Ngôi trường đặc biệt chỉ ‘tuyển’ thầy giáo ở Thanh Hóa
Đã 12 năm từ ngày thành lập, Trường phổ thông Cao Sơn nằm giữa đại ngàn núi rừng ở Thanh Hóa chỉ có nam giáo viên giảng dạy.
Ngôi trường giữa đại ngàn
Nằm trên đỉnh núi Pà Hé, Trường phổ thông Cao Sơn, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) được bao quanh bởi những ngọn núi cao chót vót quanh năm sương mù bao phủ.
Vùng đất Cao Sơn được mệnh danh là “Sapa” của xứ Thanh vì thời tiết ở đây quanh năm mát mẻ, về mùa đông thường xuất hiện băng giá. Đây cũng là vùng đất nằm trong thung lũng thơ mộng được bao quanh bởi những dãy núi Pa Chiến, Pa Hé song song với dãy núi Pù Luông, là nơi bản làng người Thái sinh sống.
Năm 2007, Trường phổ thông Cao Sơn được khởi công xây dựng trên mảnh đất thiếu thốn trăm bề này. Để vận chuyển được vật liệu xây trường lên tới bản, hàng trăm người dân địa phương chỉ có cách cùng nhau gùi, gánh vật liệu từ trung tâm xã men theo những con đường mòn nhỏ đưa lên tập kết.
Sau nhiều ngày thi công, ngày 23/8/2008 Trường phổ thông Cao Sơn được chính thức thành lập với 2 cấp học là tiểu học và THCS. Khi đó để đến được trường các thầy giáo sẽ gửi xe ở trung tâm xã rồi đi bộ hơn 4 tiếng đồng hồ qua đường mòn vượt núi khoảng 10km. Bởi vì cũng có một cung đường khác đến trường có thể đi xe máy nhưng khoảng cách lên đến cả 150km.
Mãi tới năm 2015 mới có một con đường bê tông nối từ làng Cao (xã Lũng Cao) xuyên núi chạy qua vùng đất Cao Sơn nối với Hòa Bình giúp cho việc đi lại của các thầy giáo thuận lợi hơn.
Ngôi trường không có cô giáo
Kể từ khi Trường phổ thông Cao Sơn được thành lập đến nay đã 12 năm trôi qua ngôi trường này chưa một lần có giáo viên nữ lên đây giảng dạy.
Thầy Nguyễn Thế Tài, Hiệu trưởng Trường phổ thông Cao Sơn cho biết, hiện nay nhà trường có 13 thầy giáo được phân công giảng dạy ở 2 cấp học.
“Từ khi lập trường đến nay, ngôi trường này chưa bao giờ có giáo viên nữ. Trước đây là do đường xá đi lại khó khăn, đối với giáo viên nam việc đi lại, giảng dạy ở đây đã là cả một hành trình gian nan nên các giáo viên nữ không được phân công lên đây giảng dạy”, thầy Tài nói.
Các thầy giáo dạy học ở trường Cao Sơn.
Một điều nữa khiến nơi đây chưa bao giờ có cô giáo là vì thời tiết khắc nghiệt, có thời điểm nhiệt độ xuống 0 độ cộng với sương mù bao phủ nên việc đi lại, ở bán trú đối với giáo viên nữ là quá vất vả.
Vì vậy, ở ngôi trường này, mọi việc từ nhỏ nhất trong sinh hoạt như khâu vá, nấu ăn, giặt quần áo, rửa bát, trồng rau… đều do các thầy giáo đảm nhiệm.
Video đang HOT
Những người thầy cắm bản
Từ khi Trường phổ thông Cao Sơn chưa được thành lập, nhiều giáo viên đã được điều động đi “biệt phái” lên điểm lẻ này dạy học với những lớp học tuềnh toàng được lợp từ tranh, tre, nứa, lá.
Thầy Trần Ngọc Hải (SN 1982, quê huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là giáo viên cấp II có 13 năm công tác tại trường Cao Sơn. Người thầy chứng kiến sự đổi thay từng ngày ở ngôi trường này nhớ lại: “Năm 2007 tôi cùng 2 thầy giáo khác lên đây công tác khi trường chỉ là điểm lẻ, lớp học đơn sơ giữa rừng núi hoang vu, đường đi phải băng rừng, không điện chiếu sáng, không sóng điện thoại, không hàng quán, muốn mua thứ gì hoặc gọi điện thoại thì phải đi bộ 5km sang bên Hòa Bình.
Mọi thứ xa lạ, bỡ ngỡ khiến tôi càng nhớ gia đình, vợ con nhất là những khi trời mưa đường sạt lở tôi lại không về thăm nhà được. Chờ đợi cả tháng đến cuối tuần về với gia đình nhưng do thời tiết bất lợi phải ở lại, thức ăn thì hết nên phải ăn tạm bợ đợi người khác về quê mang đồ tiếp tế lên.
Sự khó khăn, thiếu thốn khiến cho chúng tôi cũng có chút chán nản. Thế nhưng vì lòng yêu nghề, yêu trò, được sự quan tâm, động viên của người thân, dân bản nên chúng tôi cũng dần quen”.
Thầy Trần Ngọc Hải cần mẫn bên bàn làm việc.
Trong ký ức khó phai, thầy Hải nhớ tới những hình ảnh học sinh không manh áo ấm, đi chân trần hoặc xỏ đôi dép rách, có những em trời lạnh quá đến lớp phải khoác chăn bông bên ngoài… Có những ngày trời quá giá rét, buổi học phải dừng giữa chừng để thầy trò đốt lửa sưởi ấm.
Tuy nhiên, theo thầy Hải, do đặt chân tới Cao Sơn từ những ngày đầu cuộc sống khó khăn, chứng kiến các em học sinh vượt khó, vượt khổ đến lớp khiến các thầy thêm quyết tâm gắn bó dạy học.
Trong khi đó, ông Trịnh Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã Lũng Cao, cũng là người hiệu trưởng đầu tiên của Trường phổ thông Cao Sơn chia sẻ: “Khi tôi lên Cao Sơn công tác, tuy đời sống còn nhiều khó khăn nhưng người dân nơi đây và nhà trường như một gia đình. Ở đây nhà trường như một người con của bản làng, một cộng đồng cùng chia sẻ với nhau mọi việc”.
Cũng theo ông Dũng thì từ khi thành lập trường ông cùng nhiều cán bộ giáo viên trẻ đã xung phong lên Cao Sơn cắm bản. Dù lúc ấy mọi thứ đều khó khăn nhưng mọi người đều vượt qua và dồn hết mọi tâm huyết dành cho những học trò nơi đây.
Nhìn vào ánh mắt những người thầy ở Cao Sơn, điều đọng lại trong chúng tôi không gì hơn là nghị lực, tình người và tình thầy trò trân quý giữa bạt ngàn rừng núi. Nhờ có các thầy mà học sinh vùng cao tìm thấy ánh sáng tri thức, điều quý giá bậc nhất trên con đường đời của các em mai sau.
Thanh Hóa điểm chuẩn vào lớp 10 nhiều trường công dưới trung bình do đâu?
Cho dù Thanh Hóa đã thực hiện chủ trương giải thể, sáp nhập các trường trung học phổ thông gần nhau nhưng thực tế thì số lượng trường của cấp học này vẫn lớn.
Sau kỳ thi tuyển sinh 10 năm nay, Thanh Hóa là địa phương được nhắc đến nhiều nhất bởi có rất nhiều trường lấy điểm đầu vào thấp đến mức...kỉ lục.
Trong khi, lâu nay Thanh Hóa vẫn luôn là một điểm sáng về giáo dục mũi nhọn, bởi địa phương này thường có tỉ lệ thủ khoa, á khoa ở các trường đại học nằm trong tốp đầu cả nước.
Thế nhưng, bên cạnh những trường đã khẳng định được thương hiệu, có bề dạy về thành tích, tuyển đầu vào rất cao thì cũng có nhiều trường chỉ tuyển thí sinh ở mức qua điểm liệt (0,25 điểm/môn). Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề?
Thanh Hóa có quá nhiều trường cùng đào tạo chương trình Trung học phổ thông?
Khi nói về nguyên nhân điểm tuyển sinh 10 của một số trường Trung học phổ thông ở Thanh Hóa quá thấp thì có lẽ mọi người sẽ thấy có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau.
Số trường phổ thông công lập tuyển sinh lớp 10 với 5 điểm/ môn ở Thanh Hóa không nhiều, ảnh chụp màn hình.
Trong đó, có cả nguyên nhân người dạy, người học, sự quan tâm của phụ huynh, điều kiện kinh tế, xã hội....
Nhưng chúng tôi cho rằng có một nguyên nhân không kém phần quan trọng là số lượng các đơn vị tuyển sinh, đào tạo bậc trung học phổ thông của tỉnh Thanh Hóa hiện nay quá nhiều.
Đặc biệt là khoảng gần 20 năm trước thì hàng loạt trường trung học phổ thông bán công ra đời, những năm gần đây thì các trường này được chuyển sang loại hình trường trung học phổ thông công lập.
Cho dù Thanh Hóa đã thực hiện chủ trương giải thể, sáp nhập các trường trung học phổ thông gần nhau, nhưng thực tế thì số lượng trường của cấp học này vẫn lớn.
Vì thế, có những địa bàn các trường trung học phổ thông nhiều khi phải cạnh tranh nguồn tuyển sinh lớp 10 với nhau mới đủ được chỉ tiêu.
Nếu như mấy năm trước, Thanh Hóa có tới 100 trường trung học phổ thông công lập, bán công, sau khi giải thể đi 12 trường và chuyển các trường bán công sang công lập thì hiện nay trên toàn tỉnh cũng còn tới 88 trường.
Trong đó, có có 1 trường chuyên, 85 trường không chuyên, 2 trường dân tộc nội trú.
Phần lớn các huyện (thị) ở khu vực đồng bằng có từ 4-6 trường trung học phổ thông công lập, một số huyện miền núi cũng tới 3 trường như huyện Bá Thước, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy.
Ngoài ra, còn có 28 trung tâm giáo dục thường xuyên, một số trường dân lập ở khu vực đồng bằng, thành thị. Đó là chưa kể các trường cao đẳng, trung cấp nghề cũng dạy chương trình trung học phổ thông.
Rõ ràng, số trường đào tạo cấp trung học phổ thông ở Thanh Hóa hiện nay đang rất nhiều, chẳng hạn như huyện Triệu Sơn- một huyện thuộc khu vực đồng bằng đã có lúc có tới tới 9 trường đào tạo bậc trung học phổ thông.
Đó là 6 trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1, 2, 3, 4, 5, 6; 01 trường Trung học phổ thông Dân lập; 01 Trung tâm Giáo dục Thường xuyên đào tạo hệ bổ túc văn hóa và 01 trường Cao đẳng Nông Lâm cũng dạy chương trình trung học phổ thông.
Nếu đứng tại ngã tư thị trấn Giắt của huyện này, hướng về phía Nam khoảng 3 km là trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 2.
Hướng về phía Tây khoảng 2 km là trường Trung học phổ thông Dân lập Triệu Sơn, hướng về phía Đông vài cây số là trưởng Cao đẳng Nông Lâm.
Hướng về Bắc khoảng 2 km là trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1, đối diện với ngôi trường này Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Dạy nghề.
Cùng con đường này, chỉ chạy thêm khoảng 2 km nữa là trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 6 (trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 6 hiện đã giải thể).
Chính vì thế, trong năm học 2020-2021 thì các trường công lập của huyện Triệu Sơn cũng tuyển số lượng tương đối ít.
Trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 1 tuyển 378 chỉ tiêu, các Trung học phổ thông Triệu Sơn 2, 3, 4, 5 đều tuyển 294 chỉ tiêu.
Những trường có điểm chuẩn thấp rơi vào những trường hợp nào?
Thực tế cho thấy, những trường Trung học phổ thông công lập ở Thanh Hóa có nhiều trường có điểm chuẩn khá cao như: Trung học phổ thông Hàm Rồng lấy 34,8 điểm; Trung học phổ thông Đào Duy Từ 32,4 điểm;
Trung học phổ thông Nguyễn Trãi 28,8 điểm (thành phố Thanh Hóa); Trung học phổ thông Đông Sơn I (huyện Đông Sơn) 27,5 điểm và Trung học phổ thông Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn) 27 điểm;
Trung học phổ thông Hoằng Hóa II lấy 27,20 điểm; Trung học phổ thông Hoằng Hóa I lấy 27,10 điểm...
Những trường có điểm chuẩn thấp rơi vào một số trường trung học phổ thông thuộc khu vực miền núi và những có điểm xuất phát từ trường trung học phổ thông bán công trước đây.
Chính vì là trường miền núi hoặc những trường có điểm xuất phát là mô hình trường bán công nên việc tuyển sinh thường gặp những khó khăn.
Mấy năm nay, dù bỏ mô hình bán công nhưng so với các trường có bề dày truyền thống về đào tạo thì các trường mới được chuyển đổi loại hình này vẫn khó cạnh tranh trong việc tuyển sinh đầu cấp.
Tiếp tục sáp nhập trường, giảm chỉ tiêu sẽ nâng chất lượng tuyển sinh 10
Hiện nay, Thanh Hóa đang thực hiện đề án "Sắp xếp các trường Trung học phổ thông công lập hiện có trên địa bàn tỉnh đến năm 2025" và đây là điều mà chúng tôi cho là hoàn toàn hợp lý.
Thực tế cho thấy, việc giải thể để sáp nhập một số trường lại với nhau là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bởi nhiều trường học cùng một cấp học đóng cận địa bàn với nhau gây nên rất nhiều lãng phí. Lãng phí về cơ sở vật chất, về nhân lực mà thậm chí còn tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường trong việc tuyển sinh đầu cấp.
Hơn nữa, chúng ta đang hướng tới việc đào tạo nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở để tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ nhằm cân đối về thị trường lao động.
Vậy nên, các trường trung học phổ thông không nhất thiết phải tuyển sinh ở mức điểm quá thấp như hiện nay.
Chất lượng thấp quá mà vẫn tuyển vào để đào tạo thì không chỉ lãng phí thời gian, tiền bạc mà cái chính là nhiều học sinh học xong trung học phổ thông cũng không có con đường nào khác là lại đăng ký vào học ở các trường nghề.
Chẳng hạn như kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 của huyện Lang Chánh vừa qua sẽ có nhiều điều đáng cho những người làm công tác giáo dục ở tỉnh Thanh Hóa suy ngẫm.
Trong tổng số thí sinh dự thi năm nay của huyện Lang Chánh là 371 thí sinh, trong đó có 333 thí sinh của trường Trung học phổ thông Lang chánh, 18 thí sinh của Trung tâm giáo dục thường xuyên Lang chánh 18 và 20 thí sinh tự do dự thi.
Nhưng chỉ có 77 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Như vậy, còn tới 256 thí sinh chỉ thi để được công nhận xét tốt nghiệp Trung học phổ thông mà thôi.
Vậy thì có nhất thiết phải tuyển sinh ở mức điểm 0,58 điểm, hoặc có thể 1-2 điểm/ môn vào lớp 10 trung học phổ thông công lập hay không?
93 học sinh thuộc diện F1, F2 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các địa phương về phòng, chống dịch COVID-19 sáng 7-8. Báo cáo về kỳ thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện công tác chuẩn bị ở các địa phương đã sẵn sàng và chu...