Ngừa tiêu cực trong thi THPT quốc gia: Nên giao cho các trường đại học chủ trì

Theo dõi VGT trên

Kỳ thi THPT quốc gia 2018 vừa qua đã không thể hoàn hảo bởi những “đốm đen” tiêu cựcHà GiangSơn La. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục ở TPHCM góp ý rằng kỳ thi 2 trong 1 này vẫn nên duy trì nhưng phải cải tiến hơn bằng cách sử dụng công nghệ hoặc giao về cho ĐH chủ trì.

Áp dụng công nghệ ngăn ngừa việc can thiệp vào bài thi

Đ.ánh giá về kỳ thi THPT quốc gia, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chia sẻ: “thi cử vào giáo dục ĐH ở ta đã thử đủ kiểu hết rồi, từ việc thi tốt nghiệp THPT giao cho các Sở GD-ĐT, rồi sau đó giao về ĐH, chuyển về 3 chung rồi giờ là thi 2 trong 1. Nó là một vòng luẩn quẩn và cái nào cũng có cái ưu và nhược điểm của nó”.

Ngừa tiêu cực trong thi THPT quốc gia: Nên giao cho các trường đại học chủ trì - Hình 1

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM khẳng định ủng hộ duy trì kỳ thi 2 trong 1 nhưng đề xuất các biện pháp cải tiến

Phân tích lại các kỳ thi theo cách cũ , ông Dũng cho rằng vẫn thấy xảy ra tiêu cực. “Trước kia từng có chuyên viên ở ĐH rút bài thi sửa, hay tình trạng luyện thi tạo sự bất công vì học sinh ở thành phố sẽ có nhiều điều kiện luyện hơn…Tôi từng có thống kê như thời giao các ĐH tự tổ chức thi thì đa phần học sinh ở thành phố lớn sẽ trúng tuyển nhiều hơn. Còn những năm vừa rồi thi chung đề thì các em học sinh nông thôn có năng lực, tư duy học tốt trúng tuyển nhiều, điều này cũng tạo sự công bằng nhất định nào đó”, ông Dũng bày tỏ.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, kỳ thi đưa về địa phương như hiện nay cũng có những mặt tốt như đảm bảo quyền lợi của thí sinh, giảm bớt được gánh nặng cho gia đình, phụ huynh thí sinh (tốn kém khi xuống thành phố thi phải thuê nhà trọ, ăn uống, thậm chí nhiều bất trắc). Do đó, hình thức học đâu thi đó là hợp lý vì vừa tiết kiệm cho đất nước và bản thân gia đình thí sinh.

Thực tế xảy ra những tiêu cực trong kỳ thi tại một vài địa phương như vừa qua mà xã hội cũng đã bức xúc theo ông Dũng nếu nhìn sâu xa thì đó là vấn đề của văn hoá. “Nền văn minh lúa nước, văn hoá xóm làng đã ngấm sâu vào tiềm thức của người Việt chúng ta. Đó là kiểu thích làng mình hơn làng bên cạnh nên tìm cách để tiêu cực. Do đó chúng ta phải tìm cách chống những tiêu cực này”, ông Dũng nhận định.

Ông Dũng cho biết trước đó khi nhìn cách thức thi ông đã lường trước những khả năng tiêu cực có thể xảy ra. “Bài trắc nghiệm không rọc phách nếu rút ra xem là biết thí sinh nào, bài làm tô bằng bút chì thì hoàn toàn có thể tẩy sửa được. Chúng ta vẫn có biện pháp để chống lại những tiêu cực đó. Chẳng hạn, bên dưới mặt giấy của phiếu trả lời trắc nghiệm có thể dán keo trong, thí sinh khi chọn đáp án chỉ cần gỡ lớp keo đó ra dán lên mặt trên. Với công nghệ hiện nay nếu muốn sửa hay gỡ lớp keo đó sẽ rách và đó như là một biện pháp niêm phong cả bài làm. Bất kể ai có muốn tẩy xoá hoặc làm thêm trên bài làm trắc nghiệm cũng không được và đồng nghĩa xoá bỏ được mọi tiêu cực trên bài thi trắc nghiệm.

Ngừa tiêu cực trong thi THPT quốc gia: Nên giao cho các trường đại học chủ trì - Hình 2

Nhiều chuyên gia ủng hộ phương án cải tiến kỳ thi THPT quốc gia

Điều thứ 2 cần làm để chống tiêu cực chính là làm sao xoá bỏ được cái “địa phương chủ nghĩa”. Mặc dù các trường ĐH được cử về địa phương coi thi nhưng do kỳ thi do các địa phương chủ trì nên mọi quyền lực đều nằm ở đây. Mà người ở địa phương thì vẫn gắn với văn hoá làng xã, vị thân cả nể vẫn còn tồn tại. Theo tôi, khâu coi thi nên chuyển về cho các ĐH thực hiện và phải chéo nhau, tránh tình trạng ĐH địa phương coi thi ngay tại địa phương mình thì sẽ không khách quan“, ông Dũng hiến kế.

Video đang HOT

Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM khẳng định rằng: “tôi vẫn ủng hộ cách thi 2 trong 1 như hiện nay, bởi làm gì cũng phải ổn định để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh chứ không phải tiêu cực xảy ra ở vài địa phương mà đòi thay đổi cách thi. Nếu thay liên tục cách thức thi sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ, thiếu sự ổn định vì cái cũ chưa kịp định hình, chưa kịp khắc phục những điểm yếu thì lại thay cái khác. Tất nhiên việc duy trì kỳ thi nhưng đi kèm phải có những cải tiến”.

Giải pháp ông Dũng đưa ra chính là “giao việc coi thi và chấm thi cho các trường ĐH thực hiện, kèm theo đó là những giải pháp công nghệ trong thi trắc nghiệm hoặc làm phách luôn. Bên cạnh đó, quy chế cũng phải đặt rõ thêm như bài làm tự luận không được bỏ giấy trắng, nếu còn trống thì phải dùng bút gạch chéo bỏ”.

Còn với tình hình thi như năm nay, ông Dũng nêu rằng “tôi nghĩ vẫn có nhiều em vào ĐH bằng điểm số không thật. Tuy nhiên không đáng lo bởi có nhiều trường ĐH như trường tôi có hệ thống đảm bảo chất lượng tốt, nếu không giỏi thật mà nhờ điểm ảo thì vào học thế nào cũng bị đuổi”.

Nên tổng kết lại kỳ thi này theo nguyên lý chất lượng

PGS. TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM- một người có kinh nghiệm làm công tác khảo thí thì cho rằng Bộ GD-ĐT nên có công tác tổng kết lại kỳ thi này theo nguyên lý chất lượng để cải tiến cho kỳ thi vào năm 2019.

Theo ông Nghĩa, Bộ nên cải tiến ở việc ra đề thi thông qua lắng nghe góp ý của các giáo viên, chẳng hạn như đề toán không thể nào quá khó như kiểu một số câu hỏi vốn là tự luận bỏ vào thi trắc nghiệm với thời gian thi quá ngắn như vừa qua là không đúng với khoa học trắc nghiệm. Việc tổng kết là cần thiết để lắng nghe toàn diện ý kiến của các nhà khoa học, giảng viên ĐH, giáo viên THPT và thậm chí là đại diện cho học sinh để rút kinh nghiệm cho năm sau.

Ngừa tiêu cực trong thi THPT quốc gia: Nên giao cho các trường đại học chủ trì - Hình 3

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng nên giao kỳ thi cho các trường ĐH chủ trì

Vấn đề tiêu cực vừa qua, PGS.TS Hội Nghĩa cho rằng các ban chỉ đạo thi các cấp ở các tỉnh thành cần xem lại đã làm tròn hết nhiệm vụ chưa, đã đảm bảo chất lượng tập huấn chưa, cá nhân đã thực hiện nghiêm túc chưa. “Như vừa qua, chuyện một vài cán bộ từ trường ĐH đang làm nhiệm vụ giám sát mà lại quay về trường họp hành thì trường ĐH đó đã vi phạm quy chế thi. Đã cử cán bộ đi làm nhiệm vụ thi thì không thể nào gọi về họp như thế được”, ông Nghĩa nói.

Nguyên phó giám đốc ĐH quốc gia TPHCM cho rằng công tác ra đề thi THPT quốc gia vừa qua cũng đã gây làn sóng đến công tác chấm thi cũng xảy ra những vấn đề lớn.

Cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng nếu vẫn giao cho địa phương chủ trì thi vẫn rất mạo hiểm. Bởi vì nhìn chung trình độ, trách nhiệm, thậm chí năng lực khách quan của đội ngũ ở cơ sở vẫn chưa tốt. Ngay cả khi đội ngũ này là những người trung thực nhưng đôi khi nghiệp vụ vẫn khó chuyên nghiệp. Muốn chuyên nghiệp thì tốt nhất nên giao cho các trường ĐH hoặc thiết lập các trung tâm chấm thi đảm bảo chất lượng vừa sàn lọc năng lực và quan trọng là có đạo đức đảm bảo được tính chất kỳ thi chính xác, công bằng, khách quan và khoa học“, ông Nghĩa đề xuất.

Nói rõ hơn lý do mình đề xuất, ông Nghĩa nêu “Rất khó ở chỗ với 63 tỉnh thành, khi thi mỗi tỉnh thành huy động hai ba trăm người tham gia vào và họ chịu những tác động của văn hoá địa phương nhiều chiều từ trên xuống (cấp trên), chiều ngang (bạn bè, mối quan hệ xã hội). Nhiều yếu tố tác động do văn hoá, trình độ xã hội hiện nay dễ dẫn đến chuyện tiêu cực. Do đó, nếu để cho các trường ĐH hoặc các trung tâm chấm thì sẽ không bị ảnh hưởng của sức ép nhiều chiều như ở địa phương. Với yêu cầu học thuật cao như ở các trường ĐH thì đa phần sẽ không cam tâm làm bậy”.

PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa cũng lo ngại rằng ngoài bệnh chạy theo thành tích thì vẫn còn tình trạng vì lợi ích nhóm, một bộ phận cán bộ cũng bất chấp để gian dối trong kỳ thi. “ Trung thực trong thi cử là phạm trù đạo đức, là chuyện lớn với nhiều người, nhưng với một số ít khác thì đó chỉ là chuyện nhỏ. Nhất là khi biểu hiện không tuân thủ pháp luật đang diễn ra phổ biến trong cuộc sống như một lẽ thường tình”, ông Nghĩa bày tỏ.

Lê Phương (ghi)

Theo Dân trí

Các trường đại học lo ngại chất lượng đầu vào sau những vụ tiêu cực sửa điểm thi

Hầu hết các trường ĐH dựa vào kết quả thi THPT quốc gia 2018 để xét tuyển chính vì thế việc một số địa phương "lộ" chuyện can thiệp bài thi, nâng điểm khiến đại diện nhiều trường ĐH không khỏi lo lắng.

Đỉnh điểm của vụ việc gian lận điểm thi ở Hà Giang là một cú sốc lớn với xã hội, hơn 300 bài thi được nâng điểm. Đồng thời 114 thí sinh đạt mức điểm chênh lệch với mức điểm thực của mình sau khi được chấm thẩm định, có trường hợp được nâng đến gần 30 điểm/3 môn. Điều này khiến các trường tốp trên vốn tuyển những thí sinh đạt điểm cao không khỏi giật mình, lo lắng.

Kỳ vọng Bộ GD-ĐT vào cuộc mạnh mẽ, chấn chỉnh tiêu cực

PGS.TS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - một trường đào tạo ngành y lớn thứ 2 ở TPHCM chia sẻ rằng việc sửa điểm một cách chót vót như ở Hà Giang vừa qua và thậm chí có nghi vấn lan sang các địa phương khác quả thật khiến ông cảm thấy rất lo lắng. Bởi trong lĩnh vực y thì chất lượng đào tạo ở bậc đại học của các trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất mà còn đòi hỏi chất lượng đầu vào.

Các trường đại học lo ngại chất lượng đầu vào sau những vụ tiêu cực sửa điểm thi - Hình 1

Kết quả kỳ thi THPT quốc gia là cơ sở để các trường ĐH tuyển sinh (ảnh minh hoạ)

"Trong tuyển sinh của ngành y, chúng tôi yêu cầu phải chọn được người giỏi để sau này có thể theo kịp cũng như đáp ứng được chương trình học. Tôi nghĩ việc sửa một vài điểm đã là không nên, đằng này sửa tới mấy chục điểm thì không thể chấp nhận được. Nếu những thí sinh mà được nâng điểm như thế có thể trúng tuyển vào trường tôi thì chắc 1-2 năm sau cũng có thể bị thôi học vì làm sau khả năng có thể theo nổi chương trình học. Lúc đó không chỉ gây lãng phí cho các trường mà cũng sẽ vừa lãng phí thời gian và t.iền bạc của chính thí sinh", ông Xuân bày tỏ.

Trước thông tin tiêu cực không chỉ xảy ra ở Hà Giang mà có khả năng có ở các tỉnh khác, PGS.TS Ngô Minh Xuân cũng thấy lo ngại điều này điều này làm mất công bằng cho những thí sinh khác. "Nguyên tắc tuyển sinh là xét điểm từ trên xuống đến khi đạt đủ chỉ tiêu vì vậy nếu những thí sinh điểm giả với mức điểm chênh lên đến cả chục điểm ấy không bị phát hiện sẽ đẩy những thí sinh học giỏi thật sự lại rớt ra ngoài. Chính vì vậy, các trường ĐH chúng tôi kỳ vọng vào sự vào cuộc của Bộ GD-ĐT và cũng chưa thể đưa ra những phương án nào khác để đối phó với tình trạng này. Hi vọng Bộ sẽ chấn chỉnh một cách chặt chẽ tình trạng tiêu cực thi ở một số tỉnh, để không xảy ra sự cố lớn hơn nữa", ông Xuân nhấn mạnh.

Một phó trưởng phòng đào tạo của một trường ĐH thuộc top trên ở TPHCM cũng bày tỏ sự bức xúc: "trước những vấn đề tiêu cực được phát hiện, bản thân trường ĐH chúng tôi rất quan ngại. Dù tôi nghĩ chuyện tiêu cực chỉ xảy ra ở một số địa phương nhưng những hành vi này đ.ánh vào niềm tin của xã hội về sự công bằng, nghiêm túc của một kỳ thi quan trọng của quốc gia".

Còn theo thạc sĩ Phùng Quán, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TPHCM, việc sai phạm ở Hà Giang, các cơ quan chức năng cần xem lại việc công nhận kết quả tốt nghiệp ở địa phương này. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ những địa phương có tiêu cực, việc chấm bài thi trắc nghiệm ở kỳ thi THPT quốc gia nên chấm chéo giữa các tỉnh, đồng thời chỉ nên cung cấp đáp án sau khi các hội đồng chấm đã quét xong bài trắc nghiệm.

Giải pháp nào để đầu vào ĐH thực chất?

Lãnh đạo trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng cho biết chưa có phương án nào khác thay cho việc sử dụng kết quả thi THTP quốc gia để tuyển sinh. Tuy vậy, ông Xuân cho rằng "trong quá trình đào tạo tại trường sẽ có sự đào thải rất lớn, quá trình đào tạo nhà trường cũng sẽ rà soát lại, chứ không phải đầu vào dễ dàng là ra trường được dễ. Nếu các em học không tốt thì cao lắm chỉ học được tới năm thứ 3-4 thôi, khó theo đuổi hết 6 năm học được".

Các trường đại học lo ngại chất lượng đầu vào sau những vụ tiêu cực sửa điểm thi - Hình 2

Một số trường ĐH phía Nam đã tự đứng ra tổ chức các kỳ đ.ánh giá năng lực để thêm phương án tuyển sinh đầu vào

Phó trưởng phòng đào tạo của trường ĐH nói ở trên cũng cho rằng "Cần phải xem lại chuyện do lo ngại tốn kém mà dồn 2 kỳ thi thì không hẳn là tốt. Thực tế nhiều phụ huynh, thí sinh đã đầu tư suốt 12 năm học, nếu phải thi thêm vài ba ngày để vào được trường mình muốn thì tôi nghĩ nó cũng không phải quá tốn kém. Bằng chứng là vừa rồi một số trường tự đứng ra tổ chức thi kiểm tra năng lực thì cũng có đông thí sinh tham gia. Nếu học sinh thấy cần thiết thì họ tự tham gia, còn không thì thôi".

Mặc dù quan ngại chất lượng thí sinh sau hàng loạt tiêu cực điểm thi nhưng vị này cũng thừa nhận: "Bản thân các trường cũng rất muốn thay đổi phương thức tuyển sinh để không quá phụ thuộc vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia nhưng để làm được tôi cho rằng cần phải có lộ trình. Bởi vì không phải trường ĐH cũng đủ khả năng xây dựng được đề thi để tự tổ chức một kỳ đ.ánh giá riêng. Chỉ các ĐH Quốc gia với lợi thế có nhiều ngành nghề, bộ môn thì họ có thể đứng ra xây dựng ngân hàng đề thi, còn bản thân các trường ĐH riêng lẻ thì chưa đủ tiềm lực cũng như khả năng thực hiện".

"Trước đây chúng tôi từng đề xuất Bộ GD-ĐT nên có một trung tâm kiểm định độc lập đứng ra tổ chức một kỳ thi chung và sau đó các ĐH có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển. Bởi thực tế, thi phổ thông chỉ để đ.ánh giá kiến thức chung nhất để đạt được một trình độ nhất định sau khi học hết chương trình; còn để tuyển sinh thì phải là kỳ thi năng lực để đ.ánh giá sự vượt trội của những tốp thí sinh khác nhau, để các trường ĐH căn cứ vào đó xét tuyển lại là chuyện khác", vị cán bộ quản lý đào tạo nói.

Trong khi đó, Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, giám đốc trung tâm tuyển sinh của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm thì cho rằng, kỳ thi THPT vẫn nên được duy trì, kỳ thi chung cho cả nước sẽ giúp đ.ánh giá chất lượng chung. Những dữ liệu liệu của kỳ đ.ánh giá chung này nên có phân tích theo nhiều khía cạnh để từ đó đưa ra giải pháp cho việc cải tiến chất lượng ở các địa phương, thậm chí ở từng trường THPT.

Theo ông Sơn, sự cố ở Hà Giang chỉ là những con sâu làm ảnh hưởng đến uy tín của kỳ thi nhưng cũng từ đó Bộ cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa thì nên thay đổi một chút phương án tổ chức, để kỳ thi được an toàn hơn. "Ví dụ như công tác thi vẫn do địa phương tổ chức và có sự phối hợp của các trường đại học. Công tác chấm thi trắc nghiệm nên tập trung theo khu vực và các tỉnh sẽ phân công người tham gia ban chấm thi theo cụm này, với chấm tự luận có thể tập trung cắt phách tập trung và sau đó giao về tỉnh chấm", ông Sơn nói.

Bên cạnh đó, ông Sơn đề xuất "chuẩn bị cho việc hình thành các trung tâm khảo thí cấp quốc gia thì trong những năm tới cần đầu tư nhiều hơn nữa trong khâu ra đề để có được sự đ.ánh giá chất lượng. Đầu tư thêm cho hệ thống công nghệ thông tin để hỗ trợ cho kỳ thi và tiến đến sẽ áp dụng thi trên hệ thống internet khi đã xây dựng được các trung tâm khảo thí quốc gia".

Đồng thời, ông cho rằng các trường đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng phương án xét tuyển, đ.ánh giá chất lượng đầu vào chứ không nên chỉ trông vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. "Hiện nhiều trường cũng đã có những đợt đ.ánh giá riêng kết hợp với kết quả kỳ thi để tuyển sinh, rõ ràng đây là hướng đi đúng, tự chủ của các trường. Tuy nhiên không phải tất cả các trường đều đủ năng lực làm công tác này nên thực sự vẫn rất cần những trung tâm khảo thí tầm cỡ quốc gia để thực hiện dịch vụ đ.ánh giá cho các trường", ông Sơn nêu ý kiến.

Lê Phương (ghi)

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lan Ngọc "quậy" nhất đám cưới Midu: Tung ảnh không chỉnh sửa cô dâu chú rể, loạt mỹ nhân Vbiz thành "nạn nhân"
13:51:39 30/06/2024
5 chi tiết đậm mùi hào môn trong đám cưới Midu: Màn cắt bánh "độc nhất vô nhị" chưa khủng bằng việc dùng 1 thứ đắt nhất thế giới!
16:10:47 30/06/2024
Động thái của "vua cá Koi" Thắng Ngô sau khi ném nhẫn cưới dứt tình với Hà Thanh Xuân
13:59:44 30/06/2024
Thái tử đế chế LVMH hẹn hò ai trước Lisa? Hết tiểu thư tài phiệt đến luật sư đa tài bảo sao em út BLACKPINK bị so sánh
14:08:37 30/06/2024
Mỹ nhân được bạn trai bế thốc để giật hoa cưới Midu, lộ hint muốn cưới dù chưa công khai?
16:22:11 30/06/2024
Sammy Đào: Chị gái song sinh Mèo Simmy, nghi bị "em trai" Mr.Vịt cắm sừng?
14:58:04 30/06/2024
Phương Oanh tiết lộ cuộc sống thời con gái, có một điểm khác hẳn sau khi sinh con cho shark Bình
14:04:02 30/06/2024
Ben Affleck dọn khỏi tổ ấm, hôn nhân không thể cứu vãn ?
14:38:44 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chơi đá phong thủy, không cẩn thận sẽ 'rước hoạ'

Trắc nghiệm

19:33:36 30/06/2024
Theo GS.TSKH Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đá quý, vàng và trang sức Việt Nam, chơi đá phong thủy cũng lắm kỳ công, không phải loại đá nào và đặt ở

Bộ phim bị chê là rác phẩm dở nhất hiện tại, nữ chính diễn đơ như tượng sáp chỉ giỏi nhăn nhó mặt mày

Sao châu á

19:28:13 30/06/2024
Bộ phim Snow White s Revenge (tên cũ Scandal) hiện đã lên sóng được hai tuần và đang nhận về rất nhiều phản ứng gay gắt từ người xem.

"Anh tài" được gọi inh ỏi khắp MXH sau tập 1: Hát nhảy xuất thần, visual "dễ chịu vô cùng"!

Tv show

19:22:21 30/06/2024
Sự thể hiện của anh tài SOOBIN trong tập mở màn Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai nhận được nhiều lời khen từ công chúng.

LHQ bắt đầu chuyển hàng vào Gaza từ cầu tàu tạm của Mỹ

Thế giới

19:18:13 30/06/2024
Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Ai Cập lưu ý rằng các nghị quyết quốc tế là cách tốt nhất để đảm bảo sự ổn định bền vững trong khu vực.

Ảnh vui 30-6: Muốn 'nghỉ hưu' mà cũng không được!

Lạ vui

18:47:10 30/06/2024
Người thành công luôn có lối đi riêng , một người trêu.Những hìnhảnh hài hước sau giúp bạnđọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

FVPL Summer 2024: Hủy diệt SevenTV, SOLO giành vé đi FC Pro Champions Cup 2024

Mọt game

18:08:38 30/06/2024
Trong trận chung kết nhánh thắng giải FC Online vô địch quốc gia Việt Nam - FVPL Summer 2024, đội tuyển SOLO đã không gặp nhiều khó khan để đ.ánh bại STV với tỷ số 3-0, qua đó giành vé vào chung kết tổng và suất dự FC Pro Champions Cup 2...

Thấy bố mẹ chồng đưa nhân tình của chồng đang mang bầu con trai về để chăm, tôi chẳng chút khó chịu lại cười tươi đưa ông bà tờ giấy lạ

Góc tâm tình

18:04:57 30/06/2024
Khi xem xong, chồng tôi quay sang người phụ nữ đang mang thai kia cho cô ta 1 cái tát trời giáng, cô ta vội vàng bỏ chạy mất hút còn mẹ chồng thì ngồi sụp xuống đất khóc lóc than trời.

Diện đầm không n.ội y, Hoa hậu Mai Phương Thúy hút mọi ánh nhìn tại đám cưới Midu

Phong cách sao

18:00:48 30/06/2024
Sự xuất hiện cùng chiều cao khủng Hoa hậu Mai Phương Thúy tại đám cưới Midu đã thu hút sự chú ý rất lớn của cư dân mạng.Sau nhiều ngày trông mong, ngóng chờ, đám cưới của cặp đôi tân lang tân nương Midu và Minh Đạt đã diễn ra vô cùng ấn...

"Chiến thần" Hà Linh review mẫu áo hot TikTok: Chê tả tơi, mặc phát ngượng!

Thời trang

17:55:32 30/06/2024
Ý nghĩa đặc biệt đằng sau mẫu áo Jisoo diện, còn có 1 chi tiết liên quan đến concert Born Pink Hà Nội 4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu 5 chiêu phối đồ giúp phụ nữ Paris sành điệu hóa áo p...

Vụ Phanh nè: Luật sư vào cuộc, phê phán "bé đường", kênh Chưa biết "xin lỗi"

Netizen

17:51:22 30/06/2024
Những ngày qua, ồn ào của Hùng Didu - Phanh nè và tài khoản Chưa biết nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Hiện tại, sau hơn 2 ngày mất tích, nữ tiktoker đã lộ diện với vẻ ngoài tiều tụy.

Tránh lạm dụng kem chống nắng trong mùa hè

Làm đẹp

17:32:51 30/06/2024
Tuy nhiên, không ít người đã và đang lạm dụng kem chống nắng với suy nghĩ sai lầm: Càng bôi nhiều, bôi liên tục thì làn da sẽ được bảo vệ tối đa, tránh đen sạm trong mùa hè.