Ngôi trường khuyến học
Trường tiểu học Hựu Thành B (xã Hựu Thành, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) nằm ở vùng sâu, vùng có nhiều người Khmer sinh sống. Thế nhưng, nhờ nhà trường có nhiều cách giúp đỡ thiết thực nên suốt 5 năm qua, không hề có học sinh (HS) nào bỏ học.
Chưa tới ngày tựu trường nhưng nhiều thầy cô và HS vẫn tranh thủ thời gian đến dọn cỏ, đắp liếp trên khu đất rộng chừng 300 m2 phía sau trường để trồng rau giúp các bạn học sinh nghèo. Cô Nguyễn Ngọc Thùy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hựu Thành B, vui vẻ nói: “30 liếp rau này vừa bán được tiền vừa phục vụ bữa ăn cho các em học bán trú. Đây là vườn rau do chính tay các học sinh trồng và chăm sóc. Hằng ngày, khi tiếng trống tan trường vừa dứt, các em lại tranh thủ đến liếp rau của lớp mình để nhổ cỏ, bắt sâu. Chúng tôi rất vui vì các em vừa chăm chỉ, vừa biết quan tâm tới các bạn nghèo khó”…
Những liếp rau xanh mướt là thành quả lao động sản xuất của các em Trường tiểu học Hựu Thành B – Ảnh: Thanh Đức
Thấy quanh trường còn nhiều đất trống, cỏ mọc um tùm, cô Thùy lại phát động phong trào “Trồng rau gây quỹ Đội”. Phong trào này đã giúp các em hiểu được giá trị của sức lao động; biết lấy tiền để giúp đỡ các bạn nghèo và mua xà bông rửa tay để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các em có thể “đi thực tế” tại vườn trường, biết được cây gì có thể ăn lá, củ. Với 300 m2 đất, cô Thùy chia ra làm 30 luống (mỗi lớp 2 luống) để các giáo viên, HS trồng các loại cây khác nhau như: khoai lang, cà, đậu phộng, rau muống. Trước mỗi vụ, cô tổ chức buổi họp để thống nhất nên trồng cây gì thích hợp…
Video đang HOT
Nhận thấy mô hình chăn nuôi khá gần gũi với vùng nông thôn, cô tiếp tục phát động phong trào mót lúa nuôi gà. Hằng tháng, tổ chức đến từng gia đình kiểm tra, thấy các bạn nào nuôi tốt thì biểu dương để các em khác “bắt chước” về nuôi tốt hơn. Lúc đầu, nhiều phụ huynh nghĩ “chỉ là làm chơi”, không ngờ khi bán gà các em có thể trích 1 phần để giúp đỡ các bạn khó khăn, mua bảo hiểm hoặc sách vở và đặc biệt là tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Lúc đầu, số gà chỉ có 20 con, nay đã tăng lên gần 100 con gà, vịt.
Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: “Nuôi heo đất”, “Bát gạo tình thương”. Hiện nhiều phong trào giúp nhau vượt khó, học giỏi của Trường tiểu học Hựu Thành B đã lan sang các trường lân cận như Trà Côn A, Thới Hòa A… “Những mô hình này đã gây quỹ giúp các em xóa bỏ mặc cảm nghèo khó, không bỏ học. Đồng thời, góp phần giáo dục ý thức thực hành tiết kiệm cho các em, hướng các em tới những việc làm bổ ích để sau này trở thành người công dân tốt”, cô Thùy tâm sự.
Với những sáng kiến của mình, cô Nguyễn Ngọc Thùy đã được Bộ GD- ĐT tặng bằng khen “Cán bộ quản lý giỏi cấp tiểu học toàn quốc” và được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Theo TNO
63 tuổi trốn vợ đi thi đại học
Đó là thí sinh Nguyễn Văn Minh (63 tuổi), trú tại phường 1, TP.Đông Hà (Quảng Trị), vừa trốn vợ con đi thi ĐH lần thứ 5 tại Huế.
Gặp ông Minh tại điểm thi ĐH Nông Lâm Huế khi ông vừa hoàn thành môn văn (khối D) vào ngành sư phạm tiếng Pháp của ĐH Ngoại ngữ Huế, chúng tôi được biết, ông Minh có 3 người con thì cả 3 đều đã tốt nghiệp ĐH.
Trước đây, ông từng học trung cấp Sư phạm An Cựu (Thừa Thiên Huế). Sau khi ra trường, ông làm giáo viên tiểu học. Đến năm 1988, vì lý do sức khỏe ông phải về hưu sớm rồi xin làm bảo vệ tại Đài Truyền thanh Quảng Trị cho đến nay.
Đam mê sự học từ nhỏ nên hàng ngày, với công việc bảo vệ không quá bận rộn, ông Minh lại đem sách vở ra tự học. Ông thường mua bộ đề câu hỏi về nghiên cứu, tự giải, câu nào khó ông nhờ con cái bày vẽ.
Thí sinh Nguyễn Văn Minh.
Ông Minh cho biết, năm 2008, ông thi vào ngành kiến trúc thuộc ĐH Khoa học Huế nhưng không đỗ. Đến năm 2010, ông đăng ký dự thi vào ngành vật lý ĐH Khoa học Huế nhưng vì đau răng nên đành bỏ thi. Năm 2011, 2012 ông tiếp tục dự thi vào ngành vật lý, nhưng lại trượt.
4 năm trời đeo đuổi thi khối A không đậu, năm nay ông Minh thay đổi "chiến thuật", chuyển qua thi khối D, vào ngành sư phạm tiếng Pháp của ĐH Ngoại ngữ. "Khi nghe tôi tiếp tục đi thi ĐH, vợ con phản đối kịch liệt, một vài người hàng xóm còn nói tôi là thằng dở hơi, điên điên. Nhưng thực ra, tôi quyết tâm thi đỗ ĐH vì tôi mê cái sự học thôi" - ông Minh tâm sự.
Để có lộ phí đi thi, mỗi ngày ông Minh giấu vợ, dành ra 500 - 1.000 đồng, ngày nào nhiều thì 2.000 đồng bỏ vào heo đất. Kỳ thi ĐH năm nay, ông có khoản tiền 300.000 đồng để vào Huế "vượt vũ môn". Để tiết kiệm chi phí, ông đem theo 5 ổ bánh mì không để ăn trong 2 ngày thi. Sợ bị mất tiền, ông đã gửi 200.000 đồng cho bác bảo vệ ĐH Nông lâm để hàng đêm lang thang quanh khu vực thi, tiện chỗ nào ngủ chỗ đó.
Tham gia kỳ thi ĐH năm nay, ông Minh xác lập hai kỷ lục, là thí sinh lớn tuổi nhất, đồng thời là thí sinh có số lần đi thi ĐH nhiều nhất tại Huế.
"Kỳ thi năm nay tôi làm bài cũng tạm ổn, được nhất là môn văn. Hy vọng năm nay tôi sẽ đậu ĐH. Nếu không đậu, sang năm tôi sẽ vào Đà Nẵng thi" - thí sinh đặc biệt này quả quyết.
Theo Danviet
Khánh thành ngôi trường Đèn Đom Đóm thứ 9 Vừa qua, lễ khánh thành trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Ia Piar huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã diễn ra trong sự hân hoan vui mừng của các thầy cô và học sinh của trường, với sự tham dự của chính quyền địa phương và đại diện công ty FrieslandCampina Việt Nam. Đây là ngôi trường thứ 9 được chương trình...