Ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới có gì khác biệt?
Le Rosay được coi là trường học đắt nhất trên thế giới, với mức học phí hàng năm cho mỗi sinh viên khoảng 130.000 USD.
Le Rosay – ngôi trường nội trú đắt nhất thế giới.
Thụy Sĩ là nơi có một số trường độc quyền và đắt nhất thế giới. Quốc gia châu Âu này là nơi có ít nhất 10 trường có học phí hàng năm trên 75.000 USD, nhưng đắt nhất trong số đó là Le Rosay – một trường nội trú lâu đời với danh tiếng cũng như danh sách cựu sinh viên cực kỳ ấn tượng.
Có một lý do tại sao Le Rosay lại được gọi là “ trường học của các vị vua”. Bởi, vua Juan Carlos của Tây Ban Nha, Vua Fuad II của Ai Cập và Vua Albert II của Bỉ đều là sinh viên ở đây, cũng như Shah của Iran, Aga Khan và Công chúa Marie-Chantal của Hy Lạp cùng những người khác.
Bằng việc giáo dục một số gia đình nổi tiếng nhất ở châu Âu trong hơn một thế kỷ, không có gì lạ khi Le Rosay có mức học phí hàng năm hơn 130.000 USD cho mỗi sinh viên.
Được thành lập vào năm 1880 bởi Paul Carnal, Le Rosay là trường nội trú duy nhất có hai cơ sở, một khu phức hợp rộng lớn ở Le Rolle, ven Hồ Geneva, hoàn chỉnh với các hồ bơi đạt tiêu chuẩn Olympic, sân tennis, trường bắn, trung tâm cưỡi ngựa, và một phòng hòa nhạc trị giá 40 triệu bảng Anh, cũng như một khuôn viên mùa đông ở Gstaadt, nơi sinh viên dành phần lớn thời gian buổi chiều để trượt tuyết.
Video đang HOT
Trong khi cơ sở vật chất tại Le Rosay chắc chắn rất ấn tượng, tỷ lệ giáo viên trên sinh viên thậm chí còn nhiều hơn thế với 150 giáo viên trên 420 học sinh. Lớp học trung bình có ít hơn 10 học sinh, điều này đảm bảo rằng mỗi học sinh trong số họ đều nhận được sự quan tâm xứng đáng.
Ngoài mức học phí cao, môi trường học tập sang trọng, Le Rosey còn nổi tiếng với chế độ tuyển sinh chặt chẽ. Tỷ lệ trúng tuyển chỉ ở mức 30%. Học sinh đến từ khoảng 60 quốc gia. Trường không tuyển quá 10% thí sinh từ một nước.
Le Rosey cũng hợp tác với các trường đại học nhưng chỉ dành chỗ cho những người có thành tích học tập xuất sắc. Học sinh ở đây được đào tạo song ngữ Anh-Pháp và có thể học thêm tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili.
Trường khống chế tỷ lệ học sinh mỗi nước không chiếm quá 10% tổng số học sinh của trường. Việc này nhằm tránh tình trạng bè phái, gây chia rẽ.
Theo Christoph Goodin, hiệu trưởng thứ 5 của Le Rosay, học phí cao không nhất thiết mang lại lợi nhuận cao hơn cho cơ sở giáo dục, mà là sự độc lập và tự do hành động trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Dù gia cảnh giàu có tới đâu, các học viên tại Le Rosey đều cho rằng họ đang có một “cuộc sống bình thường”.
Ông Felipe Laurent, phát ngôn viên của Trường Le Rosey cho biết: Rosey là một ngôi trường đắt đỏ. Gia đình của các học viên đều có điều kiện để chi trả các chi phí. Nhưng ở đây, họ không thảo luận về dinh thự xa hoa hay xe hơi đắt tiền… Đó chỉ là những đứa trẻ bình thường với niềm vui, nỗi buồn giản dị.
Tạo nguồn nhân lực cho vùng khó
Thực hiện Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ, danh sách các xã vùng đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn đã được điều chỉnh. Theo đó vùng và nguồn tuyển sinh vào các trường nội trú của tỉnh cũng giảm theo.
Trước thực tế này, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 39 quy định vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Cô và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Đại Từ trao đổi kiến thức sau giờ học.
Đầu năm học 2021-2022, theo Quyết định số 861 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ không còn vùng tuyển sinh khi toàn huyện không còn xóm, xã vùng III, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, thực hiện theo Quyết định số 39 của UBND tỉnh, Nhà trường được tổ chức tuyển sinh đối với các em sinh sống ở địa bàn xã vùng I, vùng II. Nhờ vậy, năm học này, Nhà trường đã tuyển sinh được 90 học sinh, đủ chỉ tiêu vào lớp 6.
Cô giáo Chu Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đại Từ cho rằng: Quyết định này có tính chất mở rộng vùng tuyển sinh, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn tuyển đầu vào khi học sinh trong diện xét tuyển có nguyện vọng tiếp tục theo học.
Tương tự, tại 3 trường nội trú còn lại của tỉnh thuộc các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đồng Hỷ cũng được mở rộng vùng tuyển sinh, không chỉ giới hạn trong vùng đặc biệt khó khăn. Đến nay, các nhà trường đã tuyển sinh đủ chỉ tiêu Ngành giao.
Thầy giáo Nguyễn Đức Lợi, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Đồng Hỷ cho biết: Nhà trường rất phấn khởi khi số lượng học sinh được tuyển vào Trường đảm bảo. Như vậy, quy mô trường lớp không thay đổi, chế độ chăm nuôi được duy trì và học sinh người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa được đến trường học tập trung.
Phân tích thêm về mô hình trường nội trú, cô giáo Đỗ Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Phú Lương chia sẻ: Việc các xã được công nhận hết khó khăn, thôn, xóm thoát nghèo là rất mừng, chứng tỏ đời sống nhân dân đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống của một số hộ dân ở những vùng này chưa hẳn đã hết khó khăn, bởi từ thoát nghèo đến có cuộc sống khấm khá là một quá trình không phải ngày một, ngày hai...
Năm học 2021-2022 này, Nhà trường được tuyển từ vùng 1 theo Quyết định số 39 của UBND tỉnh là 45 em. Ngoài ra, chúng tôi còn tuyển sinh các em học sinh là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Phú Bình, T.X Phổ Yên và T.P Thái Nguyên. Đây là cơ hội tốt để các em trong độ tuổi được học tập, chăm sóc trong môi trường nội trú tập trung, hạn chế tình trạng bỏ học.
Có thể nói, chính sách mở rộng vùng tuyển sinh theo Quyết định số 39 của tỉnh là phương án kịp thời, góp phần tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời, đây cũng là chính sách tiếp tục chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra là có từ 8% số học sinh dân tộc được học trường nội trú.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh sinh viên: Dạy trò từ điều nhỏ nhất Với trẻ dân tộc thiểu số, khi bắt đầu rời xa gia đình, bản làng, trường nội trú trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em trong nhiều năm. Trường Phổ thông DTNT THCS Quế Phong tặng quà động viên học sinh lớp 6 bước vào năm học mới. Ảnh: NTCC Tiếng Việt chưa thông thạo, khác biệt văn hóa, thay đổi...