Ngôi trường ‘lạ’ cho trẻ thơ
Là mô hình giáo dục giống như ngôi nhà nhỏ của trẻ thơ, tại trường ngoại khóa Tomato không có quang cảnh trẻ em ngồi học bên những dãy bàn ghế ngay ngắn cũng như không có bảng đen và phấn trắng.
Nằm ở quận trung tâm của TP HCM, trường ngoại khóa Tomato giống như một ngôi nhà xinh xắn cho trẻ thơ, bức tường được làm nên bởi nhiều ô cửa sổ màu sắc. Mỗi phòng học và phòng sinh hoạt của các bé như một tác phẩm origami kỳ công, được trang trí từ giấy mỹ thuật, cây khô, sợi len,… thiết kế theo những chủ đề ngộ nghĩnh. Những đám mây lơ lửng thả xuống từ trần nhà giúp không gian toát lên vẻ gần gũi, ấm áp. Các chi tiết trang trí này là tác phẩm làm bằng tay do một nhóm giáo viên và sinh viên mỹ thuật thực hiện với chủ đích truyền cảm hứng và kích thích óc sáng tạo của trẻ nhỏ.
Mỗi phòng học và phòng sinh hoạt của các bé như một tác phẩm origami kỳ công.
Những lớp học của Tomato diễn ra trong một không khí nhiều màu sắc. Không lớp học nào giống nhau: lớp tràn ngập tiếng cười đùa, lớp chạy nhảy huyên náo, lớp học chăm chú nghe giảng. Cô Uyên Phương, Giám đốc đào tạo của trường cho biết: “Chúng tôi cho rằng, việc học trước hết là phải vui, nên sử dụng nhiều phương pháp sinh động như kể chuyện, diễn kịch, trò chơi nhóm, thí nghiệm thực tế khơi gợi hứng thú cũng như khuyến khích các em tự do thể hiện trong lớp. Nhưng vui thôi không đủ, giờ học sẽ giúp các em trở nên tự chủ, trách nhiệm hơn, rèn cách sinh hoạt trong một tập thể, tập trung và chú ý lắng nghe trong lớp học, cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh. Tomato là một ngôi nhà giống như trường”.
Tomato là một ngôi nhà giống như trường.
“Không ít trẻ em lớn lên trong trạng thái đỏ vỏ xanh lòng: năng lực trí tuệ chưa chắc tương đồng với kết quả học, sự vượt bậc ở trường lớp chưa chắc đảm bảo thành công khi lớn lên, có IQ cao nhưng chưa chắc có tâm hồn, tính cách đẹp. Cần làm sao để giúp các em được phát triển hài hòa, cân bằng cả trong lẫn ngoài như cà chua đỏ cả vỏ, đỏ cả lòng”.
Video đang HOT
Ra mắt vào đầu năm 2013, mỗi tháng Tomato tiếp nhận đều đặn hàng trăm trẻ em học tập và sinh hoạt tại trường. Các sản phẩm giáo dục của Tomato bổ sung cho trẻ những tính cách, giá trị, kỹ năng sống thiết yếu, phương pháp tư duy, kỹ năng học tập để trẻ biết cách học hiệu quả và hứng thú hơn thông qua các chương trình: “Bé thông minh cảm xúc”, “Bé vào lớp 1 tự tin và vững vàng”, “Sơ đồ tư duy cho trẻ em”. Tất cả đều là chương trình quốc tế được mua bản quyền và điều chỉnh phù hợp với trẻ em Việt Nam.
Sự chăm chút và tính mới mẻ trong mô hình hoạt động của ngôi trường cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Những xu hướng giáo dục mới cho trẻ em ngày càng xuất hiện nhiều hơn tại Việt Nam, góp phần mang đến những phương thức mới để các bậc phụ huynh và những nhà giáo dục có thêm nguồn tham chiếu hữu ích trong việc đổi mới cách dạy và học cho trẻ.
Theo VNE
Quả thận nối lại cuộc đời trẻ thơ
Đây không chỉ là ca mổ lấy, ghép thận mà là nối lại một cuộc đời trẻ thơ, thắp lên hy vọng sống và tương lai tươi sáng cho một cháu bé.
12 giờ 30, quả thận của người cậu Dương Quang Phơi đã chính thức được ghép nối cho người cháu Dương Ngọc Minh (10 tuổi). Sau một giờ, dòng máu đào tiếp tục lưu thông tạo nên sự sống kỳ diệu cho một đứa trẻ mà trước đó tưởng chừng như không còn hy vọng vì bệnh tật hiểm nghèo.
Tỉ mỉ trên từng vết cắt, mối nối
Từ 8 giờ sáng 6/5, êkíp bác sĩ BV Chợ Rẫy gồm GS.TS Trần Ngọc Sinh, nguyên Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu; TS.BS Phạm Hồng Trường, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, BV Chợ Rẫy đã có mặt tại phòng mổ BV Nhi đồng 2 để lấy quả thận trên người anh Phơi, cậu của cháu Minh. Lúc này, anh Phơi cũng đã được đưa vào phòng mổ để gây mê.
9 giờ 15, các bác sĩ tiến hành nội soi cắt quả thận phải, đồng thời mổ một đường nhỏ bên hông để lấy quả thận ra. Trong lúc quả thận được lấy ra và rửa sạch, người cậu được khâu vết mổ, đưa vào phòng hồi sức và dần tỉnh thì đứa cháu đang nằm trên bàn mổ, gây mê, mở bụng để sẵn sàng đón nhận quả thận của người cậu.
12 giờ 20, ThS-BS Phạm Ngọc Thạch, Phó khoa Ngoại niệu, BV Nhi đồng 2 bắt đầu nối động mạch, tĩnh mạch và đường niệu quản từ quả thận của người cậu vào cơ thể cháu Minh. Hơn 1 giờ 30 phút thao tác, trái thận mới đã được tưới máu và bắt đầu hoạt động. Nước tiểu cũng có dấu hiệu chảy ra. 14 giờ 30, bệnh nhi đã được đóng ổ bụng, khâu hoàn thiện vết mổ và chuyển ra phòng hồi sức.
Bệnh nhi Ngọc Minh đang được hồi sức. Ảnh: TÙNG SƠN
Ca mổ thành công sau năm giờ lấy và ghép thận. Êkíp phẫu thuật vui mừng vì đó không chỉ là một ca mổ lấy và ghép thận mà là nối lại một cuộc đời trẻ thơ, thắp lên niềm hy vọng sống và tương lai tươi sáng cho cháu bé. Đồng thời, việc này còn mang đến niềm vui cho gia đình và sự tin tưởng, kỳ vọng của xã hội đối với ngành y.
Dự trù xử lý mọi khó khăn
BS Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận-Nội tiết, BV Nhi đồng 2, cho biết khó khăn lớn nhất của ca này là sau ghép có thể bệnh cũ tái phát trở lại trên thận mới. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra thì bệnh viện cũng có cách để điều trị. Ngoài ra, bệnh viện cũng đã chuẩn bị tốt các phương pháp hiện đại để xử trí nếu có thải ghép như thay huyết tương. Bệnh nhi Ngọc Minh sẽ nằm phòng hồi sức khoảng ba ngày, sau đó chuyển về khoa Thận-Nội tiết theo dõi tiếp.
"Ghép thận trên trẻ nhỏ, khó khăn là trái thận cho của người lớn (nặng khoảng 120 g) rất to. Do vậy đối với trẻ lớn thì đặt quả thận cho như người lớn là nằm ở thắt lưng, còn trẻ nhỏ (dưới 10 kg) thì đặt thận trong ổ bụng và mạch máu cũng nhỏ nên nối khó hơn", BS Thúy nói.
GS Trần Ngọc Sinh cho biết với những ca bình thường, ông sẽ chỉ hướng dẫn cho học trò làm nhưng trong trường hợp lấy thận lần này, ông thực hành để học trò xem kỹ thuật mới, đó là cắt sao cho những mạch máu, niệu quản được an toàn.
Nguyên lý của mổ lấy thận là chừa lại trái thận tốt hơn và cắt quả thận kém hơn để bảo toàn người cho, đó là triết lý nhân đạo. Thông thường những người tay nghề chưa cao sẽ mổ lấy thận bên trái. Việc lấy thận phải khó hơn do tĩnh mạch chủ thận phải rất ngắn, phải làm sao cho đủ dài để nới. Nếu lấy không tốt sẽ làm biến chứng hoại tử niệu quản. Nếu niệu quản bị biến chứng (tỉ lệ 1%-2%), hoại tử phải mổ nối lại sẽ khiến tình trạng bệnh nhân tệ hơn. "Ngoài ra các nước tiên tiến người ta nội soi lấy thận xuyên qua đường ruột, còn tôi sau khi cắt quả thận sẽ lấy qua đường mổ bên hông, không đụng ruột nên rất dễ và bệnh nhân mau hồi phục", GS Sinh nói.
TS.BS Trương Quang Định, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 2, cho biết trong hai ngày 6 và 7/5, bệnh viện tiến hành ghép thận cho hai bệnh nhi. Đây là ca ghép thận thứ 11 và 12 tại bệnh viện.
Trường hợp thứ nhất, bệnh nhi Dương Ngọc Minh 10 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối do hội chứng thận hư kháng thuốc từ sáu tháng nay, đang chạy thận nhân tạo tại BV Nhi đồng 2. Người cho là cậu ruột của bé là Dương Quang Phơi, 44 tuổi (Cần Thơ).
Hôm nay, ngày 7/5, bệnh nhi Võ Bá Minh, 11 tuổi (bị suy thận giai đoạn cuối do bệnh thiểu sản thận bẩm sinh, đang thẩm phân phúc mạc tại BV Nhi đồng 2 từ bốn tháng qua) cũng được ghép thận. Người cho thận là mẹ (37 tuổi).
Cũng theo BS Định, hai ca ghép thận lần này nằm trong chương trình ghép tạng chung của BV Nhi đồng 2. Bệnh viện đang chuẩn bị cơ sở vật chất và nhân lực, hướng đến là trung tâm ghép tạng nhi cho TP.HCM và khu vực phía Nam. Hiện tại bệnh viện chủ yếu ghép tạng trên người cho sống nên nguồn nhận rất hạn chế. Do vậy, hướng phát triển tiếp theo của bệnh viện là ghép tạng từ người cho chết não để cứu sống nhiều trẻ em hơn.
Khoa Thận-Nội tiết, BV Nhi đồng 2 hiện quản lý 500 trẻ bị hội chứng thận hư. Trong số đó, 10%-20% kháng thuốc dẫn đến suy thận. Lượng bệnh nhi nội trú là khoảng 70-80 ca.
Nguồn: Pháp luật TP
Theo Báo Đất Việt
Vô sinh thì làm gì có con Câu nói lạnh lùng, vô tình của chồng khiến nước mắt tôi chảy dài, mặn đắng. "Đừng &'diễn' nữa, nó không phải con tôi". Câu nói lạnh lùng, vô tình của chồng khiến nước mắt tôi chảy dài, mặn đắng. Tai tôi ù đi. Không! tôi không tin chồng lại có thể đối xử tàn nhẫn và buông lời xúc phạm tôi nặng...