Ngôi trường “kỳ lạ”
Đó là Trường tiểu học An Phú Tân D (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh). Sau hơn 30 năm không có nhà vệ sinh, ngôi trường được đầu tư xây dựng mới, đạt chuẩn thì lại không có điện nước, không có đường vào dẫn đến lắm chuyện dở khóc dở cười.
Nhà vệ sinh tạm trước sân trường – Ảnh: Sơn Bình
Nếu không phải dân địa phương sẽ không biết Trường tiểu học An Phú Tân D ơ đâu cho du co đưng cach trương chuc met, bơi chi thây các em học sinh đi hoc nhưng lai chen nhau đi vào cổng trạm y tế xã An Phú Tân rồi mất hút…
Che bạt đi vệ sinh trước sân trường
Từ cổng trạm y tế đi sâu vào bên trong là ngôi trường xây mới khang trang nằm giữa khu vườn rộng lớn. Xung quanh ngôi trường là nhà của nhiều hộ dân. Trước sân trường có tấm bạt nhựa quây lại dùng làm “nhà vệ sinh” cho các em học sinh. Vài học sinh nam nữ ra vô nơi này. Vừa bước vào sân trường chúng tôi đã phải bịt mũi bởi mùi hôi bốc lên nồng nặc.
“Trường giờ chưa có cổng phải đi tạm qua trạm y tế nên nhiều phụ huynh bức xúc bởi theo họ ngày nào cũng đi như bị bệnh. Điện nước chưa có khiến việc đi vệ sinh của học sinh gặp khó khăn. Thương học trò nên tôi dẫn sang nhà người dân mỗi khi các em có nhu cầu” – thầy Trân Thanh Tân nói.
Nhắc đên chuyện nay, cô Hoàng Thị Bích Tuyền ngại ngùng chỉ tay ra nhà vệ sinh tạm trước sân trường nói: “Nam thì đỡ, còn nữ thì kỳ lắm, tôi khuyên các bạn nam thấy bạn nữ vào trong thì đừng vô”.
Thấy nhiều học sinh đi lang thang để giải quyết nhu cầu, bà Võ Thị Mỹ A, bán hàng rong quanh trường, vừa thương vừa giận nhà trường. Bà Mỹ A có hầm nuôi cá gần trường nên làm tạm hai cầu tõm để “các em và thầy cô giải quyết nhu cầu”. “Tội nghiệp lắm, mới đây có học sinh đau bụng chạy không kịp nên “tuôn ra” ngay tại lớp. Trường phải gọi cha mẹ em đến để đưa học sinh về nhà. Tôi làm hai cái cầu tõm nuôi cá để các em có chỗ mà đi” – bà Mỹ A chia sẻ.
Tại ông chủ tịch Hội nông dân?
Ông Nguyễn Hoàng Khởi, quyền chủ tịch xã An Phú Tân, cho biết do Trường tiểu học An Phú Tân D cũ đã xuống cấp, không còn an toàn cho học sinh nên phải xây trường mới. Do đất trường cũ còn tranh chấp nên lãnh đạo huyện chỉ đạo tìm đất mới để xây dựng. Tuy nhiên do vưa xây dựng xong lai vướng giải tỏa đền bù, chưa xây được đường đi cũng như cổng vào nên mới phát sinh nhiều chuyện.
Ông Lưu Văn Nhạnh, chánh văn phòng UBND huyện Cầu Kè, cho biêt huyện làm chủ đầu tư xây dựng Trường tiểu học An Phú Tân D. Việc chọn mặt bằng, giải tỏa đền bù huyện đã tiến hành làm phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên do trục trặc trong việc giải tỏa đền bù, con đường theo thiết kế ban đầu chưa thực hiện được nên mới tạm xin trạm y tế xã cho đi nhờ vào trường. Từ việc chưa có đường vào nên chưa thể mắc điện và nước sinh hoạt cho giáo viên và học sinh.
Khi được hỏi đã giải quyết phù hợp sao lại gặp trục trặc, ông Nhạnh cho biết có chuyện tế nhị rằng phần đất trên liên quan đến ông chủ tịch Hội Nông dân huyện Cầu Kè. Ông nay đã nhận đủ tiền đền bù nhưng khi xuống mở đường thì gia đình ông cho rằng không hề biết chuyện “đền bù” nên không cho xây dựng. “Lãnh đạo huyện đã xử lý ông chủ tịch Hội Nông dân huyện rồi” – ông Nhạnh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thành Nguyện, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Trà Vinh, cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều trường chưa có nhà vệ sinh vì nhiều lý do. Còn chuyện liên quan đến Trường tiểu học An Phú Tân D, ông Nguyện xác nhận đã biết vụ việc và đang cùng các cơ quan chức năng giải quyết để học sinh yên tâm đến trường.
Nguy hiêm
Ngoài chuyện chưa có điện nước, đường đi, Trường tiểu học An Phú Tân D tuy mới xây dựng nhưng bị nứt nẻ nhiều nơi, chỉ cần dùng tay có thể gỡ đươc phần ximăng tô ngoài ở góc cạnh các trụ cột. Nhiều giáo viên của trường cho biết cách đây hơn một tháng, tai một lớp học laphông rơi xuống nhưng may mắn xảy ra ban đêm. Giáo viên còn cho biết một công nhân tham gia xây dựng trường đã cảnh báo mọi người đừng đứng gần các tấm thông gió trước hiên lớp học vì các thanh ximăng này có thể rớt xuống! Chúng tôi tìm gặp người xây dựng trên và anh này xác nhận là có cảnh báo với các thầy cô như vậy. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Phong, phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết chưa nghe báo cáo vụ việc, nếu sự việc như Tuổi Trẻ thông tin ông sẽ cho kiểm tra và xử lý sớm.
Theo Tuoitre
ĐH Cần Thơ - ngôi trường nổi tiếng nhất nhì vùng sông nước
Không chỉ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm, trường còn là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng.
Tiền thân của Trường Đại học Cần Thơ là Viện Đại học Cần Thơ, thành lập năm 1966. Trải qua gần 50 năm hoạt động, trường đã đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp dạy và học. Hiện nay Trường đào tạo 76 chuyên ngành đại học, 28 chuyên ngành cao học 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh và 1 chuyên ngành cao đẳng.
Từ cổng ngoài, khu nhà đầu tiên đã hút mắt người tham quan bởi sự khan trang
Giảng đường khoa Công nghệ
ĐH Cần Thơ là trường ĐH có cơ sở vật chất tối tân nhất đồng bằng sông Cửu Long, với 3 khuôn viên tổng cộng gần 100 ha - lớn nhất nhì Việt Nam. Cụ thể: khu I nằm trên đường 30/4, quận Ninh Kiều, khu II nằm trên đường 3/2 là khu lớn nhất tập trung nhiều khoa, các nhà học, viện nghiên cứu, các công trình học tập, ăn ở..., khu III là khuôn viên của khoa Công nghệ thông tin nằm đối diện với công viên Lưu Hữu Phước, quận Ninh Kiều.
Một khu kí túc xá được xây mới khan trang
Ngoài ra, trong khuôn viên trường còn có cả khu thực nghiệm sinh học để học sinh, sinh viên có thể thực hành nghiên cứu. Những khu kí túc xá khan trang với đầy đủ tiện nghi, nhà ăn cũng được đưa vào hoạt động nhằm tạo môi trường sinh hoạt tốt nhất cho các sinh viên của trường.
Khu nhà ăn sang trọng
Những khu giảng đường rộng thênh thang
Kí túc xá
Vườn thực nghiệm
Theo TTVN
Thầy hiệu trưởng của ngôi trường 'Đinh kinh hoàng' Đó là TS Nguyễn Tùng Lâm người đã gắn bó với ngôi trường đặc biệt gồm những học sinh cá tính và quậy phá - THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - trong 25 năm qua. Nhiều năm trước, học sinh Hà Nội thường gọi trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng là "Đinh kinh hoàng" bởi nơi đây quy tụ nhiều học...