Ngọt ngào bánh tráng phết mạch nha
“Ai bánh tráng mạch nha”. Tiếng rao của bà bán hàng rong trên phố giữa buổi chiều khiến tôi nhớ về thuở còn thơ bé.
Gánh bên tay trái, bà bán hàng thường để túi nilông đựng bánh tráng đã nướng buộc chặt. Gánh bên phải để mạch nha, kế đó là bát dừa nạo. Bà bán hàng lấy trong túi nilông chiếc bánh tráng tròn xoe, nướng phồng lấm tấm những hạt mè. Chiếc bánh tráng nướng được chia làm bốn, làm sáu, có hình chiếc quạt.
Trong rá mạch nha có sẵn một thanh bằng tre dùng để phết. Bà bán hàng phết ba lần miết đều mạch nha lên bề mặt miếng bánh tráng, phủ lên bề mặt một ít dừa nạo. Bánh tráng mạch nha có hương thơm thoang thoảng. Thật thú vị khi cảm nhận cái giòn rụm của bánh tráng nếp, vị ngọt của mạch nha, cùng vị béo của cơm dừa, tất cả hòa quyện tạo nên chiếc bánh vừa giòn, vừa dẻo, lại hết sức ngọt ngào.
Bánh tráng được phết mạch nha, phủ lên bề mặt là một ít dừa nạo là đặc sản của Quảng Ngãi.
Bánh tráng phết mạch nha là đặc sản của vùng đất Quảng Ngãi. Một thời, cuộc sống khó khăn ở mảnh đất quê hương khiến nhiều người phải rời quê tìm đến mưu sinh ở các thành phố lớn. Trong hành lý của họ không thể thiếu những hũ mạch nha của quê hương. Cũng chính vì thế mà mạch nha đã “mở lối” mưu sinh cho một số người con quê Quảng Ngãi ở Sài Gòn.
Tôi chẳng còn xa lạ với hình ảnh người phụ nữ với đôi quang gánh, một đầu lỉnh kỉnh những bịch bánh tráng, một đầu là dừa và đường mạch nha đi bán khắp các con phố. Dần dà, bánh tráng phết mạch nha không chỉ bán riêng cho những người Quảng xa quê, mà còn là món ăn hấp dẫn của các cô cậu học trò ở phương Nam.
Video đang HOT
Bánh tráng mạch nha dân dã, nhưng ngọt thơm, giòn dẻo, quyến luyến mãi chân răng, đầu lưỡi, gợi thương gợi nhớ cho người xa xứ và cả khách vãng lai. Chẳng thế mà người con Quảng Ngãi ở phương xa mỗi dịp về quê lại mang mạch nha biếu tặng bạn bè.
Với họ, bánh tráng mạch nha không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà còn mang hình ảnh của quê hương xứ sở. Còn gì thú vị hơn khi được nhâm nhi chiếc bánh tráng thơm mùi mạch nha, vừa nhắm mắt mường tượng ra những hình ảnh quen thuộc của quê nhà. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm vơi đi nỗi nhớ nhà.
Tuổi thơ người miền Trung ai cũng gắn liền với kẹo mạch nha, ngọt ngào mà chẳng sợ béo!
Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực.
Mạch nha là mộng nẩy mầm của ngũ cốc, lúa nếp, gạo nếp, đại mạch, lúa mì hoặc từ sắn và mộng già của lúa. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng mộng nảy mầm của lúa, gạo nếp (những nguyên liệu trù phú sẵn có) để làm thành mạch nha thơm ngon.
Mạch nha (malt) cũng là yếu tố quyết định để tạo ra những dòng bia tươi ngon trên thế giới hoặc trải qua nhiều công đoạn phức tạp để tạo ra loại kẹo ngon nức tiếng xứ Quảng - kẹo mạch nha.
Quảng Ngãi vốn nổi tiếng với huyện đảo Lý Sơn nơi trồng loại tỏi mang tên của đảo, tỏi Lý Sơn, vừa đắt tiền vừa nổi tiếng khắp cả nước. Nhưng Quảng Ngãi đâu chỉ có tỏi, nơi đây tồn tại làng nghề thủ công hàng trăm năm tuổi nức tiếng của vùng "Núi Ấn sông Trà".
Đó là làng nghề kẹo mạch nha nằm ở huyện Mộ Đức, cũng là quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Mạch nha là một loại mật dẻo được làm từ mộng lúa nếp, có màu vàng trong như mật ong, vị ngọt thanh, thơm mùi nếp.
Để làm được mạch nha ngon cần phải chọn loại lúa nếp hạt to, thơm, ngâm với nước trong 24 tiếng cho lúa nảy mầm thành mộng. Mộng đem phơi nắng rồi xay ra bột, bột lại trộn với xôi nếp đem đi nấu sôi rồi cứ ngồi đó khuấy mải miết nồi bột để mạch nha đừng dính đáy nồi.
Hỗn hợp này sôi được vài dạo là đem đi lọc bỏ phần xác lấy phần nước, nước này lại đem nấu sôi rồi khuấy cho đến khi keo lại và chuyển thành màu vàng. Quá trình này sẽ mất 6 - 12 tiếng để keo đặc lại thành mạch nha, không thêm bất kì một loại đường mía nào vào.
Kẹo mạch nha là loại đường từ lên men tinh bột, rất giàu dinh dưỡng chứa các vitamin, khoáng chất, acid amin, enzyme từ mộng lúa nẩy mầm giúp cải thiện tiêu hóa, tim mạch và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên vì tính dẻo và ngọt nên người xứ Quảng không ăn mạch nha "mình ên" được mà thường bỏ ít mè, đậu phộng rang vào ăn chung. Mỗi khi trời đổ mưa rả rích, tụi con nít thường bu quanh đám than hồng nướng cái bánh tráng cho giòn rồi đưa qua mẹ trét đường mạch nha lên, rải thêm mớ đậu phộng vừa rang nóng hổi với mớ dừa nạo béo ngậy, giòn sực. Gấp đôi bánh tráng lại cắn ăn vừa giòn rụm của bánh tráng vừa béo của đậu phộng, dừa nạo vừa ngọt lịm của mạch nha. Đó là khoảng trời ký ức tuổi thơ của tụi trẻ và khoảng nhớ nhung hoài niệm của những người con xứ Quảng xa quê.
Chừng 10 năm về trước, một lon mạch nha có trọng lượng như lon sữa đặc Ông Thọ chỉ có giá 5.000. Giá rẻ vậy đó nhưng đâu mấy ai biết để làm được hũ kẹo mạch nha là biết bao mồ hôi, công sức giữa cái nắng rát da cháy thịt của miền Trung. Của rẻ chẳng hề là của ôi, mỗi một thức quà luôn chứa đựng cái tình của người làm ra. Hơn hết là chứa đựng sự tự hào về nguyên liệu trù phú, về tình yêu đủ lớn với quê hương mới có thể làm ra thức quà đặc biệt đến thế!
Bạn có thể thưởng thức món này ở chợ Bà Hoa - chuyên về những nguyên liệu và thức quà miền Trung nhé!
Không chỉ chấm cùng nước xíu mại như ở Đà Lạt, bánh căn còn biến hoá khôn lường với vô vàn kiểu nước chấm độc đáo Nếu đã trót lỡ yêu thích những chiếc bánh căn thơm lừng và bắt vị thì bạn phải trải nghiệm những hương vị của các loại nước chấm ăn kèm. Mỗi chiếc bánh căn chấm vào mỗi loại nước chấm khác nhau đã mang đến những đặc sắc riêng cho từng vùng miền. Bánh căn từ lâu được biết đến như là món...