Ngọt ngon bò tơ Củ Chi
Từ lâu, Củ Chi đã nổi tiếng bởi thịt bò tơ ngọt, mềm, thơm, chế biến được nhiều món ăn từ dân dã…
Ngọt ngon bò tơ Củ Chi
Từ lâu, Củ Chi đã nổi tiếng bởi thịt bò tơ ngọt, mềm, thơm, chế biến được nhiều món ăn từ dân dã đến cầu kì như: Hấp, luộc, nướng vỉ, nướng mọi, nhúng dấm, cháo, lẩu hay đơn giản chỉ là phở, sốt vang. Đến các nhà hàng bò tơ, thực khách có thể lựa chọn món mình thích trong hơn 10 món chuyên bò. Nhưng nên bắt đầu bằng một số món đơn giản như bò luộc, bò nướng để thưởng thức vị bò một cách tươi ngon nhất.
Thịt bò gồm cả lớp bì, mỡ mỏng và thịt nạc được cuộn, bó tròn rồi mới đem luộc chín. Khi khách gọi món, nhà hàng thái từng khoanh mỏng, bày ra đĩa, kèm dọc hành lá trần tái. Với món bò nướng mọi, người ta chỉ lấy thịt nạc, cắt lát dày khoảng 1-2cm, to bản cỡ bàn tay, sau khi tẩm ướp được nướng trên bếp than củi hồng rực. Miếng thịt khi chín, nâu nâu, xem xém, thơm phức, khi cắt ra vẫn còn lòng đào. Thực khách có thể thưởng thức trực tiếp thịt bò với nước chao hoặc muối chanh. Nhưng đặc biệt vẫn là ăn kèm với nhiều loại rau ghém như húng, ngò gai và cả các loại lá, loại rau vườn như lá xoài… Gắp một miếng thịt bò cuốn vào trong bánh tráng với rau ghém, rồi chấm nước chấm để thưởng thức. Thịt bò ngọt thơm, dai dai, rau ghém đủ vị chát, chua dịu… trộn lẫn, lại thêm cái cay xè của ớt, tạo nên hương vị ngon khó tả.
Kết thúc, thực khách có thể gọi nồi cháo dựng bò đậu xanh hay nồi lẩu bò. Cách nấu lẩu bò ở đây cũng khá lạ. Cũng là nước xương bò hầm nhưng đầu bếp cho khoai mì – món ăn dân dã gắn liền với người dân Đất Thép và cà rốt, tạo độ sệt và ngọt, đem lại vị khác lạ cho nồi lẩu. Không như các món lẩu khác thường có đĩa thịt để nhúng, nồi lẩu bò ở đây đã có sẵn thịt, gân xắt quân cờ ninh nhừ nên thực khách không phải chờ lâu, chỉ cần nhúng rau cải xanh, mùng tơi là có thể thưởng thức được rồi.
Còn món cháo dựng bò đậu xanh mới thực sự gây ngạc nhiên. Dựng bò là cách gọi của người dân miền Nam chỉ phần từ gối con bò trở xuống. Khi nấu cháo, thường người ta sử dụng phần xương ở các khớp nối, gân. Khuấy nồi cháo lên thấy từng hạt gạo nở bung, đậu xanh nguyên vỏ chín mềm, lại có cả khoai mì xắt khúc và rất nhiều lát nghệ tươi. Cháo không nấu đặc sệt mà loãng, còn khá nhiều nước để thực khách có thể nhúng rau ăn kèm nếu thích. Cháo dựng bò có mùi đặc trưng của da bò thui, bùi béo của đậu xanh nấu nát, có mùi nặng nặng của xương bò hầm, bùi ngọt của khoai mì nhưng vẫn dậy mùi nghệ, mùi sả. Húp một miếng cháo, thơm ngon tận ruột gan, thêm miếng gân giòn sật, ngon khôn tả.
Nếu ghé Củ Chi thăm địa đạo, bạn đừng bỏ qua các món bò tươi ngon nức tiếng này tại các nhà hàng như Xuân Đào, Hồng Đào… với giá chỉ từ 100 nghìn đồng/người trở lên.
Video đang HOT
Theo Giaothong
Nhúng rau này vào nồi lẩu là độc như "thạch tín", chớ dại mà thử
Không phải loại rau nào cũng thích hợp dùng để ăn lẩu bởi chúng có thể sinh ra những chất gây hại cho sức khỏe.
Cà chua và khoai lang, khoai tây không nấu cùng lẩu hải sản
Cà chua và khoai lang chứa nhiều vitamin C, không nên kết hợp với hải sản. Vì asen pentavenlent có trong hải sản gặp vitamin C sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi
Rau mùng tơi "kỵ" với lẩu bò. Kết hợp hai thứ này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đâu bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng sẽ gây táo bón
Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Giấm chứa nhiều axit, khi kết hợp cùng thịt dê sẽ phá hủy những thành phần dinh dưỡng quý giá của loại thịt này.
Ảnh minh họa
Lẩu gà không dùng rau kinh giới
Theo Đông y, không nên ăn thịt gà với rau kinh giới. Bởi hai thứ này ăn chung sẽ gây ra chóng mặt, ù tai, run rẩy toàn thân hoặc ngứa ngày vùng đầu não.
Lẩu riêu cua kị cần tây, khoai lang
Cua ăn chung với cần tây sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ protein của cơ thể. Còn khoai lang kết hợp với cua dễ gây ra sỏi thận.
Một số loại rau lành tính có thể sử dụng để ăn lẩu
Lẩu gà nên ăn kém với ngải cứu, rau đắng, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm... Sự kết hợp này tạo thành một bài thuốc tốt cho sức khỏe.
Lẩu riêu nên ăn kèm với rau chuối, hoa chuối, rau muống và một số loại rau sống khác.
Lẩu vịt có thể ăn kèm rau muống và rau ngổ.
Ốc có tính hàn, do đó khi ăn lẩu cần kết hợp với những loại rau có khả năng trung hòa, tránh bị lạnh bụng như tía tô.
Lẩu bò nên dùng kèm các loại rau cần, rau cải (cải cúc, cải ngọt, cải thảo,...), hành tây, khoai môn, nấm.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo
Theo Thanh Huyền/Khỏe & Đẹp
Trời lạnh làm 1 nồi lẩu thì ngon tuyệt vời nhưng hãy tránh xa những loại rau "đại kỵ" sau Lẩu là một món ăn quen thuộc, nhất là vào tiết trời đông lạnh. Nhưng hãy tuyệt đối tránh xa những loại rau sau kẻo rước "họa vào thân". 1. Lẩu gà, vịt không ăn kèm rau kinh giới: Theo Đông Y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó rau kinh giới vị cay, tính ấm, dẫn đến phá...