Ngôn ngữ học Việt Nam những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế
Sáng 15/12, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Viện Ngôn ngữ học – Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam – những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế”. Tham dự có gần 400 nhà khoa học, giảng viên đến từ các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế.
Có gần 400 nhà khoa học, giảng viên đến từ các viện ngôn ngữ, cơ sở giáo dục đại học trong nước và quốc tế.
Hội thảo là diễn đàn trao đổi thông tin giúp các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam qua các chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế.
Hội thảo cũng là dịp để đánh giá những kết quả, thành tựu đạt được trong nghiên cứu ngôn ngữ và giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, trong hoạch định chính sách và nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ khu vực miền Trung – Việt Nam nói riêng.
Hội thảo “Ngôn ngữ học Việt Nam – những chặng đường phát triển và hội nhập quôc tê”.
Thay mặt Ban tổ chức phát biểu chúc mừng hội thảo, PGS.TS Lưu Trang – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Trưởng Ban tổ chức, bày tỏ: Hi vọng các báo cáo được chọn trình bày tại hội thảo lần này sẽ gợi lên những trao đổi, thảo luận sâu sắc, mới mẻ để Ngôn ngữ học Việt Nam nói riêng và ngành Ngôn ngữ học nói chung nhìn lại và mở thêm ra những xu hướng nghiên cứu về các góc độ của ngôn ngữ học (cả ngôn ngữ học lí thuyết và ngôn ngữ học ứng dụng).
Những lĩnh vực nghiên cứu mà các tác giả khơi dậy và bàn luận trong hội thảo sẽ là những gợi dẫn phong phú, đa dạng để các Viện nghiên cứu, cũng như các cơ sở giáo dục và cả những người quan tâm đến Ngôn ngữ học có thêm một số ý tưởng thực hiện các đề tài nghiên cứu.
Nội dung của hội thảo cũng sẽ là nguồn ngữ liệu đáng quý, góp phần làm cho ngành Ngôn ngữ học cũng như các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn vốn đang tiềm ẩn nhiều vùng nghiên cứu còn bỏ trống sẽ có thêm những gợi mở thú vị.
PGS. TS Lưu Trang phát biểu chúc mừng Hội thảo.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Hiệp – Viện trưởng Viện ngôn ngữ học Việt Nam cho biết: Trong hơn hai mươi năm trở lại đây, các hội thảo ngôn ngữ học của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, của Viện Ngôn ngữ học, của các cơ sở giáo dục đại học diễn ra thường xuyên hơn đã tạo ra những diễn đàn học thuật cho giới ngôn ngữ học trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu của mình.
Mối quan tâm của giới ngôn ngữ học đến đối tượng và các đường hướng nghiên cứu mới không ngừng được mở rộng qua từng kì hội thảo. Quy mô của các cuộc hội thảo càng ngày càng được nâng tầm, từ khuôn khổ hội thảo quốc gia đến hội thảo quốc tế, số lượng các báo cáo qua các kì hội thảo cũng tăng lên
Trong bối cảnh đó, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, cùng giới ngôn ngữ học trong và ngoài nước với tổ chức hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam – những chặng đường phát triển và hội nhập quôc tê”. Hội thảo có mục đích tập hợp tất cả những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong không gian chung của Việt ngữ học và ngôn ngữ học thế giới.
Ngoài tính chất là một hội thảo quốc tế nhằm mục đích giao lưu và hội nhập, các báo cáo được viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, điểm nhấn của Hội thảo hôm nay là tất cả các báo cáo đều được phản biện theo các tiêu chí và quy trình thẩm định một bài báo khoa học.
Tham gia bàn luận tại hội thảo lần này còn có các nhà khoa học đến từ các quốc gia và các vùng lãnh thổ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan.
Thay mặt Ban nội dung khoa học hội thảo PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn – Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho hay: Hội thảo “Ngôn ngữ học Việt Nam – những chặng đường phát triển và hội nhập quôc tê” có gần 90 báo cáo của các nhà khoa học trong và ngoài nước được trình bày, giới thiệu. Trong đó, có những báo cáo được gửi đến từ các quốc gia và các vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan.
Đó là những nghiên cứu mới, tiếp cận được những khuynh hướng hiện đại của ngôn ngữ học trên thế giới, là những kết quả nghiên cứu mới về những đối tượng nghiên cứu tưởng chừng như đã cũ; đó là sự mở rộng biên độ của ngôn ngữ học trên cả hai bình diện là đường hướng nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
Hội thảo diễn ra với 1 phiên tổng thể và 4 tiểu ban. Theo đó, tham gia hội bàn thảo tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung cơ bản như: Ngôn ngữ học lí thuyết; Ngôn ngữ học liên ngành; Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, lịch sử tiếng Việt và phương ngữ; Ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học ứng dụng và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu.
Đại Thắng
Theo giaoducthoidai
GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP: "Đánh vần theo Công nghệ Giáo dục chỉ là một lựa chọn trong những cách dạy"
Gần đây, có nhiều diễn đàn tranh luận về sách Tiếng Việt 1 theo Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, ủng hộ có và phản đối cũng có. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - liên quan đến cuốn sách này.
Ảnh minh họa, nguồn: vnschool.
GS Nguyễn Văn Hiệp cho biết:
- Với tư cách là một người được đào tạo về ngôn ngữ học và hiện nay làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ngôn ngữ, tôi chỉ bàn luận về cách dạy học đánh vần ở lớp 1 theo đường lối ngữ âm học của Công nghệ Giáo dục, do GS Hồ Ngọc Đại chủ trương.
Trước khi trao đổi cách dạy học đánh vần của Tiếng Việt 1-Công nghệ Giáo dục (từ đây gọi tắt là TV1-CNGD), tôi thấy cần khẳng định chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa" sắp được triển khai theo Nghị quyết 88 của Quốc hội là hoàn toàn đúng đắn. Theo đó, cách dạy học đánh vần của một cuốn sách giáo khoa cụ thể chỉ là một trong nhiều cách khác nhau để đạt đến mục tiêu được xác định trong chương trình giáo dục.
Nói cách khác, chương trình chỉ nêu ra đích đến, còn đi đến đó bằng cách nào thì do các tác giả sách giáo khoa lựa chọn và thể hiện trong sách của mình. Theo quan điểm đó thì cách dạy đánh vần của TV1-CNGD chỉ là một lựa chọn, và nếu được chấp nhận, sẽ tồn tại song song với những cách dạy đánh vần khác, ở trong các bộ sách khác.
Hiện nay, nhiều người "cãi nhau" về cách đánh vần theo sách TV1-CNGD, GS có thể phân tích rõ hơn về ngôn ngữ học?
- Để đánh giá cách học vần theo "ngữ âm học" của TV1-CNGD, cần nắm được một số khái niệm rất cơ bản, trong đó quan trọng nhất là phân biệt được tên của con chữ (hay chữ cái), và âm vị mà chữ cái ấy ghi lại.
Chẳng hạn, chữ cái C trong hệ thống chữ viết tiếng Việt có tên gọi là "xê", chữ cái K có tên gọi là "ca", chữ cái Q có tên gọi là "cu" (hay "quy") . Tuy nhiên, trong tiếng Việt, cả 3 chữ cái này đều dùng để ghi âm vị /k/, đọc là "cờ". Đằng sau hệ thống chữ ghi âm bao giờ cũng có một giả thuyết âm vị học.
Cũng cần phân biệt "âm vị" hiểu nôm na là cái chung, cái trừu tượng được trừu xuất ra từ những biểu hiện ngữ âm cụ thể, "âm tố" với tư cách là cái biểu hiện ngữ âm cụ thể. Chẳng hạn, với từ "mẹ" thì người Hà Nội và người Nam Định có thể phát âm khác nhau về nguyên âm (âm tố khác nhau), nhưng đằng sau sự khác biệt đó, có một âm vị chung, cho phép ta phân biệt mẹmạmệmộ.
Tương tự, phụ âm đầu trong các từ "ca", "kỳ", "quê" khi phát âm có khác nhau đôi chút, nhưng trong cả ba trường hợp, xét ở phương diện âm vị học, chúng đều là âm vị /k/, và đây là giả thuyết âm vị học được đa số các nhà ngôn ngữ học chấp nhận.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học.
Có nhiều ý kiến cho rằng, cách đánh vần từ trước đến nay đã ổn định, người Việt học tiếng Việt đều đọc được tốt, không cần phải thay đổi, còn quan điểm giáo sư?
- Tạm bỏ qua những cách đánh vần đã có từ đầu thế kỉ hoặc giai đoạn ngay sau 1945 (gắn với phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ), ta thấy cách dạy đánh vần trong TV1-CNGD không khác nhiều lắm so với cách đánh vần hiện nay, chủ yếu là dựa trên hệ thống âm vị mà con chữ biểu thị. Theo tôi, sự khác biệt quan trọng (mà mạng xã hội bàn rất nhiều trong những ngày qua), liên quan đến việc dạy đánh vần những từ có C, K, Q . Sự khác biệt này cho thấy điểm mạnh và điểm chưa được của TV1-CNGD.
Tôi cho rằng cách của TV1-CNGD là cách triệt để tuân theo phương pháp âm vị học. Cả 3 chữ cái này đều dùng để ghi âm vị /k/ trong tiếng Việt.
Trong khi đó, cách dạy phổ biến hiện nay của Tiếng Việt, lớp 1 đại trà (khác với TV1-CNGD) hướng dẫn học sinh, đối với từ "cá" phải đánh vần là "cờ-a-ca-sắc-cá", đối với từ "kể" phải là "ca-ê-kê-hỏi-kể", đối với từ "quê" phải là "quờ-ê-quê". Cách dạy này không nhất quán: Vừa muốn dạy cách đọc từ (kết quả cuối cùng là học sinh phải đọc đúng âm mà các từ "cá", "kể", "quê" biểu thị), vừa muốn dạy tên con chữ, thay vì đọc âm là "cờ" thì Tiếng Việt, lớp 1 đại trà hướng dẫn học sinh đọc tên chữ cái là "ca" (K). (Đối với trường hợp Q, do Q luôn đi với U, TV1 đại trà xử lí "QU" như là âm vị riêng và hướng dẫn học sinh đọc là "quờ").
Trong tiếng Việt, cũng như trong các thứ tiếng dùng hệ thống chữ viết ghi âm khác, việc dạy tên các con chữ của bảng chữ cái là rất cần thiết để có thể: ghi đúng tên người, địa danh (thường không có nghĩa, tức không có cái cơ sở giúp cho việc suy đoán nên viết như thế nào cho đúng) hay đọc các tên gọi được viết tắt. Ví dụ: Đài VOV (đài "vê ô vê", chứ không phải đài "vờ ô vờ"), ngân hàng ADB (ngân hàng "a đê bê", chứ không phải ngân hàng "a đờ bờ").
Tuy nhiên, việc dạy tên con chữ khác với việc dạy đánh vần để đọc đúng âm do chữ biểu thị. Nhiệm vụ quan trọng nhất và cũng là nhiệm vụ hàng ngày mà chữ viết ghi âm thực hiện là mã hóa dưới dạng kí tự cái ý nghĩa của ngôn ngữ (trước hết là ý nghĩa của các từ trong kho từ vựng).
Nhưng ngoài nhiệm vụ ấy, các con chữ còn có thể dùng để gọi tên sự vật, thực hiện chức năng quy chiếu. Chẳng hạn, khi nói "Hôm nay họp ở Hội trường B" thì con chữ B ("bê") cho biết sẽ họp ở Hội trường nào.
Xin cám ơn giáo sư.
(Còn tiếp)
LÊ THANH PHONG THỰC HIỆN
Theo laodong.vn
Trường đại học được tự quyết mức học phí, công khai khi tuyển sinh Đây là một quy định mới thể hiện nội dung tự chủ đại học được thể hiện trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua, Chủ tịch nước ký lệnh Công bố vừa qua... Sáng nay 11/112, giới thiệu về nội dung luật tại cuộc họp báo công bố, Thứ...