Ngủ ít dẫn tới co rút não, suy giảm nhận thức
Theo nghiên cứu mới về người cao tuổi cho biết, ngủ ít có liên quan đến co rút não và suy giảm nhận thức.
Công bố trên tạp chí SLEEP, các nhà nghiên cứu tại Duke-NUS, Singapore cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu 66 người, ở độ tuổi trung bình là 67. Kết quả cho thấy đã tìm thấy mối quan hệ giữa giấc ngủ ngắn dẫn tới suy giảm nhận thức và co rút não.
Theo tác giả Michael Chee- giáo sư tại Duke-NUS và điều tra viên chính của khoa học thần kinh nhận thức phòng thí nghiệm của trường Y tế tại Singapore cho biết: “Chính vì bộ não chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức nên tốc độ co rút của não càng nhanh thì mức độ suy giảm khả năng nhận thức càng lớn”.
Họ cho biết thêm: “Theo thống kê, người có giấc ngủ ngắn thì mức độ suy giảm trí nhớ sẽ nhanh hơn 0,5% so với người ngủ đủ”.
Theo nghiên cứu, số thời gian được coi là ngủ đủ trung bình 6-7 giờ và giấc ngủ ngắn có nghĩa là ít hơn mức trung bình. Tuy nhiên, Chee ước tính rằng thông thường mọi người chỉ ngủ khoảng 6 giờ và khi độ tuổi càng cao thì hiệu quả, thời gian của giấc ngủ càng suy giảm.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả này đặc biệt quan trọng cho những người trẻ, giúp họ sắp xếp công việc để cải thiện thời gian ngủ đủ nhằm chăm sóc sức khỏe.
Nhìn chung, nghiên cứu cho rằng nếu thời gian ngủ 7 giờ/ngày là lý tưởng cho hoạt động nhận thức tối ưu của não.
Chee cho biết thêm: “Đúng là thời gian ngủ có thể không mang lại kết quả gì cho hiện tại nhưng nó phản ảnh những thay đổi trong não khi trải qua các năm. Và chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi được thời gian ngủ của những người trẻ tuổi bởi giấc ngủ là tiền đề cho cuộc sống sau này nhất là khi tuổi càng ngày càng cao”.
Dù sự sụt giảm nhận thức và não co rút khi thiếu ngủ là nhỏ nhưng trải qua thời gian thì nó sẽ tích lũy và ảnh hưởng đến trí nhớ sau này. Cho nên muốn sống lâu thì hãy điều chỉnh ngay chính giấc ngủ của mình từ bây giờ để có thể cải thiện trí nhớ nhất là ở tuổi già.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đúng cách, tập khí công, không lạm dụng thuốc giảm đau... giúp xương khớp người già khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút...). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơ thể lão hóa, cùng với các yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, lao động nặng nhọc, thời tiết thất thường, chấn thương... là những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Sau 30 tuổi, phần sụn khớp bị lão hóa, khiến các khớp xương hoạt động không còn trơn tru. Càng lớn tuổi, các chất sụn này càng bị mài mòn, đầu khớp thiếu chất đệm sẽ cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.
Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý xương khớp. Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân, đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng, nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh, bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, biểu hiện thường bao gồm đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...
Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vài khớp, thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể đau nhiều khớp cùng lúc hoặc toàn thân, đau khi cử động nhẹ và không dứt dù được nghỉ ngơi. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý xương khớp có thể điều trị và dự phòng bằng cách điều chỉnh cân nặng, tránh dư cân béo phì; bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C (sữa, cam, ớt, cà chua...) vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...
Ngoài ra, người già nên củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các hoạt động giao lưu, các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao như khí công, thái cực quyền. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, phù nề tay chân, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
An San
Theo Autopro
Thực phẩm đẩy lùi sự già nua Một đêm không ngủ đem đến cảm giác mệt mỏi, da khô sần..., một số loại thực phẩm sau có thể giúp lấy lại sự tươi tỉnh và khỏe khoắn. Nửa chén bông cải xanh cung cấp hơn 2/3 lượng vitamin C cần thiết trong ngày - Ảnh: Shutterstock Bông cải xanh. Nửa chén bông cải xanh cung cấp hơn 2/3 lượng vitamin...