Ngôi trường mới mở ngành học phí gần 1 tỷ đồng/khóa: Nhìn mức lương thì đúng là “thả con săn sắt bắt con cá rô”
Học phí cả chương trình của ngành học này có mức phí hơn 963 triệu đồng.
Thời gian trước, Đại học RMIT mở thêm một ngành học mới là ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không. Hiện tại, ngành này đang trong quá trình tuyển sinh và sẽ bắt đầu đào tạo chính thức từ tháng 10-2021. Giống như nhiều ngành học khác của RMIT, ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không cũng có mức học phí cực đắt đỏ.
Theo thông tin từ website chính thức của nhà trường, học phí năm học 2021 của ngành này là 300.596.000 VND. Học phí cố định là 321.284.000 VND. Học phí cả chương trình (24 môn học) là 901.786.000 VND. Học phí cố định cả chương trình là 963.850.000 VND. Mức phí gần 1 tỷ đồng/khóa khiến nhiều người không khỏi choáng váng. Đồng thời cũng thắc mắc chương trình học ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không tại RMIT được đào tạo ra sao?
Trên website của RMIT đã đăng tải thông tin đầy đủ về chương trình học 3 năm và lộ trình từng học kỳ. Cụ thể như sau:
Được biết, sinh viên sẽ tham gia vào các hoạt động học tập được thiết kế để tiếp thu kiến thức, kỹ năng hiệu quả và áp dụng chúng theo cách thực tiễn nhất. Những hoạt động này thường theo dạng bài giảng, với giáo trình và tài liệu có thể truy cập trực tuyến hoặc tại thư viện trường.
Các mô hình đa dạng bao gồm workshop theo nhóm, bài tập thực hành dành cho cá nhân và nhóm, dự án (bao gồm dự án cuối chương trình), lớp thảo luận có giảng viên hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và những tiết học đào sâu kiến thức. Chương trình học này sẽ kết hợp nhiều dạng thức học tập khác nhau, bao gồm học tại giảng đường, học theo tiết, bài tập ứng dụng, học trực tiếp và học trực tuyến.
Video đang HOT
Mức lương trong ngành Hàng không khiến ai cũng phải mơ ước
Theo thông tin từ website chính thức của RMIT, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các vị trí như: Hoạch định và quản trị sân bay, Quản trị an toàn hàng không, Hoạch định, điều hành và quản trị cho hãng hàng không, Quản trị và giám sát bảo trì hãng hàng không, Chiến lược, tài chính, đường bay và dữ liệu hãng hàng không,…
Được biết Hàng không là một trong những ngành có mức lương cao nhất hiện nay. Theo số liệu năm 2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thông tin tự công bố bởi các doanh nghiệp hàng không thì một số vị trí đặc thù của ngành Hàng không do đặc thù và khan hiếm nguồn nhân lực nên có thể được trả lương tới vải trăm triệu đồng/tháng. Cụ thể như bảng dưới đây.
Như vậy, thu nhập của nhân viên Hàng không cao nhất có thể lên đến tiền tỷ/năm. Đây quả thật là mức thu nhập đầy mơ ước.
Sinh viên trả 1 tỷ cho tấm bằng cử nhân, RMIT là đại học doanh thu tốt nhất Việt Nam, bằng cả Bách khoa HN và Kinh tế Quốc dân cộng lại
Để có tấm bằng cử nhân đại học RMIT trên tay, sinh viên phải trả tối thiểu từ 1 - 1,3 tỷ đồng riêng tiền học.
Theo số liệu thống kê có thẩm định của Tiến sĩ Lê Trường Tùng (Chủ tịch HĐQT kiêm Hiệu trưởng Đại học FPT) RMIT là trường đại học có doanh thu lớn nhất Việt Nam năm 2020.
Doanh thu của đại học này đạt 1.853 tỷ đồng, bỏ xa các trường xếp sau là ĐH Bách khoa Hà Nội gần 1.100 tỷ đồng, ĐH Công nghệ TP HCM (HUTECH) 989 tỷ đồng, ĐH Cần Thơ 954 tỷ đồng...
Thậm chí doanh thu của RMIT còn tương đương với doanh thu của cả Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế Quốc dân (hai trường nằm trong số đại học lớn nhất Việt Nam) cộng lại.
Số liệu: TS Nguyễn Trường Tùng
Không quá ngạc nhiên khi mà RMIT là trường có học phí đắt đỏ nhất Việt Nam, bên cạnh những cáo tên như VinUni hay Fulbright.
Mỗi sinh viên RMIT phải đóng trung bình hơn 300 triệu đồng học phí mỗi năm (hơn 13.000 USD), tương ứng gần 38 triệu đồng cho mỗi môn học và 3,1 triệu đồng mỗi tín chỉ. Để học toàn bộ chương trình và lấy bằng cử nhân, sinh viên RMIT trả từ 900 triệu đồng - 1,2 tỷ đồng. RMIT cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ sau đại học với mức giá từ 205 - 410 triệu đồng; đào tạo chương trình Thạc sĩ giá khoảng 615 triệu đồng; đào tạo Tiến sĩ từ 300 - 400 triệu đồng mỗi năm.
So với trường xếp thứ hai về doanh thu là Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí chương trình chuẩn cho sinh viên chỉ từ 22 - 28 triệu đồng/năm. Trong khi đó, các chương trình có học phí cao nhất cũng chỉ khoảng 80 triệu đồng/năm.
Học phí chương trình Đại học của RMIT (2021)
RMIT Việt Nam là một cấu phần của RMIT Melbourne, cơ sở giáo dục bậc cao lớn nhất của Úc. Các chương trình đào tạo chính của đại học này gồm kinh doanh, công nghệ, truyền thông, thiết kế, thời trang và mới nhất là đào tạo chuyên ngành hàng không.
Năm 1998, Đại học RMIT được chính phủ Việt Nam mời đến thành lập đại học quốc tế đầu tiên trong nước. Hai năm sau đó, Đại học RMIT chính thức được thành lập tại TP HCM. Hiện tại, RMIT có cơ sở giảng dạy tại ba thành phố lớn nhất Việt Nam (TP HCM - Hà Nội - Đà Nẵng), đã đào tạo tốt nghiệp hơn 15.500 sinh viên trong vòng 20 năm qua.
Năm 2020, RMIT Việt Nam ghi nhận hơn 9.300 người theo học, tăng gần 21% so với năm trước đó. Trong năm đại dịch, RMIT cho biết đã chuyển hướng sang mô hình giảng dạy từ xa, qua đó vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động cao. RMIT Việt Nam đạt mức lợi nhuận xấp xỉ 300 tỷ đồng, tăng trưởng 28%.
Cho dù bị gián đoạn trong học kỳ 1 cho ảnh hưởng COVID-19, lượng tuyển sinh chương trình đại học vẫn tăng 9%. Bên cạnh đó, RMIT Việt Nam cho biết đã tiết kiệm được 1% chi phí hoạt động.
Kể từ khi chính thức hoạt động tại Việt Nam, đại học RMIT đã dành khoảng 2 triệu đô la Australia (35 tỷ đồng) trao học bổng cho các sinh viên.
Nhiều sinh viên đại học RMIT hiện đang là những ngôi sao nổi tiếng showbiz, có thể kể đến như ca sĩ Chi Pu, streamer Cris Phan, hoa hậu Mai Phương Thúy, diễn viên Tăng Thanh Hà...
Hoa hậu Mai Phương Thúy, cựu sinh viên ĐH RMIT Việt Nam
Học phí mới ngất ngưởng của các trường quốc tế tại TP.HCM: Học một năm bằng người ở quê nuôi con đến 20 tuổi, năm nào cũng điều chỉnh tăng dần đều Năm học 2021 - 2022, phần lớn các trường quốc tế tại TP.HCM đều thông báo sẽ điều chỉnh học phí theo hướng tăng so với năm học trước đó. Câu chuyện tăng học phí của một trường tư thục tại TP.HCM trước năm học 2021 - 2022 khiến hơn 1000 phụ huynh ký vào đơn kiến nghị mới đây lại khiến chủ...