Ngon khó cưỡng món bún suông tộ Tư Ký
Bún luôn là món ăn sáng được nhiều người lựa chọn vì hương vị thơm ngon, không kén người ăn và giá thành rẻ.
Nếu bạn đã chán với các loại bún thông thường thì hãy một lần thưởng thức món bún suông tộ Tư Ký, biết đâu sẽ yêu ngay món ăn này từ lần đầu thưởng thức.
Đặc sản của vùng sông nước nay đã xuất hiện tại Đà Lạt – Ảnh: Ka Iso
Bún suông còn được gọi là bún đuông, là món đặc sản nổi tiếng ở Trà Vinh. Sở dĩ món ăn này có tên gọi như vậy là xuất phát từ nguyên liệu chả tôm vừa tươi ngon và mềm mịn được tạo hình như những con đuông dừa mang vị ngọt và béo ngậy. Đây cũng là nguyên liệu góp phần tạo nên thành công của món ăn, cách làm cũng không quá phức tạp. Sau khi sơ chế và ướp tôm đã được xay nhuyễn, hỗn hợp trên sẽ được trộn với bột năng và dùng thìa quết nhiều lần để tôm được dai. Sau đó dùng màng thực phẩm bọc kín cho vào tủ đông khoảng 2 tiếng, phần tôm sau khi ướp bạn lấy ra dùng thìa quết nhuyễn một lần nữa là đã hoàn thành nguyên liệu chả tôm cho món bún suông.
Video đang HOT
Ngoài ra cái tên bún suông còn xuất phát từ hình thức bên ngoài của món ăn: không rau, không thịt, không gia vị. Vì thế khi tô bún dọn ra nghi ngút khói và nịnh mắt bởi những cọng bún nhỏ, miếng chả cá chiên to bản, chả tôm cùng nước dùng trong veo điểm xuyến màu vàng ươm, béo ngậy của gạch tôm sẽ khiến bạn cực kì ngạc nhiên. Nước dùng tuy trong vắt nhưng cách nấu khá cầu kỳ, xương heo được hầm nhiều giờ nên có vị ngọt thanh, thêm vào đó vị ngọt dường như tăng gấp bội khi được chủ quán bỏ thêm tôm và mực để nấu cùng, cuối cùng là vị chua nhẹ của me để trung hòa lại tất cả các hương vị.
Bún ở những vùng khác thường được dùng là bún khô nhưng ở Tư Ký thì thay thế hoàn toàn bằng bún tươi, cọng nhỏ, mềm dai không bị bở, chả tôm cũng được đổi thành chả mực, khi múc ra tô cho khách chủ quán sẽ trụng thêm một ít giá để ăn kèm với bún. Để có được tạo hình con đuông trong món bún, chủ quán sẽ nặn hỗn hợp chả mực vào nồi nước đang sôi thành những hình dài, khi chả mực nổi lên bề mặt nồi nước dùng đó là dấu hiệu biết được chúng đã chín, chỉ cần vớt ra và bỏ lên bề mặt bún. Vì chả được làm từ mực tươi nên có vị ngọt thơm, dai và được ướp theo công thức gia truyền nên vị rất đậm đà.
Đi kèm với món bún là nước chấm được kết hợp theo tỷ lệ nhất định của me dầm và tương đen, tạo vị chua nhẹ, đậm đà. Cùng với đó là lọ ớt tươi băm nhuyễn, thơm nồng và mắm ruốc xào tỏi có độ mặn vừa miệng, dẻo thơm khi ăn cùng với bún thì không có gì để chê. Có lẽ vì ở Đà Lạt nên bún suông ở quán được ăn kèm cùng xà lách cắt sợi và rau thơm, sự kết hợp độc đáo làm món ăn trở nên thanh mát và không bị ngán.
Tôm mực tươi sống, chả mực dai ngon hấp dẫn làm thành những sợi đuông vàng ươm kích thích vị giác, nước dùng thơm ngon, nóng hổi, tất cả tạo nên một tô bún suông ăn một lần sẽ nhớ mãi. Với hương vị thanh mát, không kén người ăn, chắc chắn đây là món ăn hợp lý dành cho bạn vào những buổi sáng không biết ăn gì.
Về Nam Ô ăn gỏi cá
Rong ruổi trên đường "thiên lý" Bắc - Nam, bạn hãy dừng chân ở Nam Ô, một làng chài ven biển nằm dưới phía Nam chân đèo Hải Vân, nổi tiếng với nghề làm nước mắm.
Bạn được mục kích không gian khoáng đạt của núi rừng, sông, biển và thưởng thức món đặc sản gỏi cá Nam Ô với nhiều hương vị độc đáo dễ "nơi mô" có được.
Cá được người dân Nam Ô lựa chọn ăn gỏi luôn là cá trích.
Sự khác biệt rõ nét ấy là nhờ những loại rau, lá rừng ăn kèm với gỏi chỉ ở vùng này mới có. Để giữ vị ngọt thanh của cá, món gỏi luôn được chế biến từ cá tươi mới vớt lên từ biển (phải là cá từ các tàu đánh bắt gần bờ, còn tàu đánh bắt xa bờ thì cá phải qua ướp đá không thể làm nên món gỏi cá hấp dẫn) và phải là loại cá có thịt chắc. Cá trích thường được chọn làm nguyên liệu vì đáp ứng được mọi yêu cầu chế biến và được đánh bắt quanh năm.
Cá trích cỡ bằng lóng tay, cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai rồi đem ướp với riềng, gừng, tỏi băm nhuyễn và thính. Trước khi ướp, cá được vắt lấy nước để làm món nước chấm: nước cá tươi đem đun sôi hòa thêm với nước mắm, ớt, bột năng, bột ngọt. Khi dọn ăn, trộn thêm vừng và lạc rang giã nhỏ vào nước chấm.
Gỏi cá Nam Ô ăn kèm với một số rau quen thuộc như ngò gai, tía tô, đinh lăng, xà lách, chuối chát, xoài chua... song làm nên đặc trưng của món này phải kể đến các loại rau rừng "chủ lực" được hái từ vùng rừng núi Hải Vân khi trời còn mờ sương mới đảm bảo tươi xanh và giữ nguyên mùi vị, như là kim lam, lá trâm, lá xuân.... Gỏi cá Nam Ô mà thiếu những loại rau rừng thì mất hết ý vị "của ngon mà thiếu rau rừng mất ngon" như cách người làng biển tự hào khi nói về món ăn đặc sản quê mình.
Gỏi cá Nam Ô là món hoà quyện, đủ vị âm dương hàn nhiệt từ trên rừng đến dưới biển, đã được lưu truyền từ bao thế hệ người làng biển. Ngày nay, trên đường thiên lý Bắc - Nam, từ Huế vào Đà Nẵng qua khỏi hầm (hoặc đèo) Hải Vân là làng Nam Ô với nhiều hàng quán gỏi cá ở hai bên quốc lộ 1A. Khách dừng chân để ngắm nhìn bên này là biển Nam Ô bên kia là sông Trường Định, không gian thật mát mẻ và trong lành; giữa cảnh núi - biển - sông thênh thang ấy, còn gì hơn được thưởng thức món gỏi cá "không nơi nào có được".
Mặc dù gỏi cá được bán ở nhiều nhà hàng, quán ăn, quán nhậu ở khắp Đà Nẵng, thế nhưng, những người đam mê gỏi cá vẫn "lặn lội" đến Nam Ô để thưởng thức cho bằng được thứ đặc sản trứ danh này. Với họ, gỏi cá Nam Ô phải được ăn trên đất Nam Ô, ngay dưới chân đèo Hải Vân "mây bay đỉnh núi", như thế mới "đúng điệu". Hương vị của gỏi cá cứ thế bay xa, mang theo cái hồn mộc mạc của vùng đất dưới chân đèo đến với du khách khắp mọi miền.
Thấy người miền Tây bắt nhộng ong để ăn mà tá hoả, tìm hiểu mới biết đây là món đặc sản ngon nức tiếng và cực kỳ bổ dưỡng Ở miền Tây Nam Bộ, nhộng của loài ong vò vẽ có thể sử dụng chế biến nên hàng loạt món ăn ngon được coi là đặc sản hiếm nơi nào có được. Nhắc tới miền Tây Nam Bộ, người ta sẽ nghĩ đến ngay một vùng sông nước phù sa trù phú với vô vàn cá tôm, cây ăn quả. Không những...