GDP không phản ánh đúng đời sống người dân
Sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 đạt 1.899 USD, các chuyên gia đều cho rằng chỉ số này chưa phản ánh đúng thực chất đời sống người dân.
Nhiều ý kiến cho rằng kinh tế suy giảm mà thu nhập bình quân của người dân tăng là điều không hợp lý.
GDP đầu người Việt Nam là bao nhiêu?
Năm 2013, Tổng cục Thống kê đã áp dụng cách tính mới về GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và kết quả đưa ra GDP của Việt Nam năm nay tính theo giá hiện hành đạt 3.584.261 tỷ đồng, tương đương 170,4 tỷ USD, tính theo tỷ giá cùng ngày của Ngân hàng Nhà nước là 21.036 đồng/USD. Dựa trên quy mô dân số 89,71 triệu người của năm 2013 (cũng theo số liệu do cơ quan này công bố), GDPbình quân đầu người năm nay đạt 1.899 USD.
Nhiều người không khỏi băn khoăn, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 của ta mới đạt khoảng 1.000 USD/người/năm, qua 3 năm suy giảm kinh tế, đến năm 2013 chỉ số này đã vọt lên gần 1.900 USD (?!). Ông Hà Quang Tuyến – Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) cho biết, mức thu nhập bình quân 1.000USD năm 2010 là chưa bổ sung thu nhập của ngân hàng, nhà tự có, tự ở của dân vào GDP. Và thực tế tính toán lại, ông Tuyến khẳng định Việt Nam đã đạt mức thu nhập bình quân đầu người 1.000 USD từ năm 2008.
“Phạm vi tính GDP trong thời gian trước đây đã chưa đầy đủ, bởi hoạt động ngân hàng và dịch vụ nhà tự có, tự ở của dân cư chưa được phản ánh đầy đủ trong GDP, điều này ảnh hưởng tới quy mô của chỉ tiêu này”-ông Tuyến nói. Ông này cũng cho biết: “Theo cách tính này, thực ra GDP đầu người năm 2010 đã điều chỉnh lên tới 1.273 USD, như vậy chúng ta đã đạt được ngưỡng 1.000 USD năm 2008. Ước tính năm 2013, GDP đầu người đã đạt 1.899 USD/người, so với 2010 gấp 1,89 lần”.
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên NTNN, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A nói: “Hiểu theo cách là do tính chưa hết thu nhập của người dân nên nay phải tính cho đủ khiến GDP đầu người tăng lên nghe có vẻ hợp lý. Song thực tế, những tính toán về GDP đầu người tại Việt Nam chưa chuẩn”.
Theo lý giải của ông A, thường GDP được tính theo giá của một năm chuẩn nào đó, trước kia chúng ta lấy giá của năm 1994, thì GDP đã bị loại bỏ hết các yếu tố lạm phát. Từ năm 1994 đến nay, lạm phát đã tăng mạnh tới mấy chục phần trăm, nên dễ hiểu khi năm 2013, GDP được tính theo giá năm 2010 đã khiến GDP đầu người tăng vọt.
Bởi lạm phát càng cao thì GDP tính theo giá hiện thời càng cao, thu nhập đầu người theo đó cũng càng cao. “Vậy GDP có ý nghĩa gì với nền kinh tế và đời sống người dân nếu được tính như thế?”-ông Quang A đặt câu hỏi.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhận định những lý giải về GDP đầu người của Việt Nam tăng lên năm nay là “hơi cực đoan”. Bà Lan nói: “Nếu nói cần tính những cái chưa tính, ví như thu nhập của người bán rong, nhà tự dân xây, lợi nhuận của ngân hàng tính theo hệ số để tác động tới những lĩnh vực khác cần tính… vào GDP thì mới chỉ đúng chứ chưa chính xác”.
Theo bà Chi Lan, tính như thế, chỉ có tác dụng cho ra một con số đẹp, hoặc ở khía cạnh khác là con số này không có nhiều ý nghĩa. Lạm phát tăng thì ắt con số GDP tính ra cũng sẽ tăng lên, còn thực sự với thu nhập thực của người dân lại không có ý nghĩa…
“Đừng lấy của người làm của mình”
Một ví dụ là hiện nay, Tập đoàn Samsung làm tăng GDP của Việt Nam rất nhiều bởi doanh nghiệp này xuất khẩu sản phẩm với giá trị rất lớn. Nhưng những của cải mà đơn vị này làm ra thực chất là của họ, còn Việt Nam chỉ được hưởng thù lao nhân công lao động. Tuy nhiên, theo cách tính GDP của Việt Nam thì tất cả vẫn được tính hết vào GDP và chia cho đầu người Việt Nam.
Ông Quang A nói thẳng: “Chúng ta không thể lấy cái của người làm của mình mà phải tính GDP đầu người từ những thứ người Việt Nam làm ra, quốc gia làm ra (hay còn gọi là chỉ số GNI-thu nhập nội địa). Nước ngoài họ làm ra, lợi nhuận thì họ mang về nước họ, ta đâu có hưởng mà tính làm của mình. GNI mới thực sự có ý nghĩa với đời sống người dân Việt Nam”.
Nhận xét của ông Quang A có lý khi ngay số liệu công bố về GNI của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, GNI của ta đang ngày càng thấp xa so với GDP. Cụ thể, về chênh lệch giữa hai chỉ số GDP và GNI, ông Tuyến cho biết, mức chênh lệch là rất lớn. Trong các năm 2010 là 82.250 tỷ đồng, 2011 là 119.800 tỷ đồng, 2012 là 142.80 tỷ đồng và năm 2013 là 171.930 tỷ đồng.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng, cuộc sống của người dân những năm qua rõ ràng kém đi, thể hiện qua chi tiêu, mức sống của người dân 3 năm nay rất thấp. Lạm phát đã làm đồng tiền mất giá tới 30 lần nên tính theo giá lạm phát GDP đầu người tăng vọt là hoàn toàn có lý.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh còn nêu dẫn chứng: Năm 2013, lạm phát tăng 6,6% nhưng tiền Việt chỉ mất giá có 2% so với USD, như vậy đồng tiền của ta đã lên giá 4,6% so với USD. Lạm phát từ năm 2006 cộng lại đến nay đã lên 30%; do vậy GDP cao hơn thu nhập thực tế người dân và con số này chưa phản ánh đúng thực tế là chuẩn xác.
Ông Doanh bổ sung, năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam 7,5 tỷ USD nhưng vẫn được tính vào đầu người Việt Nam, như vậy mỗi người dân phải trả 196 USD; nếu tính lại (tức loại bỏ số tiền người dân được tính nhưng không được hưởng này) thì thu nhập của người dân còn thấp hơn nhiều.
Theo Xahoi
Khai mạc Kỳ họp Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh
Ngày 9/12, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII đã khai mạc kỳ họp thứ 12 - kỳ họp cuối năm 2013.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đây là kỳ họp quan trọng, đánh dấu giữa nhiệm kỳ hoạt động của HĐND thành phố khóa VIII, tổng kết đánh giá năm 2013, năm bản lề thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IX.
Theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, trong kỳ họp này, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tập trung vào các nội dung lớn: Xem xét các báo cáo của UBND thành phố về tình hình, kinh tế, văn hóa, xã hội năm 2013; kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ thành phố, nhiệm vụ năm 2014 và giai đoạn năm 2014 - 2015; quyết toán ngân sách năm 2012, tình hình thực hiện thu chi ngân sách năm 2013, dự toán thu chi ngân sách năm 2014; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; xem xét các tờ trình của UBND thành phố; xem xét báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố; nghe ý kiến của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh về công tác mặt trận, tham gia xây dựng chính quyền; xem xét các báo cáo của thường trực HĐND, các ban của HĐND; chất vấn tại kỳ họp.
Năm 2013 là năm thứ 3 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm giai đoạn 2011 - 2015 của thành phố. Theo báo cáo của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2013, GDP thành phố ước đạt 764.444 tỉ đồng, tăng 9,3%.
Trong bối cảnh khó khăn chung, mức tăng trưởng GDP của từng quý đã tăng dần, cho thấy tăng trưởng kinh tế của thành phố đã có dấu hiệu phục hồi. GDP thu nhập bình quân đầu người ước đạt 4.513 US D/người/năm. Chỉ số giá tiêu dùng CPI ước tăng 5,1% (nếu loại trừ tăng học phí giáo dục từ tháng 9/2013 thì ước CPI chỉ tăng 2,24%). Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26.330 triệu US D, giảm 5% so với năm 2012. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu giảm là do dầu thô giảm mạnh về lượng và giá. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 25.700 triệu US D.
Báo báo tại kỳ họp, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Trong giai đoạn 2011 - 2013, kinh tế thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đi vào chiều sâu, lạm phát được kiểm soát. GDP bình quân 3 năm tăng 9,6%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước tăng 17,6%/năm, chỉ số CPI tăng 6,9%/năm.
Theo chỉ tiêu UBND thành phố đề ra, dự kiến năm 2014, GDP tăng 9,5 - 10%; tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 31%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu 10%; tốc độ tăng CPI thấp hơn cả nước; số lao động được giải quyết việc làm là 265.000 lượt người; tỉ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của thành phố (thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm) là 6,8%; tỉ lệ thất nghiệp 4,7%...
Theo TTXVN
Việt Nam đã trở thành quốc gia đối tác phát triển "Từ một quốc gia nhận tài trợ trong 20 năm qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia đối tác phát triển" - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) năm 2013, diễn ra sáng 5-12. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế Việt Nam đang phục hồi, tăng trưởng. Năm 2013,...