Ngon đến mấy cũng không ăn nhiều những bộ phận này ở heo, gà, cá, tôm
Mặc dù những bộ phận này được không ít người thích ăn, nhưng dù có ngon đến mấy thì chúng chứa rất nhiều độc tố, không nên ăn nhiều.
1. Phao câu, cổ gà
Phao câu gà là miếng mỡ hình tam giác phía trên hậu môn và gần phía đuôi gà. Bộ phận này được khá nhiều người thích ăn, bởi nó có vị béo lạ miệng. Nhưng trên thực tế, phao câu là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và mầm bệnh trong hậu môn gà. Một số loại vi khuẩn sẽ không chết mặc dù đã nấu chín kỹ.
Cổ gà cũng là món ngon được nhiều người thích. Cũng giống như phao câu, phần dưới da của cổ gà chứa nhiều hạch bạch huyết. Khi ăn cổ gà, các hạch bạch huyết sẽ đi vào đường tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
Ngoài phao câu, cổ gà thì một số bộ phận khác trên con gà cũng gần tránh ăn như đầu gà, phổi, mề, ruột.
2. Mật cá
Một số người nói rằng ăn mật cá có thể chữa huyết áp cao, viêm phế quản mãn tính và các loại bệnh về mắt. Quan niệm này hoàn toàn là sai lầm. Mật cá không những không chữa được bệnh mà còn khiến cơ thể bị nhiễm độc. Mật của con cá nặng 3 – 4 kg có thể hạ gục một người đàn ông khỏe mạnh.
Video đang HOT
Các chuyên gia nhắc nhở rằng không chỉ mật cá có thể gây ra mù lòa mà chúng rất độc đối với cơ thể. Một số loài cá như cá mật, cá trắm cỏ, cá chép, cá trích…, trước khi chế biến cần làm sạch nội tạng, hãy chắc chắn là túi mật cần được loại bỏ. Nếu túi mật vô tình bị vỡ, hãy rửa cá với nước sạch nhiều lần.
Một số người nói rằng toàn bộ con heo đều có thể ăn được. Nhưng trên thực tế, không phải tất cả bộ phận con heo đều an toàn cho sức khỏe. Một số bộ phận như cuống họng chẳng hạn, nó không nên ăn thường xuyên.
Khi cắt tiết heo ở cổ, máu sẽ bị tắc nghẽn ở cuống họng. Ngoài ra, dưới cổ heo có nhiều hạch bạch huyết bẩm sinh chứa mầm bệnh, virus, độc tố… Do đó, dù cuống họng heo có ngon đến mấy, bạn cũng không nên ăn hằng ngày.
4. Đầu tôm
Nhiều người thích ăn đầu tôm, đặc biệt là các loại tôm lớn. Lý do họ đưa ra là đầu tôm rất ngon và bổ dưỡng, chứa nhiều tinh chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế đầu tôm chứa 2 rủi ro lớn: kim loại nặng và ký sinh trùng.
Cấu trúc đầu tôm gồm có tim, dạ dày, gan, bộ phận sinh sản, các tuyến của cơ quan bài tiết… Do đó, nơi này là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất, dễ dàng chứa nhiều mầm bệnh và ký sinh trùng, tốt nhất không nên ăn đầu tôm.
5 nội tạng, bộ phận trên cơ động vật ăn vào chẳng bổ lại còn có nguy cơ rước bệnh vào người
Thức ăn được chế biến từ thịt, gà, cá,...luôn hấp dẫn và thơm ngon. Tuy nhiên, nhiều bộ phận trên cơ thể động vật có chứa những độc tố gây hại cho con người, chúng ta có thể không biết rõ nên vẫn ăn hằng ngày
1. Đầu tôm
Tôm là loại động vật giáp xác rất giàu chất dinh dưỡng. Khi ăn tôm ít người ăn cả đầu tôm, thường đầu tôm chỉ dùng để ninh lấy nước hoặc dùng để trang trí món ăn. Đầu tôm chính là một trong những bộ phận không nên ăn của động vật. Đầu tôm là nơi chứa nội tạng của tôm như: tim, gan, dạ dày,... và đặc biệt là các ký sinh trùng và nhiều kim loại nặng. Vì vậy, khi ăn tôm bạn nên làm sạch hoặc không nên sử dụng phần đầu này để tránh nguy cơ mắc các bệnh giun, sán, tiêu chảy,..
2. Mật cá
Mật cá trong đông y được xem như một số bài thuốc quý. Nhiều người tin rằng ăn nhiều mật cá có thể tăng sức đề kháng, giải nhiệt và hạ hỏa. Tuy nhiên mật cá chính là bộ phận chứa nhiều chất độc nhất, đã có rất nhiều trường hợp ngộ độc do ăn mật cá. Vì túi mật là một bộ phận của cơ quan tiêu hóa, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và thức ăn béo. Vì vậy, túi mật cá đang sống hay đã nấu chín đều độc hại, có thể gây bệnh với cơ thể bình thường. Rất nhiều vụ ngộ độc túi mật cá như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích...Do vậy, khi làm thịt cá nên khéo léo để gỡ túi mật ra trước tránh để làm vỡ, nếu túi mật bị vỡ thì hãy rửa sạch phàn thịt cá dưới vòi nước.
3. Phao câu gà
Phao câu là phần thịt béo, ngậy thơm ngon được rất nhiều người ưa thích. Nhưng mọi người đều không biết rằng phao câu chứa rất nhiều mầm bệnh và vi khuẩn, và ngay cả khi chúng được nấu chín, cũng không thể bị giết chết hoàn toàn các nguồn bệnh này. Đây là nơi đào thải các chất thải từ cơ thể con gà, các tuyến mỡ ở đuôi gà có thể làm nhiễm bẩn chất lượng của thịt phao câu gà. Các phần chân nang lông ở đuôi gà chứa nhiều chất thải trao đổi chất và mầm bệnh, vì vậy nên bỏ phần thịt phao câu gà trực tiếp ngay khi giết mổ gà.
4. Nội tạng động vật
Các món ăn về nội tạng như lòng, dồi, tràng,... luôn hấp dẫn và hầu như đây là các món ăn tủ của mọi người. Dù biết ăn nhiều nội tạng rất có hại cho sức khỏe nhưng vì hương vị thơm ngon, béo ngậy nên nhiều người vẫn bất chấp ăn không màng hậu quả về sau.
Trong gan lợn, gan bò có chứa hàm lượng cholesterol, kim loại nặng lớn. Gan là bộ phận chứa nhiều độc tố và rất nhiều vi khuẩn đeo bám. Gan ẩn chứa rất nhiều giun sán, vi khuẩn, virus gây hại cho cơ thể con người.
Phổi là bộ phận lọc bỏ nhiều chất độc cho cơ thể, chính là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất. Trong quá trình giết mổ, phổi vẫn còn bám lại, vi khuẩn và đặc biệt là những vi khuẩn nhiệt đới như giun sán, vi khuẩn kháng nhiệt, ưa nhiệt... cũng vẫn còn, ngay cả nhiệt cao lúc nấu cũng không thể tiêu diệt chúng hoàn toàn. Việc ăn phổi gà có thể là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người.
5. Da cổ vịt
Cổ, cánh là những bộ phận của gia cầm mà nhiều người thích ăn nhưng cổ gà là nơi tập trung các tuyến dây thần kinh và mạch máu, hạch bạch huyết và nhiều hệ thống kết nối giữa đầu và thân vịt, gà. Các tuyến thải độc, ức chế mầm bệnh của gà và vịt chủ yến nằm ở cổ. Khi có vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ sử dụng các tuyến này để ức chế mầm bệnh. Nếu ăn phần da này khả năng nhiễm những bệnh liên quan đến gà vịt là rất cao. Vì vậy khi ăn vịt cần nên bỏ phần da ở cổ vịt không nên ăn.
Nổi hạch ở cổ, khi nào là ung thư? Theo bác sĩ Nguyễn Việt Cường - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nổi hạch ở cổ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Đặc điểm hạch lành tính BS Cường cho biết, bình thường trên cơ thể một người trưởng thành có khoảng 450 hạch bạch huyết ở nhiều vị trí khác nhau như cổ, nách, bẹn v.v....