‘Ngựa đồng’ Quốc Oai nằm trong mộ cổ nghìn năm là của người Hán
“Đó là cách táng của nhà giàu hoặc quan lại. Kỹ thuật đúc đồng đầu nhọn, miệng mở rộng chắc chắn là của Trung Quốc và có niên đại hàng ngàn năm”, PGS.TS Hoàng Văn Khoán cho biết.
Phần đầu ngựa nhọn, miệng hí mở rộng cho thấy đây là kỹ thuật đúc đồng từ thời Hán, không giống với ngựa đồng Việt Nam.
Ngày 6/11, người dân thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đang thi công công trình nông thôn mới, đào được con “ ngựa cổ” bên hai chum cổ đựng hài cốt cùng với chiếc lư hương đồng khiến nhiều người tò mò đổ dồn về xem. “Ngựa cổ” được phát hiện khi chỉ còn 3 chân và một vết thủng ở sườn trái với tư thế đang phi, miệng hí mở rộng và có màu xanh lục.
Liên quan đến vụ việc, PGS.TS Hoàng Văn Khoán (Cựu giảng viên khoa Lịch sử – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) cho biết: “Đây là con ngựa cổ được chôn theo mộ người thuộc dòng dõi nhà giàu hoặc quan lại ngày xưa. Chum nhỏ bên cạnh miệng khoảng 20cm, cao 30cm chắc chắn là một tiểu sành cải táng. Còn lư hương thì có niên đại sau nhiều năm”.
Vị giáo sư còn cho biết con “ngựa cổ” có nhiều chi tiết không phải là ngựa được đúc ở Việt Nam. Đầu ngựa nhọn, miệng hí mở rộng khác nhiều so với ngựa được đúc ở Việt Nam đầu vuông giống với ngựa thật, miệng hí không mở rộng. Ông cũng đặt nhiều giả thiết về việc ngựa chỉ có 3 chân.
Một là, con ngựa có 4 chân nhưng mất một chỉ còn ba, trường hợp này phải xem dấu vết ở vị trí khuyết chân nếu có ngàm lắp giống với các chân khác thì chắc chắn có chân còn lại và đã bị máy xúc đưa đi nơi khác.
Thứ hai, cũng có trường hợp ngựa 3 chân dị quái không giống ngựa thường (cũng giống như đền “độc cước” thờ vị thần một chân ở Sầm Sơn, Thanh Hóa). Rất có thể con ngựa này được đúc theo một sự tích của một vị tướng quân hay người chủ của nó.
Video đang HOT
“Với kỹ thuật đúc, tôi đoán con “ngựa cổ” bằng đồng này thuộc thời nhà Hán. Chum có hài cốt nhỏ miệng 20cm, cao 30cm là hình thức cải táng. Nếu như là chum to có thể chứa được một người ngồi trong đó thì là sự giao lưu văn hóa Sa huỳnh hoặc là Chăm-pa” – PGS.TS Hoàng Văn Khoán nói.
Theo Xahoi
Ba dòng họ tranh nhau xác ướp trong mộ cổ ở HN
Hương thơm từ cỗ quan tài cổ phát ra khiến người dân huyện Quốc Oai (TP.Hà Nội) cảm thấy ngỡ ngàng. Sự việc càng trở nên kỳ bí hơn khi 3 dòng họ tìm đến khu thi công trưng ra bằng chứng khăng khăng khẳng định đó là một ngôi mộ cổ thuộc tổ nhà mình.
Ba dòng họ "tranh giành" mộ cổ
Để tìm hiểu danh tính xác ướp trong ngôi mộ niên đại 300 năm kia là ai, PV báo ĐS&PL đã về lại thôn Phú Mỹ (xã Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội). Sau khi đọc xong cuốn gia phả của dòng họ Doãn, danh tính thực của người phụ nữ trong ngôi mộ dần dần lộ diện.
Khi khai quật mộ, hàng ngàn người hiếu kỳ đến xem.
Đã hơn một tuần kể từ khi xác ướp niên đại 300 năm được phát hiện, người dân huyện Quốc Oai vẫn còn xôn xao bàn tán. Bởi vì, chưa bao giờ người dân nơi đây được tận mắt chứng kiến một ngôi mộ an táng công phu và mang nhiều bí ẩn đến vậy. Nói chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Hòa Thịnh (đại diện người cao niên thôn Phú Mỹ) bảo: "Sau khi phát hiện ra ngôi mộ này, người dân từ các huyện khác cũng kéo về rất đông. Người ta còn mang lễ đến mộ cầu cúng. Thậm chí, khi các nhà khoa học mở nắp quan tài, hàng trăm người quỳ xuống vái lạy. Họ bảo rằng, đây là ngôi mộ của một bà chúa từ thời xưa nên rất thiêng. Bên cạnh đó, cũng không ít người nói rằng, trong quan tài đựng thi thể của công chúa thời vua Lê... Nhiều thông tin được đồn đại, chúng tôi chẳng biết đâu là thực, đâu là hư nữa".
Theo lời kể của ông Thịnh, hiện nay, ở xã Ngọc Mỹ đang có chương trình dồn điền đổi thửa. Chính vì thế, mấy ngày qua, các gia đình di dời mộ rất nhiều. Ngày 7/12, trong lúc làm đường, đội máy xúc đã phát hiện ra ba ngôi mộ không nấm ở cánh đồng Chằm. Trong đó, có một ngôi dài khoảng gần 2m, chiều ngang 75cm. Thấy lạ, những công nhân này dừng ngay công việc đào bới và báo cáo lên chính quyền địa phương. Ông Thịnh bảo: "Đến bây giờ, trong những dòng họ nhận ngôi mộ đựng xác ướp đó là mộ tổ nhà mình thì họ Doãn đưa được ra nhiều thông tin xác thực hơn cả. Chính vì thế, sau khi khai quật, dòng họ này đã đem quan tài và xác ướp kia đi chôn ở một nơi khác".
Để tìm hiểu về xác ướp 300 năm tuổi, chúng tôi tìm đến nhà ông Doãn Mạnh Hà, Trưởng họ Doãn ở Phú Mỹ. Mấy ngày qua, ông Hà lúc nào cũng "bận tối mắt tối mũi" vì phải tiếp khách từ xa về hỏi thăm. Lúc chúng tôi đến, ông Trưởng họ đang lôi quyển gia phả ra giới thiệu cho những người dân từ nơi khác đến hỏi chuyện. Nói chuyện với PV, ông Hà tâm sự: "Trước đây tôi cũng có nghe các cụ nói rằng, khu vực đó có chôn cất ba ngôi mộ của dòng họ Doãn. Tuy nhiên, do đã quá lâu, ba ngôi mộ này mất nấm nên con cháu không thể tìm thấy. Hôm đội làm đường thi công ở đó, tôi có đi qua và nói với mấy cậu công nhân rằng, các cậu làm ở đây để ý cho tôi. Dòng họ Doãn có ba ngôi mộ tổ ở đây đấy. Đúng như lời tôi nói, đến tối, thông tin tìm được mộ cổ đã được loan báo về làng".
Nhận được tin của đội công nhân, ông Hà đã chạy ngay sang nhà cụ Doãn Thị Chuyền (94 tuổi) và cụ Đỗ Thị Chùm để hỏi về ngôi mộ tổ. Cả hai bậc cao niên này đều khẳng định, tại khu ruộng đó có ba ngôi mộ, hai dài, một ngắn đúng như miêu tả của các công nhân làm đường. Sau đó, họ Doãn đã họp lại và quyết định phải mang lều, bạt ra đồng để trông nom mộ cổ.
Khi dòng họ Doãn ra đến nơi, thì ngôi mộ đã được nhấc lên mặt đất và tỏa mùi thơm ngát. Lúc này, dòng họ Đặng Trần cũng có mặt và nhận là mộ tổ của họ mình. Hôm sau, dòng họ Nguyễn ở xã láng giềng Đồng Quang (huyện Quốc Oai) cũng ra cánh đồng Chằm và khăng khăng đó là mộ tổ của dòng họ mình. Thậm chí, các họ còn thi nhau làm đơn lên UBND xã Ngọc Mỹ để cam kết đó là sự thực. Tuy nhiên, con cháu họ Doãn vẫn căng lều, dựng bạt quyết bảo vệ mộ tổ đến cùng.
Ông Doãn Mạnh Hà trao đổi với PV báo ĐS&PL.
Đi tìm "thân thế và sự nghiệp" của xác ướp 300 năm
Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, ngày 10/12, đoàn khảo cổ do PGS.TS Nguyễn Lân Cường chủ trì đã có mặt tại cánh đồng Chằm thực hiện việc mở nắp quan tài. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập về đây chứng kiến việc mở nắp quan tài. Sau các thủ tục tâm linh, PGS.TS Nguyễn Lân Cường đã phải nhờ đến lực lượng bảo vệ dùng xà beng lớn cạy lớp bảo vệ bên ngoài của quan tài, đây được gọi là lớp quách.
Lớp quách bên ngoài được làm bằng gạo trộn với vữa và mật, sau khi làm xong quách thì đặt quan tài vào, rồi trát bồi cho kín hết các kẽ, nếu muốn phá quan tài phải phá lớp quách bên ngoài trước, mới mở được nắp bên trong. Hơn nửa giờ đồng hồ, việc tháo bỏ những tấm gỗ bên ngoài hoàn thành, nắp tấm ván được mở ra trong sự ngỡ ngàng của chính các chuyên gia và người dân Ngọc Mỹ.
Lật hết các lớp vải cuốn xác, bên trong là một thi thể phụ nữ còn nguyên vẹn, tóc và xương vẫn đúng vị trí, răng được nhuộm đen, và có một răng bị gãy, đặc biệt trong quan tài không có dung dịch lỏng và không có vàng bạc, đá quý chôn kèm theo người như người dân đồn đoán về những ngôi mộ cổ của vua chúa hoặc nhà giàu trước đây. Theo nhận định của các chuyên gia, ngôi mộ này có từ đời Hậu Lê, khoảng thế kỷ XVII.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, trong số các dòng họ đưa ra bằng chứng để chứng minh đó là mộ tổ của mình thì thông tin từ dòng họ Doãn là xác thực và gần đúng nhất. Điều này thể hiện trong cuốn gia phả của ông Doãn Mạnh Hà. Xác ướp trong mộ được nhận định cao khoảng 1m65, được mặc khoảng 10 cái áo, trong miệng ngậm đồng tiền rỉ nên các chuyên gia không nhìn thấy chữ viết trên đồng tiền. Bên cạnh đó, trong mộ còn có một cuốn kinh Phật cũng có niên đại bằng xác ướp.
Khi chúng tôi đề nghị ông Hà cho xem cuốn gia phả của dòng họ Doãn, ông Hà vui vẻ nhận lời. Trước mắt PV là cuốn gia phả dày cả trăm trang giấy màu nâu đỏ có niên đại cả mấy trăm năm. Chính vị Trưởng họ Doãn cũng không biết chất liệu giấy ngày xưa các cụ chọn làm gia phả là gì mà có thể bền và dai đến vậy. Cả mấy trăm năm trôi qua, những nét chữ Hán cổ viết trên giấy vẫn không bị nhòe. Ông Hà lần giở từng trang rồi dừng lại ở đời thứ 4.
"Tôi khẳng định người đang nằm trong ngôi mộ cổ kia là cụ Nguyễn Thị Rạ, hiệu là Riệu Kiên. Năm cụ Rạ 28 tuổi, khi đó, chồng của cụ đang làm quan lớn trong triều đình thì bị người khác hãm hại nên qua đời. Người thân thuộc không có ai, các con còn bé dại, bà đã lo lắng việc gia đình thờ chồng nuôi hai con nên người. Sau này, cụ Rạ được triều đình phong là Tiết phụ. Thương mẹ, con trai cả của cụ Rạ học hành rất chăm chỉ và thi đỗ ra làm quan tri huyện, hiệu là Mẫn Đạt Công. Cụ Rạ thọ 70 tuổi, giỗ cụ vào ngày mùng 9 tháng 12".
Cũng theo ông Hà, sau khi ngôi mộ được khai quật, xác định niên đại, hai ông Trưởng dòng họ Nguyễn và Đặng Trầm đã đến nhà ông để xem gia phả. Sau khi đọc được những thông tin trong cuốn gia phả, những người này đã "tâm phục, khẩu phục" công nhận đó chính là ngôi mộ của nhà họ Doãn. Đến nay, sự việc đã được giải quyết ổn thỏa. Xác nhận thông tin này, ông Đỗ Doãn Lợi, Bí thư chi bộ thôn Phú Mỹ cho biết, khi phát hiện chiếc quan tài cổ, nhiều dòng họ đã đến nhận đó là mộ tổ của mình. Tuy nhiên, sau này nhận được sự phân tích của các chuyên gia khai quật, do thiếu căn cứ, họ đã chủ động rút lui.
Phải chờ xét nghiệm ADN? Trao đổi với PV về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, muốn biết chính xác thi thể cụ bà trong quan tài là của dòng họ nào, các chuyên gia sẽ tạo điều kiện cho dòng họ lấy mẫu tóc đi xét nghiệm ADN. Còn về công việc khảo cổ, phải 4-5 tháng nữa đoàn khảo cổ mới ra được kết luận. Cũng theo PGS.TS Cường, trong mộ không hề có vàng bạc, châu báu như những gì người dân đồn thổi.
Theo Vương Chân
Nghi phạm cứa cổ bé 2 tuổi: Cứ gặp người đòi nợ là... bị điếc Bình thường ông Sơn rất tỉnh táo chỉ có khi gặp người đòi nợ là ông Sơn coi như bị điếc, không nghe thấy gì", hàng xóm của hung thủ cứa cổ cháu bé 2 tuổi nói Vụ gã hàng xóm mang dao xông vào nhà cứa cổ cháu bé 2 tuổi, Tuấn Anh dẫn đến tử vong, vào khoảng 16 giờ chiều...