cựu binh Mỹ xây trường tại nơi thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, học sinh trường Tiểu học Tam Kim tràn ngập niềm vui khi các em được học trong ngôi trường mới do Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp phối hợp xây dựng.
Học sinh trường Tiểu học Tam Kim (xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) đa phần là người dân tộc Tày, Dao, Ngái, nhà ở xa trường. Hằng ngày, không kể nắng mưa, các em thường phải đi bộ đi học từ rất sớm để kịp vào lớp lúc 7 giờ. Ngôi trường vốn chỉ có 6 phòng học được xây dựng ở khu trung tâm từ những năm 1999, 2001, còn lại là học ở các xóm lẻ. Khó khăn là vậy nhưng thầy và trò nơi đây vẫn nỗ lực vươn lên để xứng danh vùng đất anh hùng cách mạng.
Học trò trường Tiểu học Tam Kim đa phần là người dân tộc Tày, Nùng, Ngái.
Đến nay, ước mơ về một ngôi trường khang trang, thoáng mát của thầy trò nhà trường đã trở thành hiện thực khi gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Công ty Boeing quyên góp xây tặng. Dự án xây trường do Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam cùng phối hợp với gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp và UBND huyện Nguyên Bình cùng triển khai. Sáng nay 21/1, lễ khánh thành nhà học 6 phòng Trường Tiểu học Tam Kim đã chính thức diễn ra.
Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình nhà học 6 phòng.
Trong sâu thẳm tâm hồn những người dân Tam Kim, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một người con của quê hương. Mảnh đất anh hùng vẫn còn lưu giữ biết bao hồi ức lịch sử. Nơi đây, Đại tướng được người dân nuôi giấu hoạt động cách mạng và là nơi Đại tướng hoàn thành nhiệm vụ mà Bác Hồ giao, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân năm - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay vào ngày 22/12/1944.
Ngôi trường mới là món quà cuối cùng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành tặng người dân Tam Kim trước khi qua đời. Các phòng học được khởi công xây dựng vào năm 2013 khi Đại tướng còn sống và ở tuổi 102.
Ngôi trường mới của học trò Tam Kim.
Ngôi trường bao gồm một toà nhà hai tầng xây mới, ba phòng học được nâng cấp, một phòng máy tính, khu sân chơi với tường rào bảo vệ xung quanh khuôn viên và hệ thống nước sạch. Các khu nhà đều được thiết kế đường dành cho xe lăn, tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật có thể sử dụng. Người dân nơi đây vẫn thường gọi ngôi trường bằng cái tên thân thương: Trường "Đại tướng".
Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Võ Hồng Nam, con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ: "Khi còn sống ba tôi luôn mong muốn các em học sinh ở các vùng nông thôn, miền núi, ở các vùng căn cứ cách mạng được học như các em học sinh ở miền xuôi, các giáo viên được hưởng điều kiện công tác tốt hơn để có thể dạy tốt hơn. Đời sống đồng bào các vùng căn cứ cách mạng ngày càng cải thiện. Tôi tin rằng bây giờ khi đã ở nơi xa ba tôi vẫn luôn mong muốn như vậy. Hôm nay rất nhiều người giúp đỡ các em để có ngôi trường đẹp, có phòng máy tính kết nối internet. Mong rằng các ngôi trường khác ở Nguyên Bình, ở Cao Bằng ngày càng xây dựng khang trang hơn".
Ông Nông Văn Hùng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tam Kim tiếp nhận món quà của ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao tặng nhà trường.
Ông Jim Polmanteer - đại diện Công ty Boeing tại Việt Nam gửi gắm: "Trong thực tế, chúng tôi đã tổ chức cuộc thi thiết kế máy bay thế hệ mới nhất của chúng tôi lấy tên là Boeing 787 Dreamliner bởi vì đó là ước mơ được bay. Một giới hạn duy nhất chính là khả năng dám ước mơ và dám khát khao học tập. Chúng tôi thật sự muốn các em học tập và phát triển từ chính ngôi trường này vì các em là thế hệ tương lai của chúng tôi".
Đại diện học sinh trường Tiểu học Tam Kim tặng các đại biểu tranh vẽ của các em.
Cũng tại buổi lễ, gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Công ty Boeing và Quỹ Cựu Chiến binh Mỹ tại Việt Nam đã trao tặng tập thể giáo viên, học sinh trường Tiểu học Tam Kim những tấm chăn ấm, áo ấm. Bên cạnh đó, 30 suất học bổng, 200 cuốn sách, truyện, 300 đôi tất ấm cũng đã được trao đến tận tay các em học sinh Tam Kim.
Các du học sinh Việt Nam tại Mỹ và đại diện Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam trao tặng học trò Tam Kim các suất học bổng.
Ông Nông Văn Tuấn - con trai ông Nông Văn Xương - người liên lạc viên đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân năm xưa chính là Giám đốc đơn vị thi công công trình nhà học 6 tầng. Ông cho biết: "Việc chuyên chở khối lượng lớn các nguyên vật liệu xây trường, chủ yếu nhờ những đôi vai của bà con và tời kéo. Bà con không quản mưa, nắng góp sức xây trường. Công trình thành công, bên cạnh sự quyên góp của các nhà tài trợ thì công lao đóng góp của bà con là rất đáng quý".
Cũng tại buổi lễ, khoảnh khắc xúc động nhất là khi ông Võ Hồng Nam được gặp lại bà Bàn Thị Chử (dân tộc Dao) là người đã nấu cơm cho Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân năm xưa. Đại diện gia đình, ông cũng trao tặng bà món quà Tết.
Phương Nhung
Theo Dantri
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị tướng tài ba, giản dị "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là một danh tướng tài ba, một nhà lãnh đạo lớn về chính trị, quân sự, kinh tế của thời đại Hồ Chí Minh. Những gì mà Đại tướng để lại là những tài sản vô cùng quý giá...". Những lời ca ngợi sâu sắc này của Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên - nguyên Ủy viên Bộ Chính...