Ngước mắt nhìn lên trời, cô gái thấy hiện tượng được xem là cực hiếm trong tự nhiên, ai may mắn lắm mới có cơ hội chiêm ngưỡng
Được biết, hiện tượng này đã từng nhiều lần xuất hiện tại Việt Nam chúng ta.
Những khoảnh khắc độc lạ do mẹ thiên nhiên tạo ra luôn thu hút sự tò mò rất lớn của con người. Như mới đây, cộng đồng TikTok trên thế giới liên tục truyền tay nhau đoạn clip ghi lại một hiện tượng được đánh giá là cực hiếm trong tự nhiên, chỉ những ai may mắn lắm mới có cơ hội nhìn thấy.
Trong video, có thể thấy thứ gì đó trông như sự kết hợp giữa áng mây và cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Nó cứ óng ánh đủ sắc màu, khi kết hợp với vầng hào quang mặt trời xung quanh lại càng thu hút mọi ánh nhìn.
Hiện tượng được xem là cực hiếm gặp xuất hiện trên bầu trời nước ngoài
Đoạn video đến nay đã thu về hơn 2,2 triệu lượt xem trên TikTok. Dưới phần bình luận, cư dân mạng tỏ ra xôn xao về hiện tượng hiếm gặp này:
- “Ai đó làm ơn nói cho mình biết đây là gì được không?”
- “Đẹp quá, cứ như cầu vồng hiện trong mây vậy”
- “Mình từng gặp ở Việt Nam rồi nè, đẹp mê hồn luôn”
- “Cái này theo mình nhớ không lầm thì là hiện tượng mây ngũ sắc á, hiếm lắm”
Hiện tượng mây ngũ sắc được nhiều người xem là biểu tượng của sự may mắn
Mây ngũ sắc là một đám mây tựa vết “dầu loang”, có nhiều vệt sáng như màu cầu vồng trên một diện tích mây. Đám mây ngũ sắc được tạo ra nhờ hiện tượng nhiễu xạ. Ánh sáng khi đi qua hơi nước (cấu thành của mây) giống như đi qua thấu kính phân kì nên chùm tia sáng trắng tách ra thành nhiều màu và chúng đã truyền vào mắt ta. Ở một số góc nhìn cùng điều kiện thời tiết thích hợp, con người sẽ quan sát được mây ngũ sắc.
Được biết trước đây, mây ngũ sắc từng xuất hiện nhiều lần ở Việt Nam, đợt gần nhất là chiều ngày 20/6/2020 khiến cả mạng xã hội xôn xao.
Tại Việt Nam, mây ngũ sắc từng xuất hiện nhiều lần khiến dân mạng cực kỳ thích thú. Nguồn: @mariribeiroig
Lạ Kỳ với hiện tượng thiên nhiên đâm sâu xuống lòng đất tại sa mạc Qatar
Nằm ngay giữa bán đảo Qatar, một vực sâu lớn mở ra từ sa mạc đá, đâm sâu xuống lòng đất khoảng 100 mét.
Hố sụt Musfur cách đây 325.000-560.000 năm ở thời kỳ Pleistocen.
Sa mạc Qatar với hiện tượng kỳ lạ hút du khách
Hố sụt Musfur giống như một "hang động" cổ đại khổng lồ được cho là hố sụt sâu nhất có thể tiếp cận được từng được phát hiện ở Qatar.
Địa danh nổi tiếng này nằm cách Doha khoảng 45km về phía Tây, ngay gần Đường Salwa, giúp nó trở thành điểm đến lý tưởng cho một chuyến đi chơi ngắn ngày và "dễ dàng" cho bất kỳ ai muốn khám phá lòng đất.
Bên ngoài lối vào Musfur người ta dựng một hàng rào chắn bảo vệ bao quanh. Dù là hố sâu khá dễ dàng để tiếp cận nhưng du khách nên cảnh giác khi trèo xuống những vách đá dốc và gồ ghề. Bên cạnh đó, bắt buộc phải đeo ủng để dễ dàng đi lại và cũng cẩn thận tránh dẫm phải những côn trùng bò ngang qua.
Các nhà khoa học đã lưu ý rằng càng xuống sâu, nhiệt độ và ánh sáng giảm dần, bạn còn có thể cảm nhận một làn gió dễ chịu thổi qua các lớp đá vôi và thạch cao. Nhiệt độ ôn hòa bên trong hố sụt khiến nó trở thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn trong những tháng mùa hè.
Không thể tìm thấy sự sống của bất kỳ loài thực vật nào dưới hố sụt.
Rất khó để tìm thấy một loài thực vật nào sinh sống trong hang nhưng bạn có thể sẽ bắt gặp các loài động vật có vú nhỏ và chim làm tổ trong các khe đá, cũng như nhiều loài bọ đã thích nghi với hệ sinh thái độc đáo nơi đây.
Musfur Sinkhole còn mê hoặc các nhiếp ảnh gia bởi những bức ảnh tuyệt đẹp. Với bất kỳ ai muốn khám phá một Qatar thật khác, không nên bỏ qua một chuyến khám phá địa điểm hố sụt nổi tiếng này.
Hố sụt là đặc điểm điển hình của địa hình Karst.
Hố sụt là đặc điểm điển hình của địa hình karst, là sản phẩm của nước có tính axit nhẹ tác động lên đá có thể hòa tan như đá vôi.
Khi nước thấm vào đá, đá dần bị bào mòn, tạo thành các hốc. Qua thời gian, những hốc này bị lấp đầy bởi cát và đất. Khi chúng trở nên đủ lớn và mái vòm sụp xuống, một hố sụt sẽ xuất hiện.
Bên cạnh các hố sụt, các dạng địa hình karst ở Qatar còn bao gồm các vùng trũng, hang động hay "rawdah" (vườn, đồng cỏ hoặc vùng trũng màu mỡ trong tiếng Ả Rập).
"Phần lớn núi đá vôi ở miền trung Qatar được hình thành do sự phân giải sâu rộng dưới bề mặt của các trầm tích cacbonat và sunfat cách đây 325.000-560.000 năm ở thời kỳ Pleistocen với điều kiện khí hậu ẩm ướt và hậu quả là sụt lún." Theo các nhà địa chất học Abdulali M. Sadiq và Sobhi J. Nasir đã viết trên Tạp chí Nghiên cứu Hang động và Karst.
Việc đi xuống hố sụt sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến quá khứ xa xôi.
Aspa D. Chatziefthimiou, nhà sinh thái học cấp cao và điều phối viên đàm phán tại Qatar Natural History Group người đã có vài lần đến thăm Musfur trong thập kỷ qua và cho biết việc đi xuống hố sụt sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến quá khứ xa xôi.
Bà cũng chia sẻ với CNN rằng nếu hiểu karst được hình thành thế nào, thì bạn sẽ thấy nó tựa như đang quay ngược thời gian địa chất; bằng việc quan sát cách nước lưu thông và tạo ra các lỗ hổng trên nền đá.
"Hong bé ơi" xâm chiếm TikTok, chính chủ Amee cũng không nằm ngoài đường đua để kiếm triệu view! Nếu chăm chỉ lướt TikTok bạn sẽ thấy bản mix giữa Anh Nhà Ở Đâu Thế và "hong bé ơi" đang rầm rộ khắp vũ trụ TikTok. TikTok hiện là nền tảng xem video ngắn phổ biến nhất thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, TikTok cũng có lượng người dùng vô cùng lớn với hàng loạt nội dung, trào lưu thú vị...