Ngư dân Quảng Ngãi kể lại giây phút bị bắn trọng thương ở ngư trường Trường Sa
Đang đánh bắt ở khu vực Quần đảo Trường Sa thì xuất hiện 3 người nước ngoài đi trên ca nô, có trang bị vũ khí tiếp cận khống chế, lấy đi một số ngư cụ, hải sản và bắn trọng thương một ngư dân.
Ngư dân Võ Minh Quân kể lại giây phút bị trúng đạn
Sáng 19-9, ngư dân Võ Minh Quân (52 tuổi, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi – thuyền viên trên tàu QNg 90962TS), cho biết vẫn đang điều trị vết thương tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng. “Hiện sức khỏe tôi đã tạm ổn. Bác sĩ bảo nằm viện điều trị ở đây ít ngày để theo dõi. Giờ ở nhà ít hôm lấy lại sức khỏe và tinh thần, chúng tôi sẽ tiếp tục cho tàu vươn khơi bám biển”, ông Quân nói.
Ngư dân Võ Minh Quân là nạn nhân bị tàu nước ngoài bắn trọng thương khi đang đánh bắt hợp pháp ở khu vực Quần đảo Trường Sa (cách đảo Tiên Nữ khoảng 40 hải lý về hướng Đông Nam) xảy ra lúc 22 giờ ngày 9-9-2022.
Ngư dân Võ Minh Quân bị bắn trọng thương
Ngư dân Bùi Duy Tân, thuyền trưởng tàu QNg 90962TS, cho biết khoảng 22 giờ ngày 9-9-2022, khi tàu cá QNg 90962TS chở theo 12 ngư dân đang sử dụng 2 ca nô nhỏ (ngư dân đánh cá có chở theo xuồng máy hoặc ca nô để thuận tiện di chuyển đánh bắt) khai thác hải sản tại tọa độ 0822′ N-11517′ E (cách đảo Tiên Nữ khoảng 40 hải lý về hướng Đông Nam – thuộc Quần đảo Trường Sa) thì xuất hiện 3 người nước ngoài đi trên ca nô, có trang bị vũ khí tiếp cận khống chế và lục lấy tài sản, gồm 4 vợt cá, 4 đèn pin.
“Tụi nó lấy đồ xong rồi ra hiệu cho mình. Tiếp đó, nó quay qua chiếc ca nô kia. Chiếc ca nô bỏ chạy thì bọn nó nổ súng bắn. Súng vừa nổ, tôi nghe thuyền viên Võ Minh Quân nói: Tao bị thương rồi…”, thuyền trưởng Tân nhớ lại.
Lực lượng chức năng kiểm tra vết đạn bắn găm trên ca nô
Thuyền viên Võ Minh Quân bàng hoàng kể lại, trong lúc cùng bạn thuyền vây cá trên vùng biển Trường Sa thì bất ngờ xuất hiện một ca nô lạ dùng súng tấn công. “Lúc xảy ra sự việc, tôi đang lặn. Khi phát hiện có ca nô lạ, tôi vội vàng leo lên ca nô của mình thì thấy bọn nó soi đèn pin và bắn mấy phát đạn. Tôi nghe tiếng súng liền nằm xuống, nhưng chân bị trúng đạn. Dính đạn tôi tê từ chân lên cả một bên người luôn. Giữa đêm tối, vết thương chảy nhiều máu làm tôi ngất xỉu và không biết gì nữa”, ông Quân nói.
Sau khi nhóm người cướp tài sản, bắn ngư dân bị thương bỏ đi, ông Quân được đưa vào đảo Tiên Nữ sơ cấp cứu. Sau đó, nạn nhân được đưa về đảo Phan Vinh để chữa trị vết thương. Đến sáng 17-9, tàu cá QNg 90962TS đã vào đất liền trình báo vụ việc với cơ quan chức năng và đưa ngư dân Quân tiếp tục chữa trị.
Đưa ngư dân Võ Minh Quân đi chữa trị
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, cho biết vùng biển xảy ra sự việc là ngư trường truyền thống, quen thuộc của ngư dân Việt Nam và họ thường xuyên đánh bắt ở đây. “Sau khi nhận được thông tin về sự việc này, UBND xã Bình Châu, Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu cũng đã có báo cáo gửi lên cấp trên. Chúng tôi mong muốn cơ quan chức năng điều tra làm rõ, có biện pháp can thiệp bảo vệ bà con ngư dân”, ông Hùng nói.
Ông Ung Đình Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), cho biết UBND huyện Bình Sơn đã nhận được báo cáo của UBND xã Bình Châu về vụ việc ngư dân bị bắn ở Trường Sa.
“Huyện cũng đã chỉ đạo điều tra, làm rõ vụ việc. Đồng thời, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện cũng đã có báo cáo gửi Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để có hướng xử lý”, ông Hiền cho biết.
Về phía lãnh đạo Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hiện Hội nghề cá tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa nhận được báo cáo, thông tin cụ thể vụ việc.
2 năm sau văn bản hỏa tốc, danh thắng Ba Làng An tan hoang còn nghiêm trọng hơn
2 năm sau văn bản hỏa tốc của UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu kiểm tra xử lý dứt điểm vụ việc danh thắng Ba Làng An (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị tàn phá, tình hình còn nghiêm trọng hơn.
Khu vực Gành Đá Đỏ thuộc danh thắng Ba Làng An bị cày xới tan hoang, quả đồi bị đào bới thành nhiều bậc thang, đất được đổ ra trầm tích và người xâm phạm xây kè bêtông ngay trên những khối đá mắc ma - Ảnh: TRẦN MAI
Ngày 6-7-2020, báo Tuổi Trẻ có bài viết "Tan hoang danh thắng Ba Làng An" nêu rõ việc các hộ dân ngang nhiên phá đồi, xây kè, dựng công trình xâm hại danh thắng Ba Làng An. Đến ngày 7-7-2020, UBND tỉnh Quảng Ngãi có công văn hỏa tốc yêu cầu kiểm tra xử lý dứt điểm.
Nhưng tới nay các công trình trái phép vẫn tồn tại và nhiều công trình mới được dựng lên kiên cố hơn.
Việc tác động này là sai phạm nghiêm trọng không chỉ Luật đất đai mà cả Luật di sản và cần xử lý nghiêm. Nếu xử phạt không đủ tính răn đe thì sẽ có nhiều danh thắng bị phá hỏng.
Tiến sĩ TRẦN TÂN VĂN
Công trình nhiều và kiên cố hơn
Ghi nhận của Tuổi Trẻ trước đây có con đường dân sinh duy nhất từ trung tâm xã Bình Châu ra trạm đèn biển Ba Làng An chỉ có những lối mòn, đường đá nhỏ xuống danh thắng Ba Làng An. Khi báo Tuổi Trẻ phản ánh vào tháng 7-2020, thêm 2 lối đi được mở rộng và bêtông hóa.
Thế nhưng hiện nay quả đồi mà giới nghiên cứu địa chất, địa mạo trong nước và quốc tế khám phá ra 2 tầng đất bazan thể hiện rõ quá trình phun trào núi lửa cách đây hàng chục triệu năm thuộc loại hiếm có trên thế giới đang bị xẻ nát, biến dạng.
Mục đích phá quả đồi là làm 3 tuyến đường rất lớn để ôtô dễ dàng xuống các hàng quán xây dựng trái phép ngay mép biển.
Dù khi báo Tuổi Trẻ phản ánh, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã hỏa tốc yêu cầu kiểm tra, xử lý và tháo dỡ các công trình vi phạm. Thế nhưng hiện nay các công trình xây dựng nhiều và kiên cố hơn.
Đơn cử, việc kè chắn quả đồi đang được bêtông hóa nhiều hơn, đất đá trong quá trình thi công đổ tràn ra biển chôn vùi bãi trầm tích núi lửa triệu năm cũng được "khắc phục" bằng cách làm kè bêtông ngay trên trầm tích...
Tại khu vực phía Gành Đá Đỏ (nằm trong danh thắng Ba Làng An), để làm quán nhậu quy mô hơn, người dân đã bạt đồi trái phép, tạo thành 3 tầng đất dựng lên hàng chục chòi lá. Để chắc chắn hơn cho công trình, phía bờ biển việc bêtông hóa bờ kè được thực hiện ngay trên những khối đá núi lửa lớn.
Còn tại khu vực gần hải đăng Ba Làng An, so với thời điểm tháng 7-2020, những công trình mới đã được dựng thêm với quy mô lớn hơn, lấn ra phía biển.
Tổng thể khu vực này sau văn bản hỏa tốc của UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 7-7-2020 là một không gian ăn nhậu quy mô hơn trước và liên kết giữa các quán. Việc xử lý các hộ dân xây dựng trái phép, tháo dỡ và khắc phục nguyên trạng đã không xảy ra.
Văn bản của cơ quan chức năng đều khẳng định đây là những công trình trái phép. Những người dân phá đồi, lấn trầm tích núi lửa được xác định là các ông Nguyễn Văn Thi, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Minh Phương, Tiêu Viết Huỳnh.
Bốn hộ này đều là người dân địa phương, nhưng UBND xã Bình Châu đã không quyết liệt xử lý dẫn đến văn bản hỏa tốc của UBND tỉnh Quảng Ngãi sau 2 năm trở nên "nguội lạnh".
Một góc danh thắng Ba Làng An tuyệt đẹp bị xâm lấn với những công trình trái phép và quả đồi có giá trị địa chất bị bạt như tấm áo vá để làm đường lớn chạy thẳng xuống biển - Ảnh: TRẦN MAI
Trách nhiệm thuộc về ai?
UBND huyện Bình Sơn đã giao UBND xã Bình Châu làm việc, vận động người dân tháo dỡ, hỗ trợ tháo dỡ lều quán tạm, lắp ghép vi phạm trong việc sử dụng đất không đúng quy định, nhất là trường hợp của 4 hộ dân nêu trên, phải hoàn thành trước ngày 20-7.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo UBND huyện Bình Sơn cho biết đây sẽ là lần xử lý dứt điểm vụ việc. Cơ quan chuyên môn sẽ xác minh lập hồ sơ cụ thể từng trường hợp vi phạm.
Riêng ông Nguyễn Hữu Phúc từng bị xử phạt năm 2019, đến năm 2020 tiếp tục xây dựng trái phép thì giao Phòng tài nguyên và môi trường huyện kiểm tra vi phạm, thời điểm vi phạm, dấu hiệu vi phạm, tình tiết và mức độ vi phạm để cơ quan chức năng nhận định có vi phạm pháp luật hình sự hay không để có cơ sở xử lý.
Dù sự việc xảy ra từ năm 2019, nhưng đến nay UBND huyện Bình Sơn mới giao Phòng văn hóa thông tin kiểm tra vị trí những công trình trái phép có thuộc khu vực danh thắng Ba Làng An hay không là quá chậm.
Hiện trạng tháng 7-2020 khi báo Tuổi Trẻ phản ánh chỉ có vài công trình đơn lẻ - Ảnh: TRẦN MAI
Theo lãnh đạo UBND huyện Bình Sơn, bước đầu xác định tọa độ vị trí khoanh vùng bảo vệ danh thắng Ba Làng An nằm lệch một bên so với vị trí xây dựng hàng quán trái phép, nên vi phạm là vi phạm đất đai.
Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Tân Văn, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản Việt Nam, cho rằng năm 1993 UBND tỉnh Quảng Ngãi có quyết định về việc bảo vệ Di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh Ba Làng An.
Trong đó nêu rõ: Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng nhà cửa, sản xuất và các hành động có tính chất xâm phạm phá hoại đến khu vực bảo vệ của di tích. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất đai ở các di tích trên phải được phép của chủ tịch UBND tỉnh.
"Tôi đã đến khảo sát và nghiên cứu khu vực bị lấn chiếm. Đó thật sự là vùng địa chất có giá trị vô giá. Nếu sai lệch vị trí vùng lõi thì khu vực này vẫn nằm trong vùng quản lý di tích bởi danh thắng không chỉ có vùng lõi cần bảo vệ", tiến sĩ Văn nói.
Khu vực Gành đá đỏ thuộc danh thắng Ba Làng An bị cày xới tan hoang, quả đồi bị đào bới thành nhiều bậc thang, đất được đổ ra trầm tích và người xâm phạm xây kè bê tông ngay trên những khối đá mắc ma - Ảnh: TRẦN MAI
danh thắng Ba Làng An bị cày xới tan hoang - Ảnh: TRẦN MAI
Khu vực gần hải đăng Ba Làng An vào tháng 7-2020 chỉ có công trình (nhà trắng), hiện tại đã có thêm một căn nhà to hơn áp ra phía biển - Ảnh: TRẦN MAI
70 tàu nước ngoài còn mắc kẹt tại các cảng của Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/7 cho biết tại các cảng Kherson, Nikolaev, Chernomorsk, Ochakovo, Odessa và Yuzhny của Ukraine vẫn còn mắc kẹt 70 tàu của 16 nước. Chúng không thể ra biển khơi vì sợ bị trúng đạn pháo và nguy cơ cao vướng thủy lôi. Cảng hàng hóa ở thành phố Odessa, Ukraine. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN Bộ Quốc phòng...