Ngôi trường tròn tuổi “lục thập hoa giáp” đầu tiên ở vùng Mỏ
Ở tuổi 60 tròn “ lục thập hoa giáp”, Trường THPT Hòn Gai lại viết tiếp những trang sử vẻ vang, đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng cao cho đất nước và vùng mỏ Quảng Ninh.
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại sân Trường cấp III Hòn Gai (ngày mùng một Tết Ất Tỵ1965). Ảnh: Tư liệu
Ngày 10/11, trường THPT Hòn Gai ( TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1959-2019).
Năm 1955, vùng mỏ hoàn toàn giải phóng, chấm dứt hơn 70 năm thực dân Pháp cai trị. Nhưng mãi đến năm 1959, trường cấp 3 đầu tiên của Khu mỏ Hồng Quảng đã ra đời tại thị xã Hòn Gai (nay là TP Hạ Long). Từ cơ sở đầu tiên ở Lán Bè ( Sở Y tế Quảng Ninh hiện nay) với ba phòng học sơ sài, tháng 9/1961 khánh thành khu nhà 2 tầng bề thế ở Cọc 3 từ đó. Sau đó trường đổi tên là Hòn Gai và chung thủy với tên này suốt 60 năm qua.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Trường THPT Hòn Gai, TP Hạ Long.
Nơi ấy là cái nôi ghi danh nhiều “anh tài” cho đất nước. Lĩnh vực văn chương nghệ thuật có các nhà văn Nguyễn Khắc Phục, Nam Ninh, Tôn Ái Nhân, Đặng Thân. Cố NSND Lê Dung, nhạc sĩ Văn Thành Nho, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương…đều là những học sinh cũ của ngôi trường vừa tròn 60 tuổi đời. Lĩnh vực thể dục thể thao ghi nhận nhiều tài năng tỏa sáng (Nguyễn Trọng Giáp, Nguyễn Đình Hùng A, Nguyễn Đình Hùng B….Ở thời hiện tại, trường THPT Hòn Gai là trường hiếm hoi trên cả nước có 2 thí sinh từng vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Cây phượng gù từng một thời là biểu tượng của ngôi trường vừa tròn 60 tuổi
Cô Đỗ Thị Hoàng, cựu học sinh khóa 1972-1975 (Nguyên Phó bí thư thường trực tỉnh Quảng Ninh) chia sẻ: “Chúng tôi tự hào vì đã được sống, học tập, rèn luyện trong một ngôi trường đặc biệt, vào một thời kỳ đặc biệt. Đó là ngôi trường có 5 lần đổi tên, nhưng với chúng tôi, trường mãi mãi là trường Cấp 3 Hồng Gai, ngôi trường đầu tiên của Khu mỏ Hồng Quảng có các lớp cấp 3, là ngôi trường duy nhất của tỉnh được đón Bác Hồ về thăm”.
Bạn Nguyễn Minh Hằng từng là học sinh xuất sắc của nhà trường (giải Nhì tiếng Pháp năm 2002) giờ lại là cô giáo có nhiều thành tích của tổ Song ngữ
Video đang HOT
Không dấu nổi niềm tự hào, thầy Hoàng Thế Vinh, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Hòn Gai nghẹn ngào: “Sau nhiều năm về trường, thầy thấy trường luôn luôn đổi mới, luôn luôn phát huy được truyền thống của nhà trường trong nhiều năm qua. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường càng khiến các thế hệ thầy cô giáo, học sinh xích lại gần nhau hơn”.
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương, một cựu học sinh của trường THPT Hòn Gai, hát tại đêm gala mừng 60 năm ngày thành lập
Trong 60 năm qua, 472 giáo viên đã nỗ lực cống hiến, tạo “thương hiệu” Trường THPT Hòn Gai. Từ Hiệu trưởng đầu tiên – nhà giáo Nguyễn Thị Thận đến Hiệu trưởng Nguyễn Linh đương nhiệm đã có 10 nhà giáo đảm nhận cương vị Hiệu trưởng.
Các cựu học sinh nô nức về thăm trường nơi được ví von như “con thuyền tri thức”
Trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, Trường đã được ghi nhận xứng đáng bằng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý. Trường liên tục là trường tiên tiến xuất sắc, tập thể lao động xuất sắc; được công nhận là Trường Chuẩn quốc gia hai lần (2010 và 2017); được Nhà nước tặng thưởng 03 Huân chương Lao động (hạng Ba – 1994, hạng Nhì – 1999, hạng Nhất – 2004); Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2010). Trong nhiều năm, trường được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh về những thành tích xuất sắc đã đạt được. Tính đến nay, Trường đã có 06 giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú trong thời gian công tác tại nhà trường.
Trường THPT Hòn Gai từng vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, gặp mặt và chọn nơi đây để nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ và nhân dân vùng Mỏ vào mùng 1 Tết Ất Tỵ (năm 1965).
Theo thoidai
Các đại học Việt Nam phải làm gì trước những thách thức của thời đại 4.0?
Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam đang bước vào thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Trong cuộc cách mạng này, giáo dục đại học phải tiên phong đi trước, nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực với độ sẵn sàng cao nhất.
Tuy nhiên, để thực hiện được sứ mạng này thì bên cạnh rất nhiều yếu tố khác, triết lý giáo dục phải có sự thay đổi mạnh mẽ.
Sinh viên không đủ tư cách là "thượng đế" trong giáo dục vì tiền học phí của họ là do gia đình chu cấp
Khách hàng là thượng đế?
Sẽ là không thừa để nói đến yếu tố kinh tế thị trường với giáo dục đại học khi mà người học phải trả tiền để mua kiến thức cho mình. Bởi thế, vào cuối thập kỷ 1980 khi các đại học quốc lập từ chỗ cấp học bổng cho sinh viên chuyển sang thu học phí, thì một tờ báo trào phúng đã có lời rằng "Không mày đố thầy dạy ai" thay vì câu ngạn ngữ "Không thầy đố mày làm nên".
Theo GS. TS. Trần Hữu Nghị - Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hải Phòng, giáo dục trong cơ chế thị trường thì không thể không nói đến khái niệm "khách hàng là thượng đế". Tuy nhiên, sinh viên với những khoản tiền học phí do bố mẹ chu cấp thì họ không đủ tư cách là "thượng đế".
Cũng chính vì thực tế đó, Đại học Dân lập Hải Phòng không dùng khái niệm "đuổi học" với các sinh viên có học lực quá kém hoặc vi phạm kỷ luật. Thay vào đó, nhà trường sử dụng thuật ngữ "từ chối đào tạo" với các đối tượng này.
Song cũng phải nói đến những đối tượng rất xứng đáng được gọi là "thượng đế" với các đại học. Đó chính là các nhà tuyển dụng nhân lực do các đại học đào tạo ra. Với không ít nhà tuyển dụng, họ không chỉ hợp tác với các trường, mà còn tài trợ kinh phí đào tạo theo cơ chế "đặt hàng" nhân lực.
Trong quá trình hợp tác này theo Ths. Lê Thị Khánh Vân - Phó Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam - cả nhà trường lẫn doanh nghiệp đều không bên nào được coi mình là nhất, thì quá trình hợp tác mới thực sự suôn sẻ và có kết quả.
Dẫu vậy, cũng phải nhìn vào một thực tế là không có nhiều đại học ở Việt Nam thực hiện thường xuyên các khảo sát về nhu cầu nhân lực của các nhà tuyển dụng, để điều chỉnh lại chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn.
Không chỉ có vậy, việc duy trì mối quan hệ thường xuyên với hệ thống cựu sinh viên thì về cơ bản mới chỉ thấy ở các đại học do nước ngoài đầu tư.
Những thực tế tồn tại
Theo rất nhiều ý kiến, CMCN 4.0 đã và đang là thách thức rất lớn với giáo dục đại học Việt Nam. Những kiến thức dù hết sức cập nhật được người thầy giảng dạy hôm nay rất có thể sẽ trở nên lạc hậu với sinh viên khi họ cầm trong tay tấm bằng tốt nghiệp.
Chính vì thực tế đó, thay vì cách học thầy đọc - trò chép thì các nhà trường phải tạo điều kiện và khuyến khích sinh viên lao vào nghiên cứu những thực tế đang diễn ra xung quanh họ. Để tiếp cận với những thực tế này không phải là quá khó.
Đơn cử với ngành luật thì hàng năm Quốc hội và các bộ ngành phải xây dựng rất nhiều bộ luật mới cùng các văn bản pháp quy mới. Và hẳn rằng chính các thành viên tham gia soạn thảo cũng rất vui mừng vì có sinh viên tham gia giúp việc cho họ.
Thế nhưng, đáng tiếc là có những sinh viên dũng cảm đi theo con đường này đã bị nhà trường cản lại với lý do là học lực không đủ tư cách để nhận đề tài mới. Tiến bộ hơn thì câu trả lời là phải được sự đồng ý của Phó Hiệu trưởng phụ trách khoa học, song rất tiếc là vị lãnh đạo này đang đi công tác xa chưa về để có thể giải quyết.
Và thế là vấn nạn sao chép luận văn lại nổi lên bởi không chép ở đó thì biết chép ở đâu (?).
Tuy nhiên, luận văn không phải là tài liệu mật. Vì thế, không thể cấm việc sao chép. Tuy nhiên, việc cần làm là luận văn mới phải có thêm những thông tin, dữ liệu cập nhập so với các luận văn cũ.
Tại các nước phát triển, luận văn tốt nghiệp của sinh viên là một thị trường được chính thức thừa nhận. Cụ thể, ở nước Anh, để mua một luận văn thì sinh viên phải trả 7 bảng, còn nếu bán lại thì được trả 3 bảng. Mọi quá trình mua bán luận văn đều diễn ra qua mạng, nên hết sức thuận lợi với sinh viên có nhu cầu.
Thêm một thực tế nữa cũng phải đề cập: Để rút ngắn thời gian đào tạo cho sinh viên, không ít đại học đã tiến hành học dồn. Thay vì chỉ học 1 buổi trong ngày thì sinh viên phải lên lớp cả 2 buổi.
Với cách làm này, cho dù sinh viên tự nguyện đăng ký thì bản thân họ sẽ không còn thì giờ để trải nghiệm thực tế trong các công việc phù hợp chuyên môn hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa khác.
Nhận xét về thực tế này, TS Nguyễn Xuân Hải - Cục trưởng Cục CNTT Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng các nhà trường đã đi ngược lại với xu thế của CMCN 4.0 trong giáo dục.
Làm gì trước cách mạng công nghiệp 4.0
Một lần nữa phải khẳng định lại rằng, CMCN 4.0 đang là thách thức với giáo dục đại học. Vậy các bậc thầy và bản thân sinh viên phải làm gì trước những thách thức đó? Từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn thường nói rằng giáo dục đại học là biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo.
Một hội thảo về khởi nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Cũng chính vì thế, những kiến thức mà nhà trường cung cấp cho sinh viên trên lớp học không bao giờ là đủ. Trong thời đại Internet, mọi thông tin mà sinh viên cần đều có thể dễ dàng tìm kiếm được. Nên chăng, các bậc thầy thay vì truyền thụ kiến thức của chính mình nên chuyển sang là người hướng dẫn, truyền cảm hứng để sinh viên tự khai thác thông tin cho mình qua Internet và các nguồn thông tin khác.
Tuy nhiên, nếu chỉ có những nỗ lực của thầy và trò cùng sự hùn sức của doanh nghiệp thì có lẽ chưa đủ. Nên chăng, chính các thế hệ đi trước cần có sự chủ động vào cuộc để hướng đạo cho sinh viên đến với những thực tế sôi động của khoa học. Trong việc đánh giá, xếp hạng các đại học, có lẽ cũng rất cần có thêm một tiêu chí đánh giá là về số lượng các hoạt động ngoại khóa về khoa học được tổ chức không chỉ cho sinh viên.
Trong khuôn khổ của bài viết này, bản thân người viết cũng cảm thấy chưa thể nói hết được xem cần phải làm gì trước những thách thức của CMCN 4.0 với giáo dục đại học.
Rất mong các bậc thầy cùng đội ngũ sinh viên có thêm ý kiến với tư cách của những người trong cuộc.
Theo viettimes
Mở rộng chương trình đào tạo song bằng trong các trường phổ thông Kết quả sau ba năm thực hiện Đề án thí điểm chương trình đào tạo song bằng tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn Hà Nội cho thấy, đây là hướng đi đúng, cần được tiếp tục mở rộng, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố. Lãnh đạo Bộ Giáo dục...