Ngọt ngào như dòng sữa mẹ
“Hãy cho trẻ bú mẹ ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không nước không sữa bột, không thức ăn bổ sung. Để trẻ có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển, các bà mẹ tiếp tục cho bé bú đến 24 tháng tuổi…”
Đó là thông điệp ngành y tế phát động và kêu gọi các bà mẹ nhân “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ”.
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cung cấp kháng thể tăng cường đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên nhịp sống công nghiệp và quá trình đô thị hóa đã và đang khiến cho các bà mẹ không có được điều kiện tốt nhất về mặt thời gian để nuôi dưỡng con thơ bằng bầu sữa của mình. Bên cạnh đó, những quảng cáo tiếp thị sản phẩm thay thế sữa mẹ có tác động tiêu cực khiến một số bà mẹ không còn tin tưởng vào dòng sữa của mình.
Theo thống kê của Viên dinh dưỡng quốc gia, hiện cả nước chỉ có 19,4% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Điều đó đồng nghĩa với hơn 80% số trẻ còn lại có nguy cơ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, các bệnh mãn tính không lây như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân béo phì… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của giống nòi.
Trước những nguy cơ trên, ngành y tế kêu gọi các bà mẹ hãy cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Bên cạnh đó mọi người mọi nhà, và những tổ chức đơn vị hãy quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện để các bà mẹ được nuôi con bằng bầu sữa mát lành giàu dinh dưỡng của mình để thế hệ tương lai của đất nước có được sự phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Hành động theo lời kêu gọi này, sáng 6/8 tại TPHCM hơn 200 bà mẹ đã “trình diễn” cho con bú để quảng bá và thức tỉnh mọi người về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Bầu sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé
Cho con bú càng nhiều, tuyến sữa của mẹ tiết ra càng nhiều
Bú mẹ giúp trẻ tránh được nhiễm trùng và các bệnh mãn tính không lây
Video đang HOT
Nuôi con bằng sữa mẹ còn mang lại lợi ích kinh tế cho từng gia đình
Trẻ bú mẹ góp phần giảm nguy cơ suy dinh dưỡng, béo phì
Không thức ăn nào thay thế được sữa mẹ
Hãy cho trẻ bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
Cho con bú giúp bầu vú của mẹ cân đối “đẹp mắt” hơn.
Bản thân của sữa mẹ là liều vắc xin quý báu cho trẻ
Hãy nâng đỡ tương lai của trẻ bằng bầu sữa của mình
Theo Dân Trí
Làm sao đủ sữa cho bé bú?
Một trong những lo lắng lớn nhất của các bà mẹ, những người cho con bú lần đầu, là làm sao đủ sữa cho bé. Mặc dù không thể đo được lượng sữa bé bú mẹ mỗi bữa nhưng có một số cách để biết trẻ ăn đủ hay chưa.
1. Bé ợ hơi sau mỗi lần và hãy quan sát cảm xúc của bé
Thời lượng bữa bú ở trẻ sơ sinh thường là 8-12 phút hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Hãy nghe tiếng bé gù gù hay chìm ngay vào giấc ngủ để biết là bé đã ăn xong.
Trên tất cả, một cảm giác hài lòng mà bạn có thể nhìn thấy trên gương mặt bé sau khi bú mẹ.
2. Lưu ý số tã phải thay mỗi ngày
Bé cần phải thay trung bình là 6-8 tã mỗi ngày, ị khoảng 2-5 lần trong những ngày đầu tiên chào đời và từ 2 hoặc ít hơn 2 lần xì xoẹt sau thời gian đó.
Những chất bé xì xoẹt ra sẽ giúp xác định lượng dinh dưỡng bé nạp vào. Nguồn dưỡng chất duy nhất từ sữa mẹ và số lần bé xì xoẹt ổn định như trên sẽ cho thấy dinh dưỡng đáp ứng được nhu cầu cơ thể bé.
3. Kiểm tra cân nặng của trẻ
Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ tăng cân sau 3-7 ngày đầu tiên. Giảm 1 chút ít cân nặng cũng phổ biến trong tuần đầu sau sinh. Một dấu hiệu tốt cho thấy bé bú đủ là bé khỏe mạnh, lớn lên.
4. Cho bé bú mỗi lần 25-20 phút
Thường thì nên cho bé bú cả 2 bầu ngực mỗi lần ăn để khuyến khích sản xuất sữa. Thời gian cho bú kéo dài đủ thời lượng trên cũng là lượng sữa trung bình mà một trẻ hấp thụ.
5. Kiểm tra cảm giác thèm ăn của trẻ
Để bé tự xác đinh ăn trong bao lâu và ăn vào lúc nào. Bé càng bú mẹ nhiều thì sữa mẹ sẽ sản xuất càng nhiều.
Hãy vắt sữa khi bé chưa thực sự có nhu cầu bú để kích thích sản xuất sữa để ngừa tình trạng ứ sữa.
6. Ăn đúng cách
Để sản xuất đủ sữa đáp ứng nhu cầu của bé, người mẹ cần đảm bảo nạp đủ khoảng 500 calori mỗi ngày, uống nhiều chất lỏng, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tăng cường bổ sung can-xi khi cần thiết.
Lưu ý:
Vệ sinh bầu vú trước khi cho bé bú. Không dùng xà phòng hay các dung dịch dưỡng da xoa lên núm vú.
Sữa mẹ có thể để trữ đông lạnh trong 1 khoảng thời gian dài. Hãy dán nhãn cho các chai sữa mẹ đông lạnh. Bỏ đi những phần sữa mẹ để đông lạnh quá 1 tháng.
Nếu có bệnh và phải uống thuốc thì cần có sự tư vấn của chuyên gia vì một số loại thuốc có thể vào sữa và gây hại cho trẻ.
Tránh chất cồn, cafein và nicotin. Nó có thể vào sữa mẹ.
Theo Dân Trí
Giảm 50% tỉ lệ cho con bú sau 10 năm Tỉ lệ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ ở Việt Nam đã giảm một nửa trong 10 năm qua. Tính riêng 2010, chỉ có 19,6% các bà mẹ cho con bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời... Hậu quả là có 20-30% trẻ thiếu cân, thấp hơn so với tuổi. Mặc dù sữa mẹ là công thức dinh dưỡng...