Ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt: “Chúng tôi sang Malaysia đánh bắt theo hợp đồng”
Sáng 11/7, phóng viên đã có mặt tại tỉnh Songkhla (miền nam Thái Lan), nơi tạm giữ các ngư dân Việt Nam bị tàu hải quân Thái Lan bắn khiến 2 người bị thương và 1 người mất tích.
Hai anh em ngư dân bị thương là Nguyễn Văn Quèo (áo xanh bên trái) và Nguyễn Văn Linh (ở trần) tại trại tạm giam của cảnh sát tỉnh Songkhla, Thái Lan.
Cảnh sát tỉnh Songkhla cho biết hải quân nước này đã bắt 44 người (không tính người mất tích), tổng số tàu cá vi phạm là 6 chiếc gồm 1 chiếc cào banh lông của Cà Mau số hiệu CM 91653 (18 người), 1 chiếc của Kiên Giang số hiệu KG 90781 (9 người) và 4 chiếc của Bến Tre. Trong 4 chiếc tàu cá của Bến Tre có hai chiếc bị chìm là BT 93024, BT 98081; hai chiếc còn lại bị bắt giữ là BT 93023, BT 93133.
Hai người bị thương là anh em ruột trên tàu BT 93133. Người anh Nguyễn Văn Quèo, 29 tuổi là tài công, bị thương ở chân; và em là Nguyễn Văn Linh, 25 tuổi, bị thương ở bả vai.
Theo ngư dân bị bắt, người mất tích là tài công tàu BT 93024, không rõ tên thật, chỉ thường gọi là Ù, khoảng 23 tuổi.
Anh Ngô Chí Trường, tài công tàu KG 90781 cho biết: “Tàu chúng tôi có 18 người, đã hợp đồng đánh bắt tại Malaysia. Trên đường sang Malaysia, đi ngang Thái Lan nên bị bắt chứ chúng tôi không đánh bắt ở Thái”.
Hai tàu hải quân Thái Lan tham gia bắt giữ mang số hiệu 526 và 511.
Về vụ bắn tàu, theo cảnh sát tỉnh Songkhla, hải quân Thái Lan đã bắn 3 phát chỉ thiên nhưng các tàu cá Việt Nam vẫn tiếp tục cào banh lông, đến phát thứ 4 thì các tàu bỏ chạy nên phía Thái mới nổ súng.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Quèo, người bị thương ở chân, kể: “Tụi tui thấy có tàu lạ đến thì sợ quá bỏ chạy. Khi tàu chạy máy ồn quá nên không nghe thấy có tiếng súng hay cảnh báo nào. Đến khi thấy đạn bắn mới biết”.
Sau khi tiến hành kiểm tra, hải quân Thái Lan đã lập biên bản các ngư dân Việt Nam với tội danh đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan, sử dụng công cụ, thiết bị vi phạm điều luật đánh bắt cá Thái Lan.
Đại tá cảnh sát tỉnh Songkhla, Alongkorn Seemavuth cho biết những người vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật, nhưng “chúng tôi sẽ tạo điều kiện để ngư dân có thể sớm về nước”.
Theo Báo Thanh Niên
Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam
Thái Lan cho rằng, phía Hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của Việt Nam nhưng các tàu lại bỏ chạy khiến hải quân buộc phải nổ súng.
Liên quan tới vụ việc hai ngư dân Việt Nam bị phía Hải quân Thái Lan bắn khi đi vào vùng biển được cho là của Thái Lan, theo cảnh sát tỉnh Songkla, phía hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của Việt Nam nhưng các tàu lại bỏ chạy khiến hải quân buộc phải nổ súng.
Sau khi tiến hành kiểm tra, hải quân đã lập biên bản các ngư dân với tội danh đánh bắt trái phép trên vùng biển Thái Lan, sử dụng công cụ, thiết bị vi phạm điều luật đánh bắt cá Thái Lan.
Đại tá Alongkorn Seemavuth, cảnh sát tỉnh Sỏng-khả
Đại tá Alongkorn Seemavuth, cảnh sát tỉnh Songkla cho biết, những người vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật của Thái Lan.
Ông Alongkorn nói: "Cảnh sát chúng tôi nhận được hồ sơ từ phía Hải quân Thái Lan, chúng tôi sẽ nhanh chóng hoàn thiện thủ tục hồ sơ và xử lý đúng pháp luật những người vi phạm.
Đồng thời tạo điều kiện sớm nhất để các ngư dân Việt Nam có thể trở về nước".
Cảnh sát tỉnh Songkla cũng cho biết, có tới 44 ngư dân trên 6 tàu của Việt Nam bị bắt (không tính 1 người mất tích) gồm: 1 chiếc cào banh lông Cà Mau số hiệu CM 91653 (18 người), 1 chiếc Kiên Giang số hiệu KG 90781 (9 người) và 4 chiếc Bến Tre.
Hai chiếc bị chìm là BT 93024, BT 98081. Hai chiếc còn lại là BT 93023, BT 93133.
Hai người bị thương là anh em ruột chạy trên tàu BT 93133. Người anh Nguyễn Văn Quèo, 29 tuổi là tài công, bị thương ở chân là Nguyễn Văn Linh, 25 tuổi, bị thương ở bả vai.
Theo ngư dân bị bắt, người mất tích là tài công tàu BT 93024, không rõ tên thật chỉ thường gọi là Ù khoảng 23 tuổi.
Hai ngư dân bị thương
Riêng về trường hợp của tàu KG 90781, Anh Ngô Chí Trường, tài công cho biết, đã hợp đồng đánh bắt tại Malaysia.
Trên đường sang Malaysia, đi ngang qua vùng biển Thái Lan thì bị bắt, họ chưa hề khai thác hải sản ở khu vực này. Hai tàu hải quân Thái Lan tham gia bắt giữ mang số 526 và 511.
Về vụ bắn tàu, theo cảnh sát tỉnh Songkla, hải quân đã bắn 3 phát chỉ thiên nhưng các tàu cá vẫn tiếp tục cào banh lông, đến phát thứ 4 thì các tàu bỏ chạy nên phía Thái mới nổ súng.
Nguyễn Văn Quèo, người bị thương ở chân kể tụi tui thấy có tàu lạ đến thì sợ quá bỏ chạy. Khi tàu chạy máy ồn quá nên không nghe thấy có tiếng súng hay cảnh báo nào.
Đến khi thấy đạn bắn mới biết.
Cũng trong ngày 11/7, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam đã tiến hành công tác bảo hộ công dân tại Sở chỉ huy Cảnh sát tỉnh Songkhla, miền Nam Thái Lan, nơi đang giam giữ 15 ngư dân bị bắt giữ hôm 8/7 và tại Trụ sở vùng 2 Hải quân Thái Lan.
Bí Thư thứ nhất phụ trách bảo hộ công dân Nguyễn Hải Ngọc đã đề nghị phía Hải quân Thái Lan tiếp tục các hoạt động tìm kiếm tài công của tầu BT 93024 hiện vẫn đang mất tích trên biển.
Đại diện Phía Hải quân vùng 2 Thái Lan, Chuẩn đô đốc Chokchai Ruangjam hứa sẽ tích cực hợp tác để tìm ra ngư dân bị mất tích trong thời gian sớm nhất./.
Theo Soha News
Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc chà đạp lên luật quốc tế khi đâm chìm tàu cá ngư dân! Trả lời báo điện tử Một Thế Giới, thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho biết hành động đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là bất chấp, chà đạp lên luật pháp quốc tế, đạo lý, đi ngược lại với những điều mà lãnh đạo Trung Quốc...