Ngôi trường ‘học mà chơi’ phá bỏ khái niệm cũ về giáo dục
Sau Học viện Khan trên Internet nổi tiếng toàn cầu, Sal Khan mở ngôi trường thực sự với quan niệm học sinh làm chủ.
Sal Khan (người Mỹ gốc Bangladesh) nổi tiếng thế giới khi thành lập Học viện Khan (Khan Academy), trang web phi lợi nhuận cung cấp mọi kiến thức từ nghệ thuật, lịch sử cho đến lập trình máy tính. Không chỉ thế, Khan đi đầu trong đổi mới giáo dục với ngôi trường Khan Lab ở Mountain View, California (Mỹ).
Được thành lập năm 2014, đây là nơi học sinh 5-14 tuổi cùng học tập, không phân lớp. Năm học 2017-2018, Khan mở rộng cho học sinh trung học.
Danish Kurani, nhà sáng lập công ty kiến trúc Kurani – đơn vị thiết kế và xây dựng Khan Lab, trả lời trên Business Insiderngày 6/10 rằng ý tưởng của ngôi trường này là kết hợp thí nghiệm với giáo dục, do đó bạn có thể cảm nhận rõ sự pha trộn giữa trường học với phòng thí nghiệm.
Trường có những cửa sổ để theo dõi các thí nghiệm đang diễn ra, phòng họp nhỏ, không gian chung và khu vực cà phê.
Học sinh có thể tụ tập trong những không gian thoải mái, cùng nhau thảo luận hoặc giải đố. Tại Khan Lab, học sinh được chia nhóm không theo độ tuổi mà theo cấp độ kỹ năng trong các lĩnh vực.
Gần đây, một nghiên cứu trên 36.000 học sinh cho thấy phương pháp học tập cá nhân hóa giúp cải thiện điểm số các bài kiểm tra chuẩn hóa môn Toán và Đọc hiểu so với cách học truyền thống. Phương pháp này giáo viên đóng vai trò giảng bài, trong khi học sinh tự quản lý việc học và hệ thống nội dung với sự trợ giúp của công nghệ.
Video đang HOT
Các em cũng có thể leo lên ngồi trên giá sách trong thư viện để tập trung đọc mà không sợ bị ai làm phiền.
Quan điểm giáo dục ở Khan Lab là mặc dù sự hợp tác rất quan trọng, mỗi học sinh cũng cần xây dựng tính độc lập.
Trường có rất nhiều “phòng thí nghiệm” (lab) dựa vào hoạt động mà học sinh tham gia. Make Lab là nơi học sinh thiết kế, xây dựng và thử nghiệm; Ideate Lab để “luyện não”, Chat Lab là nơi thảo luận các ý tưởng và giải quyết vấn đề.
Với vai trò của công nghệ trong quá trình học tập, thiết kế của Khan Lab không nặng nề và gò bó. “Hiện học sinh sử dụng iPad, Chromebook, màn hình kỹ thuật số. Khi công nghệ thay đổi, cơ sở hạ tầng cũng phải phù hợp”, Kurani nói.
Phương châm của Khan Lab là “Mọi người đều là giáo viên. Mọi người đều là học sinh”. Hàng trăm giáo viên ghé thăm trường mỗi năm và ấn tượng với nguồn cảm hứng tích cực. Họ được khuyến khích chia sẻ phát hiện về đổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của học sinh.
Không gian dành cho giáo viên tạo cảm giác thoải mái như đang ở nhà.
Dù chỉ đang phục vụ khoảng 100 em, mô hình trường Khan Lab này có thể áp dụng cho số lượng học sinh lớn hơn rất nhiều.
Nhiều người nhận xét việc các trường học ở Mỹ đi theo xu hướng này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo VNE
Hiệu trưởng Anh kể chuyện dạy học trong vườn trường
Từ một khu vườn, giáo viên có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho nhiều môn học, giúp tăng hiệu quả học tập và khiến trẻ hạnh phúc hơn.
Tim Baker, hiệu trưởng trường tiểu học Charlton Manor (London), một trong hàng nghìn trường tham gia Chiến dịch Vườn trường của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (RHS) chia sẻ trên The Guardian ngày 29/9 về tác động của khu vườn trong việc phát triển kỹ năng học tập của trẻ.
Đó là năm 2004, khi tôi quyết định xây dựng khu vườn tại trường tiểu học Charlton Manor, tận dụng khu đất bỏ hoang trong khuôn viên. Tôi đã đọc nhiều tin tức cho thấy trẻ thiếu kiến thức về nguồn gốc của thức ăn, không hề cảm nhận được sự liên quan giữa xã hội và thực phẩm. Lý do vô cùng rõ ràng: Chúng ta đã không còn giáo dục con trẻ về thực phẩm trong trường học như trước.
Tôi nhận thấy khu vườn là cơ hội để trẻ được học một cách thực tế trong bối cảnh ngoài trời, hiểu về tầm quan trọng của việc ăn trái cây và rau củ. Nhưng tôi còn muốn sử dụng nó để đề cập đến các chủ đề khác: chu kỳ sống, thực vật hạt kín, hiện tượng thụ phấn, đặc điểm thích nghi, hình thành kỹ năng viết sáng tạo và viết báo cáo. Tôi tin rất nhiều môn học có thể được dạy hiệu quả trong một khu vườn, kích thích mức độ hoạt động của học sinh và khuyến khích làm việc theo nhóm.
Khu vườn dần trở thành trọng tâm trong chương trình giảng dạy tại trường tiểu học của thầy Tim Baker. Ảnh: Alamy
Với nhiều giáo viên phải đối mặt với những câu nói của trẻ như "Đó không phải lỗi của em" hoặc "Không phải chỉ mình em làm", đây là cơ hội để phát triển tinh thần trách nhiệm của chúng. Chúng tôi đưa trẻ ra khu vườn địa phương để truyền cảm hứng, giúp chúng hình dung vườn trường cần có những gì. Từ đó, chúng lên ý tưởng về khu vực trồng trái cây và rau củ, hồ nước tự nhiên với cây cầu vắt ngang qua để ngắm cảnh, quan sát cuộc sống của cá và chim muông. Ngoài ra, một nhà kính được thiết lập trong mê cung, giúp tạo ra vẻ bí hiểm cho khu vườn.
Bốn năm sau, làm vườn trở thành một phần trọng tâm trong chương trình giảng dạy của chúng tôi. Khi làm bài tập viết sáng tạo về kho báu được chôn giấu, học sinh ra vườn ngắm cảnh và lắng nghe âm thanh từ thiên nhiên. Trong tiết Toán, các em đo lường mảnh vườn hoa thay vì dựa vào hình vẽ thu nhỏ trong sách giáo khoa. Chúng tôi cũng vẽ các biểu đồ và đồ thị bằng cách đo hạt hướng dương nảy mầm, ghi chép thông tin thời tiết từ trạm khí tượng và ảnh hưởng của nó.
Đây không hề là nhiệm vụ dễ dàng. Lúc đầu, chúng tôi phải vật lộn tìm kiếm giáo viên đồng quan điểm, bởi nhiều người lo ngại hành vi của trẻ sẽ trở nên tệ hơn. Họ tin rằng một đứa trẻ cư xử kém trong lớp sẽ ngỗ nghịch hơn khi được cho ra ngoài. Nhưng một khi bắt đầu sử dụng khu vườn cho việc dạy học, những giáo viên này nhận ra sự thay đổi tích cực của học sinh. Các em sẵn sàng làm việc nhóm, nhận nhiệm vụ riêng và cùng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cây xanh.
Chúng tôi phải tìm cách kêu gọi tài trợ và may mắn đủ kinh phí để thuê một kiến trúc sư cảnh quan. Trường cũng trích tiền quỹ để tuyển một nhân viên làm vườn toàn thời gian, trả lương theo tỷ lệ nhân viên hỗ trợ. Người này làm việc quanh năm để lên kế hoạch và cùng giáo viên truyền đạt bài giảng.
Tất nhiên, bạn có nhiều cách khác để làm việc đó. Tôi biết có trường tìm tình nguyện viên là ông bà hoặc bố mẹ của học sinh, các trợ lý giảng dạy am hiểu về làm vườn và sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn. Xây vườn trường trong đất địa phương và khai khác tiềm năng của cộng đồng địa phương cũng là một lựa chọn hiệu quả.
Học sinh làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm chăm sóc vườn trường. Ảnh: Charlton Manor Primary School
Sản phẩm từ khu vườn có thể được học sinh bày bán trong cửa hàng của trường vào các ngày trong tuần. Chúng tôi bắt đầu bán khoai tây, cà chua, trứng và mật ong (thu hoạch từ gà và tổ ong trong vườn) cho phụ huynh. Củ cải, bạc hà và rau xanh dùng làm món salad trộn được bán cho một nhà hàng địa phương, thông qua quầy hàng ở chợ thực phẩm Borough, trung tâm London. Số tiền kiếm được dành để mua các dụng cụ làm vườn, loại cây đắt tiền hơn như cây ăn quả...
Tổ chức Trồng trọt Thực phẩm trong trường học đã làm rõ những lợi ích của vườn trường, gồm cải thiện thành tích học tập, giúp trẻ hạnh phúc hơn và hiểu biết về môi trường tự nhiên. Nghiên cứu của họ cho thấy việc học ngoài trời có thể làm tăng thêm giá trị của những trải nghiệm hàng ngày trong lớp học.
Tôi đồng ý. Khu vườn đã biến đổi trường học, cung cấp cơ hội học tập tuyệt vời cho trẻ và khiến cộng đồng xích lại gần nhau. Đối với tôi, khu vườn ở bất kỳ đâu - trong rừng cây, giỏ treo hay trên bậu cửa sổ - đều nên được xem là công cụ học tập thiết yếu cho mọi trường học.
Theo VNN
Quốc vụ khanh Pháp thăm ngôi trường nổi tiếng đất Sài thành Sáng 7/9, Quốc vụ khanh phụ trách về phát triển và Pháp ngữ, ông André Vallini, thăm trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP HCM. Nhân dịp tháp tùng Tổng thống Cộng hòa Pháp Franois Hollande trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5 đến 7/9, Quốc vụ khanh phụ trách về phát triển và Pháp ngữ André Vallini đã...