Ngôi trường Thủ đô đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục Cách mạng
Trường THPT Việt Đức là một trong 4 trường phổ thông của Hà Nội sau giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954 và cũng là ngôi trường đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục của Cách mạng.
Học sinh Trường THPT Việt Đức khai giảng năm học mới 2019-2020
Sau giải phóng Thủ đô năm 1954, Trường phổ thông 2-3 Hà Nội (tiền thân của trường THPT Việt Đức) đã khai giảng khóa đầu tiên với khoảng 900 học sinh là con em của cán bộ, chiến sĩ vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
Các nhân chứng lịch sử kể lại, khu nhà số 47 phố Lý Thường Kiệt trước kia là trường Dòng Puginier, đào tạo các tu sĩ cho chính quyền thực dân.
Sau ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954, Chính quyền cách mạng đã tiếp quản Trường dòng Puginier, nhận nhiệm vụ tập hợp con em các chiến sĩ, cán bộ vào giải phóng Hà Nội, thành lập một trường học, học theo chương trình 9 năm của chính quyền kháng chiến.
Trường phổ thông 2-3 Hà Nội sau ngày giải phóng Thủ đô
Video đang HOT
Thời gian đầu trường gồm các học sinh cấp II, cấp III và các lớp dự bị đại học. Sau đó, Trường được bổ sung thêm con em của các cán bộ ở lại miền Bắc chiến đấu. Các thầy giáo, cô giáo là những thầy, cô trẻ được đào tạo từ khu học xá Nam Ninh – Trung Quốc. Trường được đặt tên là Trường Phổ thông cấp 2-3 Hà Nội.
Ngay từ những ngày đầu Trường được Chính phủ và nhân dân Cộng hòa Dân chủ Đức giúp đỡ nhiều về các trang thiết bị dạy học.
Năm 1960, trường được gọi tên là Trường Phổ thông cấp 3. Năm 1970, trường được gọi là trường phổ thông cấp 3 Hà Nội A-B. Trường phân tán thành nhiều phân hiệu nhỏ để thực hiện nhiệm vụ dạy học và học trong thời kỳ chiến tranh đế quốc Mỹ phá hoại ở miền Bắc.
Năm 1970, trường được chia tách thành 2 trường, một trường mang tên PTTH Việt Đức (học buổi sáng), một trường mang tên PTTH Lý Thường Kiệt (học buổi chiều).
Năm 1997, Trường PTTH Việt Đức và Trường PTTH Lý Thường Kiệt sáp nhập thành Trường THPT Việt Đức. Trường THPT Việt Đức tồn tại đến ngày nay và là một trong những trường THPT có quy mô lớn nhất Hà Nội, có chất lượng giáo dục luôn đứng trong top đầu của thành phố.
Hàng năm, nhà trường đào tạo gần 1000 học sinh, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp từ 99,9% đến 100%, tỉ lệ vào các trường Đại học, Cao đẳng gần 80%. Học sinh của trường đã giành nhiều giải thưởng về TDTT, văn nghệ. Đặc biệt, đây là ngôi trường rất mạnh trong công tác dạy học ngoại ngữ.
Học sinh trường THPT Việt Đức
Bên cạnh việc giảng dạy Tiếng Anh là ngoại ngữ thứ nhất, Trường THPT Việt Đức cũng chú trọng dạy thêm ngoại ngữ thứ hai gồm: Tiếng Đức, Tiếng Hàn, Tiếng Nhật Bản. Hằng năm, nhà trường thường xuyên có các cuộc gặp gỡ và giao lưu với các trường đối tác ở các nước trên thế giới…
Nhiều thế hệ học sinh trường Việt Đức đã trở thành những nhà chính trị, nhân vật nổi tiếng của đất nước, trong đó có thể kể tới: Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, Anh hùng LLVTND Bùi Ngọc Dương…
Vân Anh
Theo infonet
ổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong trường học là tiền đề quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, việc dạy học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trong trường học hiện nay chưa được như kỳ vọng.
Giờ học ngoại ngữ của sinh viên Trường đại học ông Á (TP à Nẵng).
Theo Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T), kết thúc năm học 2018-2019, ngành giáo dục đã hoàn thiện chương trình cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh; ban hành chương trình môn tiếng Anh hệ 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12) và các chương trình môn tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng ức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Pháp theo chương trình giáo dục phổ thông mới. ến nay, cả nước có 43 địa phương triển khai thí điểm hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh. Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh các cấp học phổ thông được chú trọng với tổng số 7.030 giáo viên tiếng Anh được bồi dưỡng về năng lực ngôn ngữ tiếng Anh và năng lực sư phạm. Bộ GD và T đã hoàn thành xây dựng khung năng lực giáo viên ngoại ngữ; bộ tiêu chí đánh giá các đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ và năng lực sư phạm... Vì vậy, công tác khảo thí năng lực ngoại ngữ được rà soát, kiểm soát chặt chẽ hơn. Các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục hoàn thiện, triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo (nhất là đối với tiếng Anh), góp phần hỗ trợ sinh viên học và sử dụng ngoại ngữ bảo đảm yêu cầu, chất lượng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.
Mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng thực tế vẫn bộc lộ một số giải pháp dạy và học ngoại ngữ ở nước ta chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện đặc thù của các vùng miền, địa phương. ội ngũ giáo viên đạt chuẩn trong dạy học ngoại ngữ ở một số tỉnh như: Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Nam, Tuyên Quang, Yên Bái... còn thấp. Trong khi đó, công tác tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ vẫn còn những sai phạm dẫn đến chất lượng kém. Theo Phó Cục trưởng Quản lý chất lượng (Bộ GD và T) Sái Công Hồng, phân tích kết quả thi THPT quốc gia từ năm 2017 đến 2019 cho thấy, điểm trung bình môn ngoại ngữ của học sinh cả nước trong ba năm đều dưới 5 điểm; mức điểm đạt nhiều nhất chỉ 3 đến 3,4 điểm. Vì vậy, cần có những điều chỉnh trong dạy, học ngoại ngữ cũng như bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho phù hợp.
Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, dạy học ngoại ngữ hiện nay vẫn tồn tại hai hệ chương trình khác nhau giữa các địa phương ở bậc phổ thông là hệ bảy năm (từ lớp 6 đến lớp 12) và hệ 10 năm (chủ yếu được triển khai ở những tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển). Kết quả đánh giá hệ 10 năm có chất lượng tốt hơn hệ bảy năm. ể triển khai được rộng khắp hệ 10 năm, cần đội ngũ giáo viên có chất lượng. Tuy nhiên, thực tế chất lượng giáo viên hiện nay không đồng đều. Vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao trình độ giáo viên dạy ngoại ngữ.
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đại diện Sở GD và T thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2012, khi khảo sát chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế trên địa bàn chỉ có khoảng 5% đạt yêu cầu. Vì vậy, TP Hồ Chí Minh đã dùng ngân sách nhà nước để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên theo chuẩn quốc tế, đến nay có 70% số giáo viên đạt yêu cầu. Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Anh văn Hội Việt Mỹ (TP Hồ Chí Minh) Lê Quang Thục Quỳnh cho rằng, cần tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cập nhật kỹ năng, phương pháp, giáo trình giảng dạy thường xuyên theo chuẩn quốc tế trong dạy học ngoại ngữ. Phát huy sự hợp tác giữa các trung tâm Anh ngữ và hệ thống trường công nhằm tăng cường vai trò của xã hội hóa giáo dục.
Theo Bộ trưởng GD và T Phùng Xuân Nhạ, ngoại ngữ và công nghệ thông tin nếu làm tốt sẽ thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Thời gian qua, dù ngành giáo dục đã có nỗ lực để cải thiện chất lượng dạy, học ngoại ngữ nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. Chất lượng dạy, học ngoại ngữ phụ thuộc đội ngũ giáo viên nhưng lâu nay, việc chuẩn hóa giáo viên vẫn nặng về bằng cấp mà nhẹ về thực hành. Vì vậy, ngành giáo dục cần từng bước hoàn thiện quy trình chuẩn hóa; tăng cường giao lưu giữa giáo viên dạy ngoại ngữ trong nước với giáo viên người nước ngoài, cải thiện kỹ năng, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy. Xây dựng nguồn học liệu mở, học liệu số hóa để mọi người có thể linh hoạt học ngoại ngữ mọi lúc, mọi nơi. Ngành giáo dục thúc đẩy phát triển hệ thống khảo thí chuẩn, có thể kiểm tra trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh chính xác, đồng đều, tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu như hiện nay.
Trong năm học mới 2019-2020, Bộ GD và T sẽ ưu tiên triển khai chương trình, sách giáo khoa các môn ngoại ngữ trong chương trình giáo dục phổ thông mới. ổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp giáo viên ngoại ngữ. Tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, ưu tiên bổ sung các trang thiết bị thiết yếu đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới. ầu tư có trọng điểm hệ thống hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ trực tuyến và trên máy tính đáp ứng mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.
GIANG SƠN VÀ NGUYỄN ĐOÀN
Theo nhandan
Đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo hướng nào? Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo là một trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu trong Chỉ thị năm học 2019 - 2020. Vì vậy, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, tăng cường các điều kiện dạy và học ngoại ngữ đóng một...