Ngôn ngữ @ đã tràn lan vào vở học của teen
Một bộ phận giới trẻ đang say sưa chế biến và sử dụng “ngôn ngữ @” bằng cách lai ghép, thay thế vô lối từ ngữ tiếng Việt, làm giảm đi sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ.
Hiện nay, kiểu sử dụng ngôn ngữ này xuất hiện tràn lan ở hầu hết các diễn đàn, nhật ký trực tuyến, nhất là khi tán gẫu qua mạng, tin nhắn điện thoại. Đối tượng sử dụng chủ yếu là giới trẻ, thuộc nhóm tuổi teen, trong đó phần lớn là học sinh phổ thông. Mối nguy hại lớn chính là ngôn ngữ này lan vào nhà trường một cách âm thầm.
Kiểu ngôn ngữ khó hiểu như vậy hiện đang được giới trẻ sử dụng ngày càng rầm rộ trong việc giao tiếp, nó xa lạ với tiếng phổ thông và cũng chẳng giống với một ngôn ngữ nào trên thế giới. Nó bao gồm những ký hiệu phức tạp, tiếng lóng, xen lẫn ngoại ngữ và đặc biệt là nhiều từ được viết theo âm đọc, nhưng lại bị biến tướng một cách cực kỳ sai chính tả.
Ảnh minh họa
Một sinh viên cho rằng, gần như tất cả lứa tuổi teen điều hiểu được thứ ngôn ngữ mà mình đang viết. Nhìn có vẻ khó đoán, nhưng lại là một kiểu giao tiếp thịnh hành. “Nếu em viết đúng chính tả quá, bạn bè chê lạc hậu. Thường viết vậy cho thấy nó xì tin một chút”. Đinh Trúc Ly, Sinh viên nói.
Người ta tạm gọi nó là ngôn ngữ tuổi teen hay ngôn ngữ @, nó xuất hiện với mật độ ngày càng dày đặc trên các mạng xã hội, các diễn đàn dành cho giới trẻ. Ở đây, tiếng Việt đã được viết lại với một kiểu khác mà chỉ có những thế hệ tuổi 8X hay 9X mới có thể hiểu.
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì theo đó, một bộ phận trong giới trẻ cũng ngầm phát triển ngôn ngữ teen. Đem vấn đề này trao đổi với các nhà ngôn ngữ, chúng tôi nhận được những ý kiến thú vị.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyên Trưởng phòng ngôn ngữ học xã hội, Viện Ngôn ngữ học cho rằng: “Chúng ta hãy bình tĩnh trước hiện tượng xã hội mới mẻ này. Chúng ta cần lưu tâm đến nó, hướng dẫn cho các em khi nào cần sử dụng nó vì nó cũng có chức năng nhất định, sử dụng đúng sẽ phát huy tác dụng. Nếu sử dụng ra ngoài thì gây phản cảm”.
Những giáo viên phổ thông là người hàng ngày tiếp xúc với các em lại có cách nghĩ hoàn toàn khác. Họ có cơ sở để lo lắng rằng, ngôn ngữ này đã vượt ra khỏi phạm vi những diễn đàn dành cho giới trẻ. Và thực tế nó bắt đầu xuất hiện trong tập vở của học sinh, sinh viên. Có thể chưa đến mức báo động, nhưng với ngôn ngữ cần có một cái nhìn xa hơn hiện tại.
Thầy giáo Nguyễn Thanh Phong, Giáo viên Trường THPT Phú Thịnh, Tam Bình (Vĩnh Long) cho biết: “Tôi thấy các em sử dụng ngôn ngữ tuổi teen trong các bài viết tập ghi chép rất nhiều, thậm chí các em viết quên bỏ dấu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là nhiệm vụ chung của người Việt Nam, quan trọng nhất là học sinh, sinh viên, bởi vì đối tượng này giao tiếp rất nhiều trong xã hội”.
Video đang HOT
Ngôn ngữ teen còn có một tác dụng khác là tránh sự kiểm soát của người lớn, bởi yếu tố phức tạp của ký hiệu. Thử hỏi một ngôn ngữ ra đời với mục đích thiếu trong sáng như vậy sẽ có ích gì cho giới trẻ? Những bạn trẻ thừa nhận, rất khó từ bỏ ngôn ngữ teen, bởi nó đã trở thành một thói quen. Người xưa đã nói, thói quen hình thành nên nhân cách.
PGS.TS Phạm Văn Tình, Viện Khoa học – Xã hội Việt Nam đánh giá: “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ tuổi teen nếu không khéo sẽ ảnh hưởng rất lớn, nó giống như hiệu ứng domino vậy. Giới trẻ xem nó là một trò chơi sành điệu”.
Từ câu chuyện ngôn ngữ teen có một chân lý cần phải được lật lại. Tất cả mọi thứ trong thế giới hội nhập điều có thể giống nhau, riêng ngôn ngữ thì không. Tiếng Việt của chúng ta, bản thân nó đã bao hàm tất cả những gì chắt lọc và súc tích. Sử dụng Quốc ngữ là thể hiện lòng tự hào của một đất nước, nhìn chữ viết là nhìn thấy cả dân tộc.
Sẽ ra sao khi có một lớp trẻ đang cố tình viết sai chính tả để khẳng định mình. Và sẽ ra sao khi mai này có một thế hệ thích làm điều sai trái cũng chỉ để khẳng định mình?
Theo VTC
Bi hài chuyện 'độc chiếm gái làng'
Từ một quan niệm văn hóa, cái lệ "trai làng giữ gái làng" ngày nay đã có nhiều biến tướng, cần phải được nhìn nhận, đánh giá lại.
Từ bi hài...
Đối với những chàng trai có ý định lấy gái làng bên làm vợ, chuyện bị cản trở bởi những anh chàng "bản xứ" dường như là điều không thể tránh khỏi. Những "quái chiêu" mà họ sử dụng đã "cản phá thành công" những đôi thiếu kiên trì, thiếu quyết tâm và...bản lĩnh thép!
Anh Nguyễn Tiến T. (huyện Đông Hưng, Thái Bình) từng dở khóc dở mếu khi đến chơi nhà bạn gái ở xã bên. Đầu làng có con mương nhỏ. Hôm đầu tiên đến, anh bị hội trai làng ấy bắt "đi tàu ngầm": không được đi trên đường làng, mà phải lội xuống mương.
"Cái mương nước cạn nhưng bẩn, toàn bèo tây. Lội được một đoạn thì trèo lên. Quần dài ướt sũng, ngứa ngáy. Thế là đành ra về" - anh T. nhớ lại.
"Hôm sau đến, mình rút kinh nghiệm mang theo một bộ quần áo khô dự phòng. Nhưng bọn họ lại bắt lội xuống mương ấy bắt lên...2 con ốc, 1 con đực, 1 con cái thì mới được vào làng. Mình bắt được 3 con nhưng toàn...ốc đực. Thế là lại ra về. Cay lắm nhưng nghĩ còn đi lại lâu dài, cũng ngậm bồ hòn làm ngọt cho qua chuyện. Chắc thấy mình hiền, lại kiên trì nên tụi ấy... thương, hôm sau đến không thấy ai cản đường nữa". Những chuyện này cho đến khi hai người cưới nhau anh mới dám kể với vợ.
Không may như anh T., anh Trần Hữu Q. (huyện Đông Triều, Quảng Ninh) không một lần dám trở lại ngôi làng của cô bạn gái ở xã Hồng Phong và bỏ hẳn ý định tán tỉnh. "Lần đầu đến chơi nhà nàng, mình khăn áo chỉnh tề, áo sơ mi cắm thùng, giày đen đĩnh đạc. Thế mà đám trai làng ấy xúm lại, giữ xe, bảo muốn vào được nhà em Lan thì phải qua một vòng thử thách.
Không ngờ họ bắt mình xắn quần đến đầu gối, vừa đi vừa hát từ đầu đến cuối làng. Trời ơi! Tưởng tượng mà xem, giày đen, quần xắn ống thấp ống cao vừa đi vừa hát! Thật là làm trò cười cho thiên hạ. Nhưng nghĩ đến cảnh được gặp nàng và cả chiếc xe đang bị giữ, đành nhắm mắt làm theo. Trong số đám người kéo ra nhìn ngó, tôi nhận ra em Lan đang đứng chết trân nhìn mình. Thế là ba chân bốn cẳng quay đầu chạy".
Còn vô số những "quái chiêu" khác mà trai làng bản xứ thường sử dụng để ngăn cản trai làng khác đến tán gái làng mình, như hò nhau khênh "nạn nhân" nhúng... mông quần xuống rãnh nước, bắt đi giật lùi vài vòng quanh làng, hoặc lôi vào quán để "liên hoan mừng gặp mặt"... ...
Đến ngày càng hung hãn
Đó là những câu chuyện ít nhiều mang tính chất hài hước. Nhưng theo thời gian, mức độ hung hãn, côn đồ ngày càng tăng. Chỉ trong vài năm gần đây, đã có không ít những vụ án đau lòng đã xảy ra xung quanh việc "giữ gái làng". Chưa có một con số thống kê chính thức, song những vụ án như vậy đã và đang xảy ra ở rất nhiều làng quê.
Người dân huyện Đan Phượng (Hà Tây cũ) ngày 20/4/2008 kinh hoàng phát hiện thi thể anh Nguyễn Ngọc Minh (xã Liên Hồng, Đan Phượng) nằm gục chết dưới mương. Qua điều tra, cơ quan công an xác định hung thủ là Uông Xuân Hưng, thấy anh Minh đến đón bạn gái là người làng mình đã gọi người chặn đường, hành hung. Anh Minh bị gạch ném vỡ đầu, ngã xuống mương nước và tử vong.
Cũng đã hơn 1 năm trôi qua, nhưng người dân xóm 4, xã Nghĩa Lợi (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án đẫm máu mà 6 thanh niên trong xóm gây ra. Nhóm này khi thấy 4 thanh niên xã Nghĩa Trung sang "tán" gái làng mình đã dựng chướng ngại vật cản đường. Cuộc hỗn chiến xảy ra khiến 1 người chết, 3 người khác bị thương nặng.
Cả 6 đối tượng đều phải nhận bản án nghiêm khắc với tội danh giết người đặc biệt nghiêm trọng, trong đó nặng nhất là 17 năm tù giam. Các bị cáo phải bồi thường cho gia đình nạn nhân 68.400.000 đồng.
Có trường hợp hy hữu, do tức giận không được chỉ đường vào nhà bạn gái, lại bị hành hung đã gọi bạn đến trả thù, gây náo loạn cả một làng quê xã Đan Hà (huyện Hạ Hòa, Phú Thọ).
"Nói chung, đã đến chơi làng khác thì phải đề phòng. Nhẹ thì "củ đậu bay", mà nếu không biết điều có khi xảy ra án mạng!" - anh K. (huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tỏ ra "kinh nghiệm".
Rõ ràng, chuyện "giữ gái làng" đã vượt ra ngoài mục đích ban đầu, trở thành những vụ việc nhuốm màu bạo lực. Đã đến lúc phải có cái nhìn mới về hiện tượng này.
"Do lệch lạc trong suy nghĩ và xu hướng bạo lực"
Lý giải về những biến tướng của hiện tượng "trai làng giữ gái làng" hiện nay, Tiến sỹ Văn hóa Nguyễn Ánh Hồng (Học viện Báo chí - Tuyên truyền) cho rằng, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của lối sống "thích bạo lực" của một bộ phận giới trẻ ngày nay.
Theo bà Hồng, đây vốn là một quan niệm văn hóa, xuất phát từ tính tự trị của cộng đồng làng Việt. Người nông dân muốn giữ văn hóa, cũng như bí quyết nghề nghiệp nên đặt ra những rào cản hôn nhân với người nơi khác. Nhưng những rào cản đó chỉ mang tính thử thách bản lĩnh, lòng kiên trì và quyết tâm của các chàng trai mà thôi.
Ngày xưa, người ta tổ chức ra những cuộc thi như đấu võ, đấu vật để thử thách. Còn khi đã được phép cưới, chàng trai sẽ lát một đoạn đường gạch để ghi nhớ nơi sinh thành, khôn lớn của vợ mình. Đây cũng có thể coi là một hành động văn hóa đáng giữ gìn.
Thế nhưng ngày nay, có những nhóm thanh niên chỉ cần thấy người nơi khác đến "tán" gái làng mình là... đánh. "Đánh tuốt! Đánh cho chúng nó biết đất này có chủ chứ" - Nguyễn Văn D. (21 tuổi, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) hùng hồn tuyên bố.
D. cầm đầu nhóm trai làng, cứ tối đến là ngồi ở đầu làng "đón khách". "Thực ra bọn tớ cũng chẳng thích thú gì mấy cô ở làng, nhưng mà làm sao có thể để bọn làng khác đến "ăn" dễ dàng thế được. Đứa nào đến đây mà không biết điều, ngứa mắt thì đánh thôi". "Biết điều?". "Tức là phải ngoan, biết làm trò vui và chịu chi".
Còn Nguyễn Sĩ S. (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) thì khác. Cậu thích một cô ở làng nhưng không được. Thế là "không ăn được thì đạp đổ", tất cả những chàng trai đến tán tỉnh cô gái đó đều phải "làm trò vui". Và kết quả là sau một thời gian chẳng còn ai dám bén mảng đến. Bố mẹ của X. (tên cô gái) thì vừa tức, vừa lo con gái "cứ thế này rồi quá lứa lỡ thì".
Tiến sỹ Hồng cho rằng, suy nghĩ kiểu "không ăn được thì đạp đổ" hay "đánh cho đỡ ngứa mắt" thể hiện thói ích kỷ cá nhân, làm mất đi vẻ đẹp của văn hóa truyền thống. Còn hiện tượng dùng bạo lực để "giữ gái làng" rõ ràng là "cần được loại bỏ càng sớm càng tốt, trước khi nó trở thành làn sóng bạo lực ở nhóm thanh niên nông thôn".
Theo Vietnamnet
Bạo lực học đường đã ở mức báo động Không còn đơn thuần là những hành động túm tóc, xé áo, đấm đá... gần đây bạo lực học đường đang "biến tướng" đặc biệt nguy hiểm. Trong vòng chưa đầy một tuần, tại TP HCM và Bình Dương xảy ra ba vụ học sinh dùng hung khí chém bạn như phim hành động. Sau những vụ cộm cán về việc học sinh...