Ngủ hơn 8 giờ đồng hồ mỗi đêm có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, mỗi người có thể ngủ từ 7-9 giờ đồng hồ mỗi đêm. Tuy nhiên, một số người cần ngủ nhiều hơn và số khác lại có nhu cầu ngủ ngắn giờ hơn.
Thời gian và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến năng suất công việc – Ảnh minh họa
7-9 giờ mỗi đêm là thời gian ngủ được khuyến nghị dành cho hầu hết người trưởng thành. Do đó, nếu bạn ngủ ít hơn (6 giờ đồng hồ) hay nhiều hơn (10 giờ đồng hồ) mỗi đêm đều không vấn đề gì cả bởi vì thời gian ngủ khác nhau đối với từng độ tuổi và cá nhân, theo Tổ chức Giấc ngủ Hoa Kỳ (NSF).
Ví dụ, trẻ sơ sinh, trẻ chập chững tập đi cần ngủ từ 12 – 18 tiếng mỗi ngày; trẻ lớn hơn cần 11 – 13 tiếng, thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi) cần ngủ 8 – 10 tiếng và người cao tuổi (65 tuổi trở lên) cần ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm.
Làm sao biết thời gian ngủ phù hợp của bản thân?
Hầu hết mọi người đều ngủ khoảng 8 tiếng đồng hồ mỗi đêm – con số ở giữa mức khuyến nghị. Các chuyên gia khẳng định, thời gian ngủ không nhất thiết phải là một con số cố định, miễn sao bạn cảm thấy khỏe mạnh, tỉnh táo và đầy đủ năng lượng hoạt động cho ngày tiếp theo thì đó là thời gian ngủ lý tưởng của cá nhân.
Lưu ý, điều này chỉ đúng khi bạn có giờ giấc ngủ ổn định, không uống các thức uống có cồn trước giờ ngủ, không có cảm giác mệt mỏi liên quan đến giấc ngủ.
Khi nào cần ngủ nhiều hơn bình thường?
Một số người cần ngủ nhiều hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng của chứng ngừng thở khi ngủ.
Ngừng thở khi ngủ là tình trạng đường thở bị đóng tắt trong lúc đang ngủ, xảy ra nhiều lần trong đêm và người mắc chứng này thường “thở khì khì để bắt lấy không khí”; ngáy to – điều này khiến bạn thấy mệt mỏi sau khi thức dậy.
Tuy nhiên, một số người chỉ cần ngủ từ 5 – 6 tiếng mỗi đêm, người có chỉ số IQ cao khi không “hoạt động hết 100% công suất” của mình.
Video đang HOT
Thời gian ngủ là nhu cầu khác nhau với từng người nên đừng ép mình phải ngủ ít hơn vì điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc, trạng thái tinh thần. Về lâu dài có dẫn đến thiếu ngủ, bất ổn tim mạch, hội chứng chuyển hóa, rối loạn cân nặng, bất ổn về da và sức đề kháng suy kém.
Gene ảnh hưởng đến nhu cầu ngủ?
Theo nghiên cứu, nhu cầu ngủ nghỉ cũng được quy định bởi gene. Do vậy, chúng ta phải tuân theo mà không thể điều chỉnh vì giấc ngủ là chức năng sinh học cần thiết mà cơ thể thiết lập.
Một người tuy có thể ngủ ít hơn nhu cầu của mình nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra tình trạng kiệt sức.
Cần lưu ý gì khi thói quen ngủ nghỉ thay đổi?
Nếu những thay đổi trong thói quen ngủ nghỉ gây ra các vấn đề như: giảm tập trung và sự chú ý, dễ cáu gắt thì bạn đang có bất ổn về giấc ngủ.
Ngoài ra, nếu bạn phải vặn đồng hồ báo thức mỗi buổi sáng để thức dậy đúng giờ, đây chính là dấu hiệu bạn cần ngủ nhiều hơn hoặc chất lượng giấc ngủ đã bị suy giảm – cũng là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ.
Chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ
Theo hầu hết các chuyên gia, chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ. Nếu bạn ngủ đến 10 tiếng đồng hồ mà giật mình nhiều lần trong đêm thì cũng không bằng một giấc ngủ 6 giờ đồng hồ ngon lành.
Do vậy, khi cảm thấy mệt và thiếu ngủ hãy lưu ý đến chất lượng giấc ngủ và đánh giá xem thói quen ngủ nghỉ của bạn đã khoa học và hợp lý chưa.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn khi ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau hay khi thời gian ngủ của bạn quá ít và bạn muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đức Hòa
Theo Live Science/giacngoonline
Tuyệt chiêu giúp bạn tránh xa mệt mỏi
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần thay đổi lối sống là đã giúp bạn giảm đi tình trạng mệt mỏi rồi.
Mọi người đều cố gắng làm giảm đi mệt mỏi. Nhưng làm thế nào?
Sự mệt mỏi đến do cơ thể cố gắng quá mức để thích nghi với đời sống dẫn đến stress. Do đó, trước khi tái bổ sung năng lực bằng vitamin hoặc các chất anti-stress khác thì mọi người có thể áp dụng một vài hướng dẫn để cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngoại trừ mệt mỏi là triệu chứng khởi đầu cho bệnh tật, trong một số trường hợp, chỉ cần thay đổi cách sống là đã giảm bớt được mệt mỏi.
Giảm mệt mỏi bằng ăn uống
Buổi tối: Ăn nhẹ. Bữa ăn thịnh soạn vào buổi tối sẽ làm giảm chất lượng của giấc ngủ. Một giấc ngủ sâu đủ thời gian và có chất lượng vào ban đêm sẽ giúp làm giảm đi sự mệt mỏi.
Dinh dưỡng cân bằng và đa dạng hóa thực phẩm: thực phẩm cung cấp mỗi ngày cần phải đáp ứng các nhu cầu protein, vitamin, muối khoáng và vi lượng tố của cơ thể. Nếu chế độ ăn uống không đa dạng và phong phú thì sự thiếu hụt sẽ xảy ra. Từ đấy dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
Giảm mệt mỏi bằng giấc ngủ
Tạo giấc ngủ tốt: không ngủ nhiều quá, không ít quá và ngủ đều đặn mỗi ngày. Nhu cầu ngủ mỗi ngày của từng người tùy thuộc theo độ tuổi, có người cần 6 tiếng, có người lại cần 8 - 10 tiếng.
Ngủ đúng giờ theo nhịp sinh học của giấc ngủ: tập thói quen ngủ vào một giờ cố định để tạo phản xạ buồn ngủ khi đến giờ. Việc ngủ bất thường sẽ làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể và mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Vào buổi tối, khi cơ thể mệt mỏi bắt đầu ngáp, hãy đặt mình vào chỗ ngủ.
Không nên kháng cự lại cơn buồn ngủ hoặc chống lại nhu cầu cần nghỉ ngơi của cơ thể. Nếu cố gắng thức để vượt qua lúc buồn ngủ thì phải đợi khoảng 2 giờ nữa mới tìm lại được cảm giác thèm ngủ. Và khi thức dậy thì thật khó nhọc.
Hãy quên đi mọi chuyện để tìm giấc ngủ: không cần nghĩ đến công việc, chuyện con cái hay mang những lo toan vào trong giường ngủ. Cần một khoảng không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi vì... giờ nào việc ấy.
Tái tổ chức công việc và cuộc sống
Chia sẻ công việc: tình trạng quá tải công việc bao giờ cũng mang lại mệt mỏi. Vì thế cần biết phân phối công viêc, chia sẻ cho các đồng nghiệp cùng giải quyết. Từ đó sẽ tranh thủ được sự nghỉ ngơi và giảm căng thẳng.
Tổ chức lại việc nghỉ ngơi và giải trí: ngày cuối tuần, thay vì nghỉ ngơi thì nhiều người lại lao vào làm bếp, tiệc tùng với bạn bè, soạn tài liệu, tham dự sinh hoạt văn nghệ... tạo thành một cuộc đua marathon cho việc giải trí trong ngày cuối tuần. Rồi sáng thứ hai đầu tuần, người chẳng còn muốn làm gì cả. Cần phân phối lại việc giải trí cuối tuần để đừng diễn ra quá dồn dập, cần có kế hoạch vui chơi thế nào cho còn thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi, hoàn toàn thư giãn hưởng thụ ngày nghỉ cuối tuần.
Tập thể dục và tham gia môn thể thao ưa chuộng: sự mệt mỏi thường liên quan mật thiết với cuộc sống quá nhàn hạ và tù hãm trong gia đình hay văn phòng. Việc đi bách bộ để thư giãn hoặc tham gia một môn thể thao ưa thích là điều cần thiết.
Thư giãn: tắm dưới vòi phun hay ngâm mình trong làn nước mát, vài động tác thở bằng bụng, mát xa... đều là những phương pháp chống stress và chống mệt mỏi.
Người thường xuyên bị mệt thì các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm hoạt động làm cho con người bị mất ngủ, không thèm ăn, giảm ham muốn, dễ mắc bệnh...
Nếu ngoài việc mệt mỏi, cơ thể còn có những dấu hiệu như: sốt, đổ mồ hôi đêm, nhức đầu, chóng mặt, thở khó, gầy ốm, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực, suy nhược cơ thể.... thì mệt mỏi là một triệu chứng bệnh lý cần phải đi khám bác sĩ để định bệnh và điều trị đúng mức. Khi ấy, việc dùng thuốc thích hợp là cần thiết để phục hồi nguồn năng lực cho cơ thể.
TRƯƠNG THẾ NGỌC
Theo SK&ĐS
Mất ngủ rất có hại đối với vóc dáng của phụ nữ Theo các chuyên gia Mỹ, phụ nữ bị thiếu ngủ mạn tính, thường ăn và thích loại thực phẩm không lành mạnh, hậu quả là bị thừa cân và béo phì. Đây là một vòng luẩn quẩn, vì ăn quá nhiều cũng gây ra chứng mất ngủ. Mối liên hệ giữa chất lượng giấc ngủ kém và lượng thức ăn quá mức rất...