Ngôi trường quý tộc giữa phố Wall đắt đỏ hơn Harvard
Với học phí 79.000 USD một năm, trường dự bị Léman Manhattan cung cấp cho học sinh tầng lớp quý tộc những cơ hội hiếm có.
Manhattan là quận đông dân nhất thành phố New York và các trường K-12 (hệ thống trường liên cấp) phục vụ hơn một triệu học sinh.
Tuy nhiên, theo Business Insider ngày 18/10, trường dự bị Léman Manhattan ở phía nam thành phố là trường nội trú duy nhất cho học sinh trung học trên toàn quận.
Chi phí học tập và ăn ở tại trường Léman là 79.000 USD một năm, đắt hơn gần 16.000 USD so với Đại học Harvard. Học sinh nội trú được hưởng những đặc quyền khó tin đối với cả bậc đại học, như dịch vụ chăm sóc từ A đến Z và các căn hộ cao cấp.
Trường Léman tọa lạc ở khu tài chính của thành phố New York với bầu không khí sôi động. Du khách thường ghé thăm điểm du lịch nổi tiếng Charging Bull – con bò bằng đồng nặng 7.000 pound và biểu tượng phố Wall.
Mở cửa năm 2005 với chỉ 54 học sinh đầu tiên, ngôi trường tư thục này phát triển nhanh chóng sau 12 năm với hơn 700 học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12, trong đó khoảng 100 học sinh trung học từ khắp thế giới.
Paige Murphy, giám đốc điều hành tại Léman cho biết học sinh và phụ huynh tìm đến đây với mong muốn được học tập trong môi trường đô thị, tiếp cận chương trình thực tập ở doanh nghiệp lớn và tham gia những chương trình nghệ thuật hàng đầu thành phố.
Video: Léman Manhattan
Hoạt động thể thao rất được coi trọng. Gần đây, Léman cung cấp thêm bộ môn bóng quần (squash) để sinh viên rèn luyện sức khỏe.
“Môn bóng quần đang phổ biến và là yếu tố cạnh tranh khi tuyển sinh đại học. Nhiều trường thuộc khối Ivy League tìm kiếm sinh viên giỏi môn thể thao này”, Murphy nói. Trường có ba học sinh trong top 50 vận động viên bóng quần thanh thiếu niên.
Khu phố của trường Léman có lịch sử hàng hải thú vị. Trước khi công viên Battery ra đời, các tàu thuyền từng đậu nơi tòa nhà sau này được xây lên. Đó là một phần lý do tất cả học sinh ở Léman được yêu cầu về khả năng bơi lội. “Chúng ta đang ở trên một hòn đảo, đúng chứ? Bạn nên học cách bơi”, giám đốc thể thao Keith Sequeira nói.
Lối lên cầu thang trở nên bắt mắt với họa tiết do học sinh in bằng tay lên tường. Giống như nhiều tòa nhà khác ở New York, trường Léman phát triển chiều dọc hơn chiều ngang, với bảy tầng nhà tiện nghi.
Một số cơ sở vật chất được cho thuê sau giờ học. Đây cũng là cách thú vị để trường kết nối với cộng đồng bên ngoài.
Video đang HOT
Trong lớp âm nhạc kỹ thuật số của thầy Ryan John, học sinh sử dụng GarageBand (ứng dụng của Apple) để tạo ra những bản remix và mashup. Léman tin rằng những lớp học này là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai của học sinh. Nếu lựa chọn nghệ thuật, các em có thể trở thành nghệ sĩ mà không theo cách truyền thống.
Trường khuyến khích học sinh nghiên cứu điện ảnh, diễn xuất, sử dụng phòng thu và phòng viết sáng tạo. Ngoài nghệ thuật, học sinh ở Léman phải thành thạo hai thứ tiếng khác tiếng mẹ đẻ.
Một lớp kịch diễn ra tại nhà hát 350 chỗ ngồi. Sống trong thủ đô văn hóa của Mỹ, học sinh Léman có cơ hội học hỏi từ nghệ sĩ chuyên nghiệp do trường chiêu mộ. Các nghệ sĩ này sống trong ký túc xá của trường và làm việc trực tiếp với học sinh.
Trường cũng mời những nghệ sĩ biểu diễn sân khấu Broadway hoặc biên đạo múa hỗ trợ học sinh thực hiện vở nhạc kịch.
Khu vực ăn uống thoáng đãng và yên tĩnh sau giờ trưa. Học sinh nội trú dùng bữa cố định ở đây vào thứ tư. Những ngày khác, họ có thể ăn ở bất kỳ đâu trong khu phố.
Trong thời gian rảnh rỗi, các em chuẩn bị cho chương trình phát thanh tin tức ngày hôm sau. Chương trình được đăng lên kênh YouTube hàng ngày và các lớp đăng cùng lúc. Một số học sinh khác đến thư viện tìm sách nghiên cứu.
Các nhà quản lý tại Léman không hạn chế học sinh với mong muốn các em sớm trưởng thành. Vì lý do này, bắt đầu từ lớp hai, học sinh tham dự buổi họp phụ huynh để cảm thấy có trách nhiệm với việc học của mình.
Không có tiếng trống nào khi học sinh rời lớp. Thay vào đó, khi giáo viên cho biết đã đến lúc chuyển sang lớp khác, học sinh rời phòng một cách trật tự. Mỗi tiết kéo dài 75 phút, mỗi ngày có bốn tiết.
Hầu hết học sinh không khóa tủ đồ. Điều này dựa trên ý thức cộng đồng mạnh mẽ và sự tin tưởng lẫn nhau.
Ký túc xá xa hoa của trường Léman nằm liền kề với các cửa hàng cao cấp như Tiffany’s và Hermès. Sinh viên ở đây thức dậy, băng qua đường, ăn pizza ở tiệm Neapolitan Pizza như một người New York thực thụ.
Từ ký túc xá, tòa nhà The Trump hiện ra trước mặt. Những học sinh nội trú 14-18 tuổi ở Léman phát triển kỹ năng sống, học cách trở thành hàng xóm tốt của những người New York khác trong khu phố.
Không có sự giám sát của bố mẹ, các cậu ấm cô chiêuhọc cách sống tập thể trong không gian sạch sẽ, gọn gàng. Bảng trong phòng sinh hoạt chung ghi lại hoạt động được lên kế hoạch cho cuối tuần. Phụ huynh có thể truy cập từ xa và biết được con mình đang ở đâu nhờ hệ thống trực tuyến do nhân viên ký túc xá cung cấp.
Video: Léman Manhattan
Học sinh sống trong phòng hai, ba hoặc bốn người, không có phòng đơn. Các em được cung cấp dịch vụ giặt là, dọn dẹp, thậm chí dịch vụ thiết lập các cuộc hẹn, chuyến bay và di chuyển tới sân bay.
Juan Pava (lớp 11) đến từ Colombia hiện sống cùng hai người bạn Nga và Nigeria, có cơ hội hiểu biết thêm về văn hóa nước bạn. “Đây là New York, là trung tâm thế giới đương đại. Tôi có rất nhiều thứ để làm ở đây, tôi đến các viện bảo tàng, xem các chương trình Broadway, opera, Philharmonic, và ballet”.
Theo VNE
Cuộc sống bên trong ký túc xá Harvard
Những người trẻ đầy đam mê cùng sống, học tập và phát triển mối quan hệ suốt đời từ căn phòng của ký túc xá Harvard.
Sống cùng phòng ở tòa Thayer Hall, Đại học Harvard (Mỹ), ba nữ sinh Kristie Colton, Georgia Seidel, và Rebecca Chen (từ trái sang phải) có một tài khoản chung trên Instagram mà gia đình và bạn bè đang theo dõi. Theo website chính thức của trường, tài khoản này có tên "Thayer 403", đăng những khoảnh khắc nổi bật về chuyến phiêu lưu của cả ba tại ngôi trường danh giá bậc nhất thế giới.
"Cả nhà tôi đều theo dõi, kể cả anh chị em họ", Seidel - người lớn lên trong một trang trại cừu không có Internet ở Australia nói.
Kristie Colton đến từ bang Utah, cho biết cô và Rebecca Chen thân thiết sau khi cùng nhau ăn kem. Chen không đồng ý: "Đó là khi chúng tôi vật tay với nhau và tôi thắng". Georgia Seidel nhận xét: "Tất cả chúng tôi đều trở thành bạn bè khi cùng tham gia CollegeFest (lễ hội lớn dành cho sinh viên ở Mỹ)".
Rebecca Chen (bang California) tiết lộ cô và các bạn cùng phòng rất thích xem chương trình truyền hình The Office bởi nhìn thấy bản thân trong một số nhân vật như Jim. Họ đều thích bày trò nghịch ngợm để chơi xỏ nhau và cùng cười đùa.
Đôi khi, họ cùng tới tiệm bánh ngọt Tatte trong trường, tiếp tục dành thời gian rảnh bên nhau.
Clifford "Scotty" Courvoisier, Kenneth Shinozuka, và Abdul Saleh có không gian riêng ở giường tầng trong Holworthy Hall. Ở với nhau từ năm ngoái, họ cùng thống nhất triết lý sống "một nhóm trở thành một cộng đồng khi mỗi thành viên khám phá bản thân mình trong những người còn lại", theo Shinozuka.
Hai người khác là Luke Xu và Sung Ahn cũng chia sẻ không gian chung trong phòng. Dù chưa quen sống tập thể, các nam sinh này cảm thấy khá thoải mái bởi bạn bè luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của mình và giúp nhau tiến bộ hơn. "Nếu loại tranh luận có lý trí và tôn trọng lẫn nhau này là tiêu chuẩn ở mọi nơi, thế giới chắc chắn sẽ tốt hơn rất nhiều", Saleh nói.
Họ ngồi vắt vẻo ở lan can bên ngoài Annenberg Hall và trò chuyện. Phía sau là Trung tâm Khoa học của Harvard. "Mỗi thứ ba, khoảng nửa đêm, chúng tôi mặc quần áo đẹp để đi mua bánh tại Tasty Burger. Đó là cách chúng tôi xây dựng một gia đình trong khi đang sống xa nhà", Saleh chia sẻ.
Các nam sinh chung phòng cùng nhau khám phá kiến thức bên trong Trung tâm Khoa học. Sự ham tìm tòi của mỗi người thách thức những người còn lại mở rộng vốn hiểu biết. Sung Ahn nhận xét: "Mọi thứ trở nên tốt hơn nhiều so với những gì tôi tưởng tượng".
Tatiana Patino (trái) và Walburga Khumalo cùng chia sẻ nơi ở trong Stoughton Hall. Patino đến từ bang Georgia, còn Khumalo là người Nam Phi. Mười phút sau khi sắp xếp nơi ở, Patino đến gần Khumalo và hào hứng nói: "Bạn cùng phòng!" Cô nhớ đã giải thích với anh trai của mình, "Bạn ấy sẽ sống với em. Em không hành động như người khác được, cuối cùng thì bạn ấy cũng sẽ phát hiện ra điều đó thôi".
Ở Harvard, Tatiana Patino và Walburga Khumalo lần đầu tiên nghe giọng địa phương của người kia. Họ dành năm đầu tiên để hiểu rõ về giấc ngủ của nhau (Khumalo là người thích dậy sớm, Patino thì không), thói quen học tập (cả hai đều thích thư viện), và thể loại phim yêu thích (Patino rất sợ các cảnh phim kinh dị, Khumalo thì không).
"Tatiana không giỏi hòa nhập với mọi người lắm", nữ sinh Nam Phi nhận xét về bạn cùng phòng, trong khi cô nỗ lực hỏi chuyện mọi người trong tòa ký túc dành cho "tân binh".
Sự gần gũi của họ thể hiện qua những nụ cười dành cho nhau. Họ có nhiều khác biệt, nhưng vẫn thắt chặt tình cảm nhờ tôn trọng sự riêng tư của đối phương. "Thật thú vị khi chúng tôi được xếp chung phòng, sau đó trở thành bạn bè, Tatiana nói.
Khumalo muốn đóng góp trong lĩnh vực khoa học môi trường và chính sách công. Cô làm việc cho viện nghiên cứu ở Nam Phi với vai trò đại sứ Liên Hợp Quốc. Trong khi đó, Tatiana muốn trở thành giáo viên. Hiện cô là điều phối viên giáo dục cho một tổ chức, đồng thời tư vấn cho các học sinh trung học về các bước chuẩn bị vào đại học.
Những người bạn cùng phòng ở tòa Wigglesworth đang ngồi ở nơi họ gọi là "hiên nhà", từ trái qua phải: Soheil Sadabadi từ Iran, Andrew Cho từ bang Arizona, Michael Shadpour từ bang California, Scott Kall từ bang Massachusetts và Arpan Sarkar từ bang Tennessee. Các chàng trai có nhiều khoảnh khắc bên nhau như hội bạn thân thời trung học.
Theo lời gửi gắm của nữ hiệu trưởng Drew Faust tới sinh viên khóa 2021, việc học tập ở Harvard diễn ra cả bên ngoài lớp học, trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè. Bà tin rằng khi sống cùng nhau một cách hài hòa, sinh viên đang trau dồi kiến thức cho bản thân.
Ngoài những lúc tập trung nghiên cứu hoặc lên thư viện, những người bạn cùng phòng không ngần ngại rủ nhau chơi bóng bàn hoặc khúc côn cầu, nhờ đó ngày càng trở nên thân thiết.
Theo VNE
Bà mẹ TP HCM kể cách con vượt qua kỳ phỏng vấn học bổng du học Mỹ Tôi nhớ có giám khảo trường trung học lớn ở tiểu bang Massachuset hỏi cháu "Nơi nào con muốn tới nhất khi tới Mỹ?" và cháu trả lời là "Harvard". Sau các kỳ thi căng thẳng, 9 trường trung học nội trú công bố con chị Nguyễn Thị Bích Hậu (TP HCM) được nhập học và cấp học bổng. Trong đó có 5...