Ngôi trường Đắk Lắk náo nhiệt chuẩn bị tiếp sức “nhà leo núi” Vũ Quốc Anh
Tại Cuộc thi Quý II, Chương trình Đường lên định Olympia năm thứ 20 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức, học sinh Vũ Quốc Anh, lớp 11B11 trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk đã giành vé vào chung kết Olympia với 300 điểm và mang cầu truyền hình thứ 3 về cho giáo dục Đắk Lắk.
Băng rôn cổ vũ đã được treo trang trọng ở cổng chính
“Quốc Anh là học sinh thứ 3 của tỉnh, và là học sinh đầu tiên của một trường không chuyên đạt được vinh dự này; khi em ấy giành vòng nguyệt quế ở vòng thi Quý II, thầy cô giáo, học sinh nhà trường cũng như nhân dân trên địa bàn huyện Ea Kar vỡ òa sung sướng bởi những nỗ lực trong dạy – học của thầy cô và học sinh đã được đền đáp xứng đáng.
Quốc Anh xuất thân trong gia đình nông dân nhưng đã rất chăm ngoan, chủ động học tập, em dành phần lớn thời gian tự học hỏi, tìm tòi chứ không học thêm, đặc biệt em rất khiêm tốn, những điều đó đã góp phần tô thắm thêm truyền thống hiếu học của nhà trường. Giờ đây Quốc Anh là niềm tự hào không chỉ của chúng tôi mà còn của địa phương, của toàn ngành GD&ĐT tỉnh, là tấm gương để các em học sinh tại các địa phương còn khó khăn như Ea Kar noi theo”. Bà Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Video đang HOT
Sân trường THPT Ngô Gia Tự sẵn sàng đón giáo viên, học sinh và nhân dân đến cổ vũ cho Quốc Anh
Ghi nhận của chúng tôi, đến sáng nay 16/9/2020, trường THPT Ngô Gia Tự đang gấp rút hoàn tất những công việc cuối cùng của 1 điểm cầu truyền trực tiếp để thầy cô, giáo, các em học sinh và nhân dân trên địa bàn có thể cổ vũ, tiếp sức mạnh tinh thần và chia sẻ cảm xúc từ mái trường thân yêu đến với trường quay S14 Đài truyền hình Việt Nam cho Quốc Anh trong trận Chung kết năm.
Cờ hoa được trang hoàng lộng lẫy trên con đường dẫn vào trường
Bà Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng nhà trường thông tin, bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng cho Quốc Anh, nhà trường cũng đã hoàn tất các thủ tục hồ sơ đăng ký, khai báo y tế, thủ tục đi lại để em tham dự Chung kết tại Hà Nội; thành lập đoàn cổ vũ gồm 2 học sinh, 2 thầy cô và mẹ của em Quốc Anh; xin chủ trương của Sở GD&ĐT, UBND thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức; phối hợp với ban ngành, đoàn thể tại địa phương và Đài Truyền hình Việt Nam trang trí khu vực sân khấu, cổng trường, khuôn viên nhà trường; treo băng rôn cỗ vũ tại các tuyến đường chính của thị trấn Ea Kar; chuẩn bị các dụng cụ, tiết mục hoạt náo để cỗ vũ …; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch bệnh như mua khẩu trang, nước sát khuẩn, phối hợp trung tâm y tế và Huyện đoàn Ea Kar thực hiện việc đo thân nhiệt cho mọi người tham gia vào sáng 20/9/2020 sắp tới.
Nam sinh 'không học thêm' giành vé vào chung kết Olympia
Nhất quý II với 300 điểm, Vũ Quốc Anh, học sinh lớp 11, trường THPT Ngô Gia Tự, lọt vào trận Chung kết năm đường lên đỉnh Olympia 2020, dự kiến vào cuối tháng 9.
Một ngày cuối tháng 6, trong căn nhà rộng chừng 100 m2, ở xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, Quốc Anh luôn tay phụ bố mẹ dọn dẹp đồ đạc để chuẩn bị sửa sang lại nhà cửa. Đó là cách chàng trai "giải trí" để tâm trạng luôn thoải mái, không ép mình học mỗi khi không có hứng, dù các kỳ thi quan trọng cận kề.
Vũ Quốc Anh trong lần dự thi Olympia hồi giữa tháng 3. Ảnh: VTV.
Nơi Quốc Anh sống cách trung tâm huyện hơn 5 km. Mỗi sáng cậu đi học bằng xe đạp điện. Thỉnh thoảng con trai út trong gia đình bốn chị em, phụ bố mẹ chăm mảnh vườn trồng cây công nghiệp, diện tích 3.000 m2. "Khi không hứng thú việc học, em sẽ chơi đá cầu, xem tivi, phụ giúp bố mẹ làm vườn, hoặc đi ngủ", Quốc Anh nói.
Quốc Anh nhớ lại, lúc em khoảng 5 tuổi, bố mẹ mua chiếc tivi, và cả gia đình đều thích thú chương trình đường lên đỉnh Olympia. Năm Quốc Anh học lớp 8, một trường ở TP Buôn Ma Thuột đã tổ chức chương trình Olympia cấp huyện và em đã giành giải nhất, trị giá giải thưởng 1,5 triệu đồng.
Kết quả cuộc thi còn mang ý nghĩa, giúp Quốc Anh tự tin mình có thể chinh phục được những "đỉnh núi" cao hơn. "Từ đó, ngoài học trên lớp, em còn tìm tòi kiến thức trên Internet, sách báo và tham gia nhóm các bạn cùng thi Olympia khắp cả nước để trau dồi, nâng cao kiến thức", Quốc Anh nói và cho biết, khi có những điều băn khoăn, chưa hiểu bài em sẽ nhắn tin hay điện thoại hỏi thầy cô hoặc bạn bè để nhận sự giúp đỡ.
Cậu cho rằng, việc học ở trường đã khá mệt, nhà em ở là một xã vùng sâu, đoạn đường đất trước nhà những hôm mưa gió trở nên lầy lội khó đi - chỉ vài tháng trở lại đây mới làm bêtông. Vì vậy, từ nhỏ đến lớp 11, Quốc Anh chưa từng đi học thêm. "Em thấy học thêm mất nhiều thời gian mà ít hiệu quả và phiền bố mẹ đưa đón", nam sinh nói.
Quốc Anh thường tự học, tìm kiếm kiến thức trên mạng. Ảnh: Ngọc Oanh.
Quốc Anh tự nhận bản thân mình rất ham học hỏi, và cân bằng được tất cả môn học ở trên lớp. Ở nhà, những lúc rảnh rỗi, Quốc Anh sẽ chơi thể thao, chuyện trò với bạn bè, phụ bố cắt tỉa vườn cây ăn trái. Biết Quốc Anh ham học, bố mẹ cũng không can thiệp, thỉnh thoảng chỉ nhắc nhở em sắp xếp thời gian học cho hợp lý.
Cô Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia Tự, đánh giá, Quốc Anh là một học sinh giỏi học đều các môn học ở trường, có năng khiếu đặc biệt môn Tin học và em có khả năng tự nghiên cứu, tự học rất cao. Em Quốc Anh rất hiền lành, khiêm tốn, rất hòa đồng với các bạn.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk đã tặng giấy khen cho Vũ Quốc Anh vì thành tích xuất sắc lọt vào chung kết Olympia năm 2020.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết, đây là năm thứ 3 Đăk Lăk có học sinh vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia. "Đó là niềm vinh dự, tự hào của toàn ngành giáo dục tỉnh nhà. Chúng tôi mong em Quốc Anh sẽ nỗ lực, cố gắng đạt được kết quả tốt trong cuộc thi sắp tới", ông Khoa nói.
Nữ sinh trường huyện đạt điểm 10 môn Sử nguyện vọng trở thành phóng viên Nữ sinh Đặng Thị Mỹ Lệ (lớp 12A4, trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar, Đắk Lắk vừa xuất sắc đạt điểm 10 môn Sử kỳ thi tốt nghiệp THPT, Lệ bày tỏ muốn trở thành phóng viên tương lai. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020, em Mỹ Lệ rất bất ngờ, vui mừng khi...