Ngôi trường vùng biển ngang Hà Tĩnh có 20 học sinh đạt từ 27 điểm trở lên
20 học sinh có điểm từ 27 trở lên trong mùa thi đại học năm nay, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) tiếp tục khẳng định sự trưởng thành vượt bậc về chất lượng giáo dục ở ngôi trường vùng khó khăn.
Tự hào với lớp học có điểm bình quân xét đại học 26,44
Với tổng số điểm trung bình xét đại học 26,44, trong đó có 9 em đạt từ 27 trở lên, lớp 12A1 Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đã mang về niềm tự hào cho ngôi trường khó khăn ở vùng biển.
Niềm vui của những gương mặt 12A1 sau thành công của kỳ thi.
Trong số những học sinh đạt điểm cao, có nhiều gương mặt điển hình của sự nỗ lực vượt khó. Đó là các em: Trần Viết Toàn ở xã Cẩm Hòa với điểm số 27,8 (trong đó Toán 8,8; Lý 9, Hóa 9,5 cộng 0,5 điểm vùng); Nguyễn Văn Thành ở thị Trấn Thiên Cầm có tổng điểm 27,75 (Toán 9, Lý 9,5, Hóa 9 và điểm vùng); Chu Thị Hà Trang ở Cẩm Dương có tổng điểm 28,35 gồm (Toán 9,6, lý 9,25, hóa 9 và điểm vùng).
Cô Hà Thị Tường – giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1 cho biết: “Gắn bó với lớp trong suốt 3 năm học, tôi biết rằng, thành quả ngày hôm nay với các em không chỉ là sự nỗ lực chinh phục kiến thức mà trong đó còn có cả những giọt nước mắt, sự đấu tranh về tâm lý trước những tác động của cuộc sống. Tôi rất vui và tự hào trước kết quả xuất sắc mà 24 gương mặt thân yêu đã đạt được. Các em đã không phụ lòng mong mỏi của nhà trường và gia đình”.
Những kỳ vọng, lời động viên của cô chủ nhiệm đã góp phần nâng bước các em 12 A1 trên con đường hướng tới tương lai
Trong điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nhiều em đạt điểm số cao đã từ bỏ những sở thích của mình để chọn học các trường khối quân sự.
Video đang HOT
Em Trần Viết Toàn cho biết: “Bố mẹ phải làm thuê để kiến tiền nuôi 3 anh em ăn học nên hết sức vất vả, vì thế nguyện vọng của em là được vào Học viện Hải quân để không phải đóng học phí, bố mẹ đỡ phải chu cấp cho em”.
Với điểm số 27,8, Trần Viết Toàn hy vọng mình sẽ trở thành tân sinh viên Học viện Hải quân
24 gương mặt lớp 12A1 đến từ các xã vùng biển Cẩm Xuyên phần nhiều có bố mẹ sản xuất nông nghiệp hoặc làm lao động tự do nên cuộc sống còn khó khăn. Trong số đó, có 5 em là hộ nghèo và cận nghèo, 3 em mồ côi và 3 em sống với ông bà. Vì thế, trong quá trình học tập, hầu hết các em đều chưa có một buổi học thêm nào ở ngoài trường. Tất cả những kiến thức mà các em có được là sự tích lũy, góp nhặt từ những bài giảng, từ những bộ đề và sự hướng dẫn của các thầy cô giáo trong trường.
Từng bước vươn lên xây dựng thương hiệu
Tiền thân là trường bán công, THPT Nguyễn Đình Liễn (nơi tập trung học sinh các xã vùng biển huyện Cẩm Xuyên) luôn là một trong những trường có điểm đầu vào thấp nhất trên địa bàn Hà Tĩnh.
Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đang từng bước xây dựng thương hiệu chất lượng giáo dục qua mỗi mùa thi
Phần lớn học sinh của trường là con em nông dân, trong đó nhiều em có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Để chia sẻ với các em, thắp sáng ngọn lửa hiếu học trên vùng đất khó, các thầy cô giáo không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần cho các em trong những lúc khó khăn, là nơi để phụ huynh chia sẻ những băn khoăn, lo lắng trong bước đường tương lai của con em mình.
Từ sự chia sẻ của thầy cô, mỗi một học sinh nơi đây đều quyết tâm thực hiện mục tiêu mở cánh cửa tương lai bằng con đường kiến thức. Đó cũng là cách để giáo viên, học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Liễn cải thiện đầu vào, nâng cao chất lượng đầu ra.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Đình Liễn đang cùng nhau quyết tâm vươn tới tương lai bằng con đường học tập
Thầy Hoàng Quốc Quyết – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn cho biết: “Năm nay, trường có 20 em đạt điểm từ 27 trở lên. Điểm 9 trở lên ở các bộ môn có 191 con điểm, trong đó có 5 điểm 10; điểm trung bình xét tốt nghiệp các môn 6,83 điểm.
Trừ tiếng Anh, tất cả điểm bình quân các môn đều cao hơn điểm trung bình cả nước. Cụ thể: Vật lý 7,67, cao hơn cả nước 0,95 điểm; Hóa học 7,67, cao hơn cả nước 0,96 điểm; Văn 7,45, cao hơn cả nước 0,83 điểm…”.
Mùa thi THPT năm nay, với kết quả cao nhất từ trước tới nay, thầy trò ngôi trường vùng biển đang đón mùa vui. Đó là động lực để giáo viên, học sinh ở ngôi trường vùng khó khăn tiếp bước vào một năm học mới với niềm tin và hy vọng.
Ưu tiên trong tuyển sinh - những điểm đáng lưu ý
Bộ GD&ĐT đã ban hành hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; trong đó có hướng dẫn về chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể: Các văn bản quy định về chế độ ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú quy định tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 4 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh: Quy định tại Phụ lục 11.
Ưu tiên khu vực đối với thí sinh học tại các trường THPT và tương đương có sự thay đổi chế độ ưu tiên. Cụ thể:
Đối với các trường THPT do thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên khu vực thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, trường sẽ được gán một mã trường khác nhau cùng với một mức ưu tiên khu vực phù hợp.
Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại trường THPT chọn và điền đúng mã trường theo các giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.
Ví dụ: Trường THPT Nguyễn Đình Liễn từ năm 2013 về trước đóng trên địa bàn Xã Cẩm Huy, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV2-NT, từ năm 2014 Trường chuyển đến địa bàn Xã Cẩm Dương, Huyện Cẩm Xuyên, Tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV1.
Vậy Trường này sẽ được gán 2 mã khác nhau: Mã 068 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2013 về trước; Mã 053 - gán cho Trường trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Nếu thí sinh học tại Trường này từ năm 2013 đến năm 2015, lớp 10 sẽ khai mã trường là 068, lớp 11 và lớp 12 khai mã trường là 053).
Hồ sơ để được hưởng ưu tiên theo đối tượng gồm: Bản photocopy Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên; Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, giấy chứng nhận để hưởng đối tượng ưu tiên 1 là Bản photocopy giấy khai sinh trên đó ghi rõ dân tộc thuộc dân tộc thiểu số và hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ hợp pháp minh chứng thí sinh có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng (tính đến ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT) tại Khu vực 1 trong thời gian học THPT.
Đối với thí sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng: Giấy chứng nhận để hưởng ưu tiên là Bản photocopy Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Thí sinh xuất trình bản chính của các giấy tờ nói trên để các trường đối chiếu khi làm thủ tục nhập học.
Cách xác định mức điểm ưu tiên như sau: Mức điểm ưu tiên xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30.
Nếu trường xét tuyển với thang điểm khác với thang điểm này. (Ví dụ trường nhân hệ số môn chính trong tổ hợp xét tuyển) thì phải qui đổi mức điểm ưu tiên tương ứng với thang điểm mới và công bố trong Đề án tuyển sinh trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Các quy định "điểm xét tốt nghiệp" trong quy chế được hiểu là một điều kiện (ngưỡng đảm bảo chất lượng) để thí sinh đăng kí tuyển sinh vào các trường đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, trường không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp
Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định "điểm xét tốt nghiệp" đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng, mức ưu tiên không giống với mức ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh.
Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu trường sử dụng "điểm xét tốt nghiệp" để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong "điểm xét tốt nghiệp" sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển.
Hơn 48 ngàn học sinh THPT Hà Tĩnh đi học lại: Đo thân nhiệt trước cổng trường, bài học đầu tiên là truyền thông phòng dịch! Sáng nay (2/3), hơn 48 ngàn học sinh khối THPT các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở lại trường sau 1 tháng nghỉ tránh dịch Covid. Công tác phòng chống dịch đã được triển khai ngay từ cổng trường, học sinh an tâm và vui vẻ. Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng được kiểm tra thân nhiệt...