Ngon ngọt mực một nắng Phú Yên
Một trong số những đặc sản của Phú Yên mà khách du lịch không thể bỏ qua là mực một nắng do ngư dân đánh bắt và sơ chế.
Để mực một nắng được thơm ngon, ngư dân phải rửa mực bằng nước biển, sau đó đem phơi ở nơi nhiều ánh nắng, nắng to.
Quan trọng nhất là mực chỉ phơi “đủ 1 nắng”, thông thường nếu gặp trời nắng gắt người dân có thể phơi khoảng 2 đến 3 tiếng cho mực vừa se lại, sờ không dính tay trước khi đi vào chế biến các món ăn khác nhau hay làm quà biếu…
Mực một nắng nướng chấm tương ớt là món khoái khẩu. Ảnh: Văn Hào
Phú Yên là tỉnh thành thuộc khu vực vùng duyên hải Nam Trung bộ, nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hệ thống cảnh quan thiên nhiên đa dạng như núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo …
Bên cạnh đó là những di tích từ nhiều thế kỷ trước đã tạo nên một Phú Yên cuốn hút, hấp dẫn với cả khách du lịch trong và ngoài nước.
Và một trong số những đặc sản của Phú Yên không thể bỏ qua là mực một nắng do chính ngư dân nơi đây đánh bắt và sơ chế. Có khi vừa đánh bắt xong, họ sẽ phơi ngay trên thuyền và được cấp đông tại kho lưu trữ riêng của thuyền. Do đó, mực một nắng ở đây luôn có vị tươi ngon, nguyên chất mà vẫn giữ nguyên giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của người sử dụng.
Mực một nắng có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, đa dạng như: Nướng muối ớt, xào mì, chiên mắm, gỏi … và cực dễ dàng trong việc bảo khi muốn sử dụng “dần dần”.
Cách phân biệt mực một nắng tươi ngon cơ bản như sau:
Video đang HOT
Mực dẻo, có da (là lớp màng mỏng có mi nơ): Loại này được xếp vào hàng siêu cao cấp, được làm từ mực ống vừa mới được câu lên và được phơi trong suốt 2 – 3 ngày nắng to. Giá khoảng 600 – 800k/kg tùy theo mùa và từng thời điểm.
Mực một nắng dẻo: Là loại mực ống được phơi từ 2 – 3 nắng, chưa khô hẳn và có giá từ 500 – 600k/kg.
Mực đủ một nắng: Là loại mực ống được phơi đúng 1 nắng có giá khoảng 290 – 400k/kg. Mực lá được phơi 1 nắng có giá từ 200 – 300k/kg.
Thông thường các ngư dân sẽ lột sạch da để mực có vẻ trắng, sạch, đẹp và hấp dẫn hơn nhưng họ vẫn luôn để lại ở cánh mực hay còn gọi là dè một ít da để bạn phân biệt.
Có thể chế biến mực một nắng thưởng thức tại chỗ. Ảnh: Văn Hào.
Hãy hòa mình vào không gian của biển và tận hưởng cái cảm giác “càng nhai càng ngọt” trong từng hương vị của mực một nắng. Dân dã, mộc mạc, ngọt ngào và cô cùng thú vị, đó là những gì du khách có thể cảm nhận được về cảnh quan, ẩm thực và con người của vùng đất biển Phú Yên.
Theo LĐO
Bánh khoai, bánh chuối cực đắt hàng vào mùa đông nhưng bạn sẽ "cạch đến già" nếu hiểu ra những sự thật đáng sợ này
Nhiều người nói, mùa đông sẽ mất hẳn một nửa cái đẹp nếu thiếu đi những quán nhỏ xì xèo bánh khoai, bánh chuối... Thế nhưng đằng sau những miếng bánh vàng ươm, thơm ngon ấy có ai biết chúng ẩn chứa rất nhiều hiểm họa!
Cũng như bao món đặc sản khác của mùa đông như quẩy rán, ốc luộc... Các quán vỉa hè bán bánh khoai, bánh chuối được rất nhiều người chào đón. Mỗi khi đi qua các quán bánh, thấy những chiếc chảo ngập dầu mỡ, nhiều người không ngần ngại dừng xe, mua 5-6 chiếc bánh vàng ươm, nóng hổi về làm quà. Hơn nữa, xưa nay dân mình đã ưa chuộng quán xá bình dân vỉa hè, có tính cộng đồng cao, được cùng nhau nhâm nhi một vài chiếc bánh nóng giòn, bàn đủ thử chuyện quả là điều ai cũng thấy thích.
Thế nhưng, phía sau những món bánh giòn tan, thơm lừng hấp dẫn kia lại ẩn chứa nhiều hiểm họa cho sức khỏe mà bạn chưa hề nhận ra.
Sự thật phía sau những chiếc bánh chuối, bánh khoai giòn tan, thơm lừng
Nhiều năm về trước, báo chí từng phanh phui những quán bánh khoai, bánh chuối ở vỉa hè Hà Nội sử dụng những loại dầu ăn "lạ" để bán hàng. Để tiết kiệm, các cửa hàng này không dùng dầu ăn đóng chai có thương hiệu mà tự mua mỡ lợn ở chợ về rán ra lấy mỡ. Nguy hiểm hơn, người bán thường mua những loại mỡ giá rẻ không rõ nguồn gốc, kể cả mỡ từ những con lợn mắc dịch, mỡ ôi thiu... Thậm chí, không ít hàng còn mua lại những can dầu rán đen ngòm, hôi xì từ các quán chế biến cỗ thuê với giá thành rẻ, miễn sao có lời là được.
Chuyên gia rùng mình với loại bánh mì nóng giòn được tẩm "hóa chất lạ" để nở to, chín nhanh hơn: Ăn nhiều cẩn thận biến đổi gen, mắc ung thư
Là một người từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán bánh khoai, bánh chuối, chị B.T.T, sống tại ngoại ô Hà Nội cho biết: "Chị hay mua mỡ theo can ở mấy hàng thịt lợn, từ 30-50 ngàn đồng/lít, lúc chiên lên hơi có mùi hôi nhưng khi ăn bánh thì không hề nhận thấy mùi gì cả".
Ngoài việc sử dụng dầu ăn không rõ nguồn gốc, việc sử dụng dầu ăn nhiều lần cho việc chiên bánh cũng để lại nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Nếu là một người kỹ tính, hay để ý quan sát, bạn sẽ thấy sợ khi trông thấy những chảo dầu đen xì do được chiên đi chiên lại nhiều lần.
Các món bánh chiên như bánh khoai, bánh ngô, bánh chuối... là món khoái khẩu của người Hà Nội.
Bạn Hoa, một sinh viên Đại học Sư phạm kể: "Một lần đi mua bánh ngô, bánh chuối rán ở cổng nhà trọ, quan sát thấy bà chủ đổ dầu ăn đen ngòm từ cái can cáu bẩn ra chảo để rán. Nhìn thấy họ đổ loại dầu mỡ bẩn vào chảo rán, tớ rùng mình muốn nôn và từ lần về sau bạn bè có rủ đi ăn món chiên rán vỉa hè là tớ sợ và không bao giờ dám đi nữa...".
Món xiên xiên chiên giòn đẫm dầu mỡ hút khách cực mạnh ngày gió mùa về: Kinh hãi từ công nghệ sản xuất đến khi ăn vàoĐỌC NGAY
"Hãy hạn chế văn hóa ăn vặt vỉa hè..."
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, thực chất những món bánh khoai hay bánh chuối đều là những món ăn đơn giản, có nhiều dinh dưỡng, không hề gây hại. Tuy nhiên, hiện nay có một số hàng quán vỉa hè sử dụng dầu ăn tái chế hoặc rán từ mỡ lợn - đây là những loại dầu không rõ nguồn gốc, không rõ hạn sử dụng cũng không có bao bì nên chắc chắn sẽ để lại nhiều hiểm họa cho sức khỏe người ăn.
Nếu dùng dầu ăn an toàn, bánh khoai hay bánh chuối đều là những món ăn đơn giản, có nhiều dinh dưỡng, không hề gây hại
Ngoài ra, việc tái chế dầu ăn nhiều lần để chiên bánh cũng đặc biệt nguy hiểm. Theo PGS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trên nguyên tắc dầu ăn chỉ được sử dụng một lần. Dầu ăn khi đã qua sử dụng thì không được phép dùng để chế biến thực phẩm. Nguyên nhân là vì khi tái chế ở nhiệt độ cao, các thành phần hóa học sẽ bị biến đổi, phân hủy thành nhiều chất gây hại, đặc biệt là trans-fat. Loại chất béo này khi vào trong cơ thể, sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư, béo phì, tim mạch...
Tái chế dầu ăn có thể làm tăng nguy cơ ung thư!
Không chỉ với món bánh khoai, bánh chuối... PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh còn khuyến cáo mọi người nên hạn chế văn hóa ăn vặt vỉa hè, những quán hàng ngoài đường, ngoài chợ vì những nơi này không thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các món ăn lề đường có thể tiếp xúc với bụi bặm, vi khuẩn từ bầu không khí ô nhiễm. Hơn thế, nó còn gây mất mĩ quan đô thị.
" Những quán bánh vỉa hè thế này sẽ bốc khói dầu ăn, đổ nước bẩn ra môi trường khiến đô thị thêm bẩn, vỉa hè thêm chật chội và gây cản trở cho người đi bộ. Tốt nhất mọi người nên hạn chế ăn", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay.
Theo Dansinh
Khoái khẩu với món ốc luộc ngày đông Tiết trời Hà Nội se lạnh cũng là lúc mọi người thích thú sà vào những hàng quán ven đường để thưởng thức món quà quê dân dã: ốc luộc. Món ăn chỉ đơn giản vậy thôi nhưng lại hấp dẫn biết bao "tâm hồn" ăn uống. Cách thức chế biến món ốc luộc này đơn giản, nhưng quan trọng ốc phải là...